Bài viết của học viên người Argentina

[MINH HUỆ 13-01-2014] Vài năm trước đây tôi nhận thấy có phát sinh một hiện tượng trên các mạng xã hội, đó là: các học viên tùy tiện đăng ảnh của Sư phụ và những bức ảnh liên quan đến Đại Pháp lên hồ sơ cá nhân trên các trang mạng xã hội hoặc trên tường của các trang mạng. Tôi muốn chia sẻ thể ngộ của bản thân về vấn đề này.

Là một lạp tử của Đại Pháp, chúng ta phải có trách nhiệm với Đại Pháp và chúng sinh. Chúng ta đối đãi, nhìn nhận và suy xét về Đại Pháp như thế nào thì những người xung quanh sẽ cảm nhận về Đại Pháp như vậy. Tôi ngộ ra điều này là dựa trên Pháp lý “tướng do tâm sinh”.

Tôi đã thấy các học viên để ảnh của Sư phụ Lý  trên tường của các trang mạng xã hội của họ như thế nào và bình luận “Sư phụ Lý của tôi” và những học viên khác – những người “bạn” [trên trang mạng đó] của họ cũng bình luận: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Tôi cũng đã từng nhìn thấy nhiều học viên để ảnh của sách Chuyển Pháp Luân hay đồ hình Pháp Luân làm là ảnh đại diện của họ. Mục đích của việc làm này là gì?

Trước hết, đối với các học viên, những người đang là một phần của Chính Pháp hoặc những người đã ngộ Pháp ở một tầng thứ nhất định, thì mục đích của việc tham gia vào các trang mạng xã hội như Facebook là để làm gì? Theo tôi hiểu thì hẳn là để phục vụ cho mục đích đưa những thông tin về cuộc bức hại hoặc các hoạt động của các học viên, trong khi đưa tin lên thì sẽ đồng thời xem xét những người khác tiếp nhận thông tin này như thế nào.

Lấy ví dụ, một người có thể chia sẻ những tin của cá nhân mình với người thân hoặc bạn bè, và luôn luôn ghi nhớ trong tâm rằng cần phải giữ tiêu chuẩn đạo đức cao trong khi thực hiện. Tuy nhiên, khi liên quan đến các kênh truyền thông của xã hội vì mục đích để thỏa mãn chấp trước của người thường thì là sai; nó là một sự tìm kiếm niềm vui có chủ ý. Nó có thể phóng đại dục vọng, cái tình và những chấp trước khác.

Thứ hai, có thể người sử dụng ảnh đồ hình Pháp Luân hoặc Chuyển Pháp Luân để làm ảnh đại diện của mình để chức thực Pháp hay không? Người thường có thể sẽ nhìn nhận rằng điều này thật là “cực đoan” hay cuồng tín. Nó không có vai trò gì trong việc giảng chân tướng hay chứng thực sự vĩ đại của Đại Pháp. Sử dụng cách thức này có thể làm giảm đi sự thần thánh của Đại Pháp, và khiến cho người ta phát triển hướng suy nghĩ tiêu cực cho các học viên và Đại Pháp. Một nhân tố nữa có liên quan ở đây là Đại Pháp không thể tùy tiện bị trộn lẫn với những thứ của người thường.

Tiêu chuẩn đạo đức của con người ngày nay là rất thấp, những thứ đồ khiêu dâm có ở khắp nơi, và thị hiếu của người ta cũng rất tầm thường trên mọi phương diện. Con người không còn phân biệt được cái gì mới là cái đẹp chân chính. Chúng ta không thể đặt những thứ thiêng liêng của Đại Pháp cùng với những thứ của người thường được.

Tôi nghĩ rằng nhiều học viên hàng ngày đang làm những việc này là đang đối đãi với Đại Pháp bằng cái tình của người thường và vẫn chưa nhận thức sâu sắc về tu luyện. Trong trường hợp này, thì họ vẫn đang trong quá trình nhận thức, nhưng chúng ta không thể hy sinh nhiều thời gian hơn nữa cho việc này, và giờ đây vấn đề chúng ta cần để tâm nhiều hơn là phải nói với họ và giúp họ hiểu được sự nghiêm túc của tu luyện.

Từ ảnh của Sư phụ đến hình ảnh Pháp Luân thần thánh hay ảnh của cuốn sách Chuyển Pháp Luân siêu thường, chúng ta phải hiểu rằng tất cả đều rất thiêng liêng, và đối với chúng ta đó là những điều thần thánh nhất. Mặc dù chúng thể hiện trong không gian này là những vật thể đơn giản, nhưng đó là nguồn gốc của mọi sự sống trong vũ trụ này.

Hãy dùng một ví dụ thông thường này để minh chứng cho quan điểm trên. Với một người lính, hay một dân thường, người ta hiểu được khái niệm về chủ nghĩa dân tộc, nếu một ai đó có một cử chỉ tục tĩu đối với quốc kỳ, hoặc một ai đó đốt quốc kỳ, thì đó được cho là một sự xúc phạm lớn, bởi vì quốc kỳ là biểu tượng của một điều gì đó mà đối với họ là điều đáng tự hào. Đây là một ví dụ ở tầng thứ tương đối thấp, nhưng nó vẫn có thể minh chứng cho quan điểm này. Chúng ta, những lạp tử của Đại Pháp, đã để tâm tới hình ảnh của Đại Pháp như thế nào? Làm sao chúng ta hy vọng Phật, Đạo, Thần kính trọng nếu chúng ta đối xử với những gì của Đại Pháp một cách tùy tiện?

Cũng có những học viên lập ra các trang trên Facebook với những tên như: “Vinh danh Pháp Luân Đại Pháp” hay “Vinh danh Sư phụ Lý”. Người ta có thể nghĩ rằng đây là cách thức để thể hiện sự vĩ đại của Đại Pháp hoặc cho thấy Đại Pháp được phổ truyền như thế nào. Tôi vẫn tin rằng chúng ta nên cẩn trọng với việc này. Nếu điều này bắt nguồn từ cái tình của con người, thì kết quả cũng không được tốt. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không cần phải làm nổi bật Sư phụ của chúng ta bằng cách này, theo thể ngộ của tôi thì Ngài cũng không muốn người ta tập trung sự chú ý của họ vào Ngài. Mỗi ngày người thường cũng có thể vô ý tạo ra nghiệp lực vì những lối suy nghĩ ở tầng thấp của họ. Nếu chúng ta làm điều này trong bối cảnh các hoạt động của các học viên thì nó lại là một điều hoàn toàn khác.

Văn hóa Nam Mỹ khá non trẻ, và mọi người không có bất cứ khái niệm nào về một vị “Sư phụ” hay tu luyện. Do đó, có thể hiểu rằng một số người có thể thiếu đi ý thức cần phải có sự tôn kính đúng mực. Nhưng Đại Pháp có thể chỉnh sửa lại tất cả điều này và quy chính lại những gì bất chính. Khi chúng ta đã nhìn ra vấn đề này, chúng ta cần phải chú ý tới nó và trừ bỏ đi tất cả những quan niệm và thói quen được dưỡng thành từ những thứ tình cảm mạnh mẽ của người thường.

Đây là thể ngộ ở tầng thứ hữu hạn của tôi. Tôi chia sẻ nó với hy vọng giúp các học viên nâng cao thể ngộ về sự thần thánh của Đại Pháp.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/13/144334.html

Đăng ngày 19-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share