Bài viết của Tử Phác, đệ tử Đại Pháp ở Đại lục

[MINH HUỆ 15-11-2013]

Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các đồng tu trong và ngoài nước!

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sau khi cuộc bức hại bắt đầu.

Sư phụ giảng:

“Cho nên tôi thường nghĩ: Thế nào là đệ tử Đại Pháp? Ai xứng làm đệ tử Đại Pháp? Kể cả những ai mới vào, chư vị nếu không có duyên phận ấy, thật sự là vào không được.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp)

Tôi cực kỳ may mắn được trở thành một đệ tử Đại Pháp và có thể trợ giúp Sư phụ trong thời kỳ Chính Pháp. Sự vinh dự và vinh quang được Đại Pháp cấp cho những học viên là chưa từng có.

Con muốn báo cáo với Sư phụ và chia sẻ với các đồng tu kinh nghiệm tu luyện của mình với cương vị là phóng viên của Minh Huệ Net.

Sư phụ đã trải con đường cho tôi chứng thực Đại Pháp

Ngay sau khi tôi đắc Pháp, Sư phụ đã khai thiên mục cho tôi và cho phép tôi nhìn thấy cảnh tượng trong những đời trước. Trong tất cả những đời đó, tôi hoặc là một người tu luyện Đạo gia hoặc là một văn nhân.

Nhiều người hứng thú với chủ đề về đời trước và luân hồi. Tuy nhiên, là người tu luyện, chúng ta không nên chấp trước vào vấn đề này, bởi vì nó không quan trọng. Thông qua học Pháp chúng ta biết được mình đã phải chịu không ít khổ trong đời đời kiếp kiếp luân hồi, chờ đợi cho đến ngày Đại Pháp khai truyền. Bất luận trong quá khứ chúng ta là ai, điều đó là để chuẩn bị cho chúng ta trong đời này. Là người tu luyện, bất luận là chúng ta có năng lực gì, kỳ thực đều là để đến hôm nay dùng để chứng thực Pháp.

Tôi đã quyết định viết về những câu chuyện về những đời trước của tôi, và chúng được đăng trên mạng Internet. Từ đó, Sư phụ đã khai mở trí huệ của tôi, và tôi thấy có hứng viết.

Tài năng “mới khám phá” của tôi trong việc viết lách đã khiến vợ tôi – cũng là một học viên rất đỗi ngạc nhiên. Cô ấy khuyến khích tôi dùng tài năng để chứng thực Pháp. Tôi bắt đầu viết những câu chuyện mà tôi biết, chẳng hạn như kinh nghiệm tu luyện của những học viên khác, những chuyện liên quan đến chủ đề nghiệp và báo ứng, và những câu chuyện luân hồi. Tất cả những bài viết mà tôi viết đều đã được đăng.

Khi tôi đã hết chuyện để viết, tôi bắt đầu đọc những bài viết trên website Minh Huệ một cách kỹ lưỡng và thường xuyên hơn. Những bài viết chia sẻ kinh nghiệm của các học viên đã thực sự khiến tôi cảm động, đặc biệt là những bài trong mục “Ý kiến & Bình luận”. Những bài viết đã mở mang tâm trí tôi và cho tôi nhiều ý tưởng về những gì tôi có thể viết. Kỹ năng viết lách của tôi cũng được cải thiện.

Sau đó, tôi đã viết nhiều bài báo về “Sự việc 1.400 ca tử vong” và sự kiện “25 tháng Tư” từ nhiều góc độ khác nhau. Những bài báo này đã được đăng lên Minh Huệ Net, và một số đã được chuyển thành file tiếng. Tôi đã làm việc hiệu quả hơn và tràn đầy cảm hứng. Từ tận sâu thẳm trái tim mình, tôi đã biết rằng Sư phụ đã đặt nền tảng và trải đường cho tôi.

Phối hợp chỉnh thể và nhanh chóng phơi bày cuộc bức hại

Việc phơi bày cuộc bức hại, những thủ phạm tham dự, và bản chất tà ác của ĐCSTQ là một phần trong việc giảng rõ sự thật và phản bức hại.

Trong vùng chúng tôi, sự bức hại rất nghiêm trọng. Nhiều học viên đã lập một nhóm để thu thập thông tin về những vụ việc ở địa phương và phơi bày ra công chúng. Tuy nhiên, điều đó không có nhiều tác động, bởi vì không ai trong nhóm có thể viết những báo cáo ở một mức độ chuyên nghiệp.

Nhiều vụ việc nghiệm trọng và những kẻ bức hại tà ác đã không bao giờ được đăng trên trang Minh Huệ. Hơn nữa, học viên trong vùng chúng tôi không cảm thấy tự tin khi sử dụng những tài liệu giảng chân tướng định kỳ được xuất bản ở địa phương, vì chúng thiếu nội dung mới và hấp dẫn, và có nhiều lỗi về sắp chữ và biên tập.

Khi người điều phối của chúng tôi biết được tôi viết văn cũng khá, ông liền gọi để yêu cầu tôi làm phóng viên Minh Huệ trong vùng và viết các báo cáo về những vụ bức hại ở địa phương.

Khi tôi tham gia vào nhóm, có một vụ án đang diễn ra đối với một học viên ở địa phương. Theo thông tin được cung cấp bởi người điều phối, quan tòa là một người xấu ác – ông ta ngược đãi những luật sư của học viên tại phiên tòa và rất thù địch với thành viên trong gia đình. Tôi đã viết một tin tóm tắt về vụ việc ngay lập tức, và nó đã sớm được đăng trên Minh Huệ Net.

Chúng tôi cũng biên tập bài báo, in nó, và phân phối nó rộng rãi trong vùng. Tôi cũng viết các bức thư giảng chân tướng cho những viên chức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Những học viên trong vùng chúng tôi làm việc cùng nhau để gửi chúng đi. Điều này khiến những tổ chức và cá nhân liên quan đến vụ án khiếp sợ, và sự bức hại đã giảm bớt.

Để mở rộng hiểu biết của mình, tôi đã nghiên cứu nhiều vụ án ở địa phương và đã viết nhiều báo cáo chuyên sâu về tất cả những vụ bức hại này để bắt kịp nhu cầu của tiến trình giảng chân tướng trong vùng. Tôi đã viết cáo báo cáo về những học viên đã bị kết án tù hơn 10 năm, bị giữ ở các bệnh viện tâm thần, bị kết án đến trại lao động cưỡng bức nhiều lần, hoặc trở nên tàn tật do hậu quả tra tấn.

Khi một học viên bị bắt giữ và tra tấn, hoặc một cá nhân đã tham dự vào bức hại bị nhận quả báo, tôi lập tức viết một bài báo để báo cáo sự thật và vạch trần tà ác. Người điều phối của chúng tôi sau đó đã kiểm tra lại thông tin trước khi gửi cho Minh Huệ. Nếu các học viên không được thả sau một thời gian, tôi sẽ viết một bài báo khác từ một góc độ khác.

Phơi bày tà ác một cách có hệ thống và đầy đủ

Từ việc đọc các bài báo về bức hại trên trang Minh Huệ, tôi đã nhận ra rằng những học viên ở các vùng khác đã làm rất tốt trong việc biên soạn và phơi bày các vụ án ở địa phương. Họ đã tiếp cận chúng theo một cách có hệ thống và toàn diện.

Lấy cảm hứng từ đó, tôi đã tải xuống tất cả các thông tin liên quan đến những vụ án ở vùng của tôi, bao gồm danh sách thủ phạm, từ trên website [Minh Huệ]. Tôi xem xét cẩn thận và phân loại tất cả các vụ án.

Tôi đã chọn ra những vụ nghiêm trọng và điển hình hơn để viết, vì nó đã cho thấy rõ ràng bản chất thực sự của ĐCSTQ, khơi dậy sự phẫn nộ của người ta đối với đảng, phơi bày những người tham dự, và chấn nhiếp tà ác. Tôi biên tập các báo cáo được chọn bằng cách bỏ ra những chi tiết không cần thiết, bố cục lại đoạn văn, và thêm thông tin bổ sung. Tôi cố gắng đảm bảo giữ được trọng tâm cần nhấn mạnh.

Tôi phân loại những vụ án này theo thành phố, các khu và các huyện. Sau đó tôi phân loại hơn nữa dựa vào loại hình bức hại, chẳng hạn như những trường hợp tử vong, kết án, lao động cưỡng bức và tra tấn nghiêm trọng. Những vụ tra tấn lại được phân loại nhỏ thành bức thực, sốc điện, đánh đập nghiêm trọng, và lạm dụng thuốc. Tôi cũng phân loại những vụ giam giữ, cưỡng đoạt và mất tích.

Đương nhiên, cũng có thể căn cứ vào tuổi, hoàn cảnh gia đình, và các nhóm xã hội để tiến hành phân loại và quy thành từng nhóm, chẳng hạn như những vụ việc của các học viên tri thức, viên chức nhà nước, nhà giáo, gia đình, trẻ em, hoặc người già bị bức hại. Tôi cũng phân loại nhóm những vụ việc các học viên mà chịu tổn thương về tinh thần do bị bức hại.

Sau khi tôi đã sắp xếp và phân nhóm thông tin một cách có hệ thống, tôi phải nắm được tất cả những vụ bức hại ở địa phương đã xảy ra trong hơn 10 năm qua. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho tôi khi viết tóm tắt về việc bức hại trong tương lai.

Những báo cáo chuyên sâu này tạo lợi thế để phơi bày tà ác một cách toàn diện. Người điều phối cũng cung cấp cho tôi những thông tin bằng văn bản về trải nghiệm bức hại của những học viên ở trong vùng. Vì sự an toàn của họ, tôi đã tiến hành chỉnh sửa một số thông tin rồi phân loại nó trước khi viết các báo cáo riêng rẽ cho từng trường hợp.

Hầu hết những báo cáo này đã được đăng trên Minh Huệ sau khi được kiểm tra và biên tập. Sau đó các học viên địa phương ở hạng mục làm tài liệu chân tướng sẽ in ấn những bài báo đó thành các quyển nhỏ và phân phát cho người dân.

Khi viết các báo cáo và tóm tắt, tôi hầu như đều có thể giữ được sự trung tính và lý trí. Tôi cố gắng hết sức để giữ được tính khách quan khi báo cáo về một sự kiện, bởi vì chúng ta cần chú ý đến người thường và khả năng tiếp nhận của họ.

Chỉ khi họ có thể chấp nhận những gì chúng ta viết thì chúng ta mới đạt được mục đích phơi bày bức hại. Chỉ khi người ta biết về sự vĩ đại của Đại Pháp và sự nghiêm trọng của cuộc bức hại thì chúng ta mới có thể cứu được họ.

Vì vậy, khi viết một báo cáo bức hại, chúng ta phải chú ý đến cấu trúc của bài viết, chú ý đến công chúng, và bắt đầu với những ý tưởng mà có thể được người khác chấp nhận.

Sản xuất tập san giảng chân tướng định kỳ cho vùng khác

Sư phụ giảng:

“Vạch trần cảnh sát tà ác và kẻ xấu, công bố ở xã hội những hành vi ác của họ, cách làm đó là có tác dụng làm những kẻ ác không còn lý tính kia phải kinh hãi vô cùng, đồng thời giảng chân tướng tại địa phương [của tà ác] cũng khiến cho dân chúng thấy rõ và nhận thức một cách trực tiếp được bức hại của tà ác, đồng thời cũng là biện pháp rất tốt để cứu độ dân chúng bị vu khống đầu độc và lừa dối. Hy vọng toàn thể đệ tử Đại Pháp cũng như học viên mới ở Trung Quốc đều làm thật tốt việc này.” (Vạch trần tà ác cho dân chúng ngay nơi tà ác sinh sống – Bình chú của Sư phụ)

Ngoài việc viết các báo cáo bức hại cho tuần san giảng chân tướng ở trong vùng, tôi cũng cố hết sức để giúp các học viên ở các vùng khác.

Có một lần, khi tôi chia sẻ kinh nghiệm với một học viên ở trong thị trấn của tôi, tôi biết được họ đã dừng việc sản xuất tài liệu giảng chân tướng trong vùng của họ. Họ cũng không in các phiên bản Tuần báo Minh Huệ của chính họ. Ngoài ra, nhiều học viên đã bị bắt, giam giữ, tra tấn, và kết án tù hoặc lao động cưỡng bức, và những vụ việc của họ không được phơi bày đúng thời điểm.

Sau buổi nói chuyện, tôi nghĩ: “Tại sao tôi lại nghe được chuyện này? Chẳng phải Sư phụ đã có một khóa giảng chín ngày ở đó hai lần sao? Vậy mà, cựu thế lực vẫn nắm chắc lấy thành phố này, mặc dù thực tế là có một lượng lớn học viên ở đó.”

Tôi đã quyết định mình sẽ tìm hiểu các vụ bức hại ở thành phố đó. Tôi cẩn thận tìm trên website Minh Huệ và tải xuống tất cả những thông tin liên quan. Tôi thấy rằng các học viên ở đó quả thực là đã làm các bản tin giảng chân tướng từ năm 2009, nhưng nỗ lực đó chỉ kéo dài gần một năm.

Tôi nghĩ: “Các đệ tử Đại Pháp phải hình thành một chỉnh thể. Tôi phải phối hợp với vùng cần sự giúp đỡ.” Tôi muốn khôi phục lại bản tin đã bị ngừng từ hai năm trước. Tuy nhiên, vấn đề đã sớm biểu hiện ra cho tôi. Viết các bài báo không khó đối với tôi, nhưng tôi lại chưa từng sắp chữ và không biết bắt đầu từ đâu.

Để giải quyết vấn đề này, tôi đã tải xuống phiên bản đã biên tập của Tuần báo Minh Huệ và so sánh nó với các phiên bản khác từ các vùng khác nhau. Tôi cũng học cách làm thế nào để biên tập và sắp chữ. Sư phụ đã gia trì cho tôi, và tôi sớm học được một số kỹ thuật cơ bản, như là làm thế nào để chèn ô văn bản và ảnh.

Sau một vài nỗ lực, tôi đã có thể hoàn thành số đầu tiên của Tuần báo Minh Huệ cho vùng đó. Sau này nó đã được đăng lên Internet. Đến nay, gần như mỗi tuần tôi đều có thể sản xuất một số của Tuần Báo Minh Huệ cho vùng đó.

Đề cao tâm tính khi tham gia các hạng mục Đại Pháp

Trong những năm gần đây, nhiều học viên đã nêu ra câu hỏi về việc làm thế nào để cải thiện chất lượng của các tài liệu giảng chân tướng. Là một phóng viên báo Minh Huệ, tôi cảm thấy cách duy nhất để chạm vào tâm của người ta là viết các bài báo rõ ràng, lý trí và không bị ảnh hưởng bởi văn hóa đảng.

Chỉ khi người thường chấp nhận những bài báo của chúng ta thì họ mới có thể biết được chân tướng về Đại Pháp. Tôi đã phối hợp tốt với các học viên khác để tìm kiếm và phân loại thông tin, viết các báo cáo và tóm tắt, và sắp chữ cho in ấn. Thậm chi khi có mâu thuẫn hoặc ma sát ở phương diện tâm tính, chúng tôi luôn hướng nội tìm ở bản thân viên dung chỉnh thể. Đối với tôi, đó thực sự là khoảng thời gian mà tôi rèn luyện bản thân.

Khi lần đầu tôi gửi các bài báo lên các website của Đại Pháp, hầu như tất cả đều được đăng. Vào lúc đó, không có nhiều người biết về những nỗ lực của chúng tôi, vì vậy nó không động đến tâm tôi nếu các bài của tôi không được đăng, và cũng không ảnh hưởng đến tôi nhiều nếu chúng được đăng.

Tuy nhiên khi tôi trở thành phóng viên Minh Huệ của vùng, tôi lập tức bắt đầu cảm thấy áp lực và lo lắng liệu các bài của tôi có được đăng không. Nếu một bài được đăng, tôi thực sự vui mừng. Nếu không, tôi cảm thấy thất vọng đến nỗi đôi khi tôi thậm chí còn nghi ngờ biên tập viên của Minh Huệ Net.

Thông qua quan sát, tôi đã nhận ra rằng những yêu cầu để đăng bài trên website Minh Huệ thực ra rất cơ bản. Bất kể loại bài viết nào được gửi đến, chỉ cần nó có lập luận tốt, chân thật, trình bày thông tin một cách mạch lạc sáng sủa, và giảng chân tướng một cách hiệu quả, thì nó sẽ được đăng. Vậy tại sao một số bài lại không được đăng? Có thể có nhiều lý do, bao gồm không có ý chính rõ ràng, không có đủ nội dung, hoặc có nội dung đã được đăng trước đó.

Tuy nhiên, vào lúc đó tôi đã không nhận ra điều này, và trở nên chấp trước mong các bài của mình được đăng, thậm chí tôi biết suy nghĩ đó của tôi là không đúng.

Tôi sợ bị mất mặt trước các học viên vì mọi người trong nhóm tôi biết là tôi viết lách khá. Thậm chí người điều phối còn hỏi tôi: “Anh đã gửi báo cáo bức hại cho Minh Huệ một vài lần rồi. Sao nó vẫn chưa được đăng?” Câu hỏi của ông ấy khiến tôi thậm chí còn xấu hổ hơn, và tôi không biết trả lời ra sao.

Vợ tôi đã chỉ ra cho tôi rằng trạng thái tu luyện của tôi không đúng đắn, xuất hiện tâm sợ hãi, tâm hiển thị, tâm tự đại và không thích nghe người khác phê bình. Cô ấy nói rằng là một học viên, tôi nên nhìn vấn đề từ góc độ tu luyện và mau chóng quy chính bản thân.

Tôi cũng nhận ra điều này, và biết rằng vấn đề của tôi có gốc rễ từ chấp trước làm các việc và không học Pháp tốt. Khi tôi chia sẻ điều này với người điều phối, ông ấy đã nhắc tôi điểm then chốt để làm các hạng mục Đại Pháp tốt là học Pháp cho tốt. Ông ấy nói với tôi là nên luôn phải dành thời gian để học Pháp cho tốt, bất kể tôi bận rộn thế nào.

Tôi viết bài để phơi bày tà ác và chứng thực Pháp, nhưng tôi chấp trước mạnh mẽ vào chứng thực bản thân. Nếu tôi chứng thực bản thân thay vì Pháp, tôi có thể đi chệch khỏi Pháp.

Bất kể chúng ta bận rộn thế nào, chúng ta phải tĩnh tâm học Pháp. Sao tôi lại có thể nghĩ rằng viết bài là tu luyện được? Thông qua học Pháp, tôi dần dần trừ bỏ chấp trước và các quan niệm người thường, và không còn chấp trước vào việc các bài viết của tôi có được đăng hay không nữa.

Có một giai đoạn thời gian, tôi dành nhiều thời gian để viết bài và không đủ thời gian học Pháp. Tôi có thể cảm thấy trường không gian của bản thân tôi không thuần tịnh, và xuất hiện tâm sợ bị bức hại, tâm oán hận, tâm báo phục, tâm chỉ trích người khác, tâm tự ti, tâm chấp trước vào hoàn thành nhiệm vụ, không muốn nghe người khác phê bình, tâm tranh đấu, chứng thực bản thân, tâm tật đố và tâm sắc dục. Tất cả những vật chất xấu đã tích lũy trong trường của tôi và khiến tôi cảm thấy bị ức chế.

Trong buổi chia sẻ với các học viên khác vào tháng Hai năm nay, một đồng tu đột nhiên hỏi về một lập luận của tôi trong một bài viết. Một học viên khác xen vào và có ý kiến rằng các bản tin giảng chân tướng của tôi thiếu từ bi và khoan dung, khiến cho người thường khó có thể thấy được cái Thiện của người tu luyện.

Đó là một đả kích lớn đối với tự ngã của tôi. Tôi lập tức cảm thấy oán hận họ. Tôi đã làm nhiều thế, nhưng những nỗ lực của tôi đã không được các đồng tu ghi nhận. Tất cả bài tôi viết đã được người điều phối và biên tập viên Minh Huệ chấp nhận, làm sao có thể có vấn đề gì chứ?

Những quan niệm người thường nổi lên, và tôi bắt đầu tranh luận với học viên đã chỉ trích tôi. Càng có thêm học viên tham gia vào; một số đứng về phía tôi và một số chỉ ra vấn đề của tôi.

Tôi cảm thấy thật tệ và bận tâm vì nó trong thời gian dài. Tôi hoàn tôi quên mất việc hướng nội.

Sư phụ giảng:

“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.” (Chuyển Pháp Luân)

Vào lúc đó, một học viên phụ trách một hạng mục Đại Pháp đến thăm tôi. Anh bắt đầu nói về một báo cáo bức hại được đăng trên website Minh Huệ mà tôi đã viết. Anh không hề biết rằng tôi đã viết. Anh ấy rất buồn và nói rằng bài báo đó viết kém. Tôi không biết sao anh ấy lại ấn tượng mạnh về nó.

Tôi thấy xấu hổ và ước gì tôi có thể chui xuống đất. Tôi thấy áp lực lớn đến nỗi tôi không thể chịu đựng được hơn nữa. Sau khi anh ấy rời đi, tôi đã giận dữ nói với vợ mình: “Anh bỏ cuộc! Anh không muốn liên can đến việc này nữa.”

Tối hôm đó, tôi nói với người điều phối rằng tôi sẽ bỏ cuộc. Ông ấy cười và nói rằng tôi hành xử như trẻ con. Ông ấy hỏi liệu tôi có tự tin rằng tôi có thể tìm một hạng mục khác – một nơi mà có thể không có vấn đề gì để làm không? Nếu những vấn đề xuất hiện ở hạng mục mới, chẳng lẽ tôi sẽ lại từ bỏ?

Vợ tôi cũng chỉ ra rằng suy nghĩ của tôi là không đúng. Cô ấy nói rằng nó là cơ hội cho tôi đề cao bản thân. Khi bị người khác chỉ trích, chúng ta luôn phải hướng nội. Tôi sẽ đề cao thế nào nếu cứ luôn nhìn vào người khác?

Sau khi nghe điều này, tôi đã trở nên thanh tỉnh và quy chính lại bản thân thông qua học Pháp. Người điều phối cũng cởi mở với tôi và chia sẻ kinh nghiệm khi vượt qua các khảo nghiệm khác nhau.

Tôi nhận ra rằng vấn đề xuất hiện bởi vì trường không gian của mình không thuần chính, do đó đã cho phép những vật chất xấu và tà ác từ không gian khác dùi vào. Tôi diệt trừ những suy nghĩ không tốt và đã xin lỗi học viên mà trước đó tôi đã tranh cãi.

Đó là uy lực của Đại Pháp. Thông qua chia sẻ và phối hợp với người khác, chúng tôi hiểu rõ hơn về nội hàm của Pháp. Bất kể là vấn đề gì mà chúng tôi gặp phải sau này, chúng tôi đều có thể chia sẻ dựa trên Pháp và giúp nhau đề cao.

Sự bức hại trong vùng của tôi giờ đã giảm bớt, và môi trường cũng trở nên dễ chịu hơn. Sau này, không có những vụ bắt giữ và bức hại để viết nữa.

Sư phụ đã trải đường, chúng ta chỉ cần đi làm

Tôi không thể nhìn được nhiều qua thiên mục của mình từ khi bắt đầu tu luyện. Lần duy nhất là có thể thấy hai Pháp Luân đang quay phía trước tôi khi tôi cảm thấy thất vọng, buông lơi tu luyện, hoặc có ngộ tính kém. Điều đó thật tuyệt vời. Tôi biết đó là Sư phụ đang bảo tôi phấn chấn lên, tinh tấn và thực tu.

Sư phụ đã trải đường; tôi chỉ cần đi làm.

Ngoài việc viết bài và biên tập một bản tin giảng chân tướng, tôi cũng cùng với vợ tôi điều hành một điểm sản xuất tài liệu. Điểm của chúng tôi đã vận hành trơn tru trong nhiều năm, đều chính là nhờ sự bảo hộ của Sư phụ. Vợ tôi làm tốt ba việc, đặc biệt là giảng chân tướng trực diện. Tôi thấy nhiều nhược điểm của mình khi so sánh với cô ấy.

Nhiều học viên nghĩ rằng tôi phải có một bằng cấp cao, nếu không tôi đã không thể viết được nhiều “bài viết tốt”. Thực ra, tôi đã bỏ học từ lâu vì lý do gia đình. Thực ra thậm chí sau khi tôi tham gia hạng mục này tôi đã không đọc sách dạy viết lách bởi vì tôi không có thời gian.

Đại Pháp thực sự là siêu thường. Tất cả những khả năng và kỹ năng mà tôi đã tích lũy được trong suốt lịch sử chỉ để được sử dụng trong đời này để chứng thực Pháp. Nếu không có Sư phụ chăm lo cho tôi, không có trí huệ mà Đại Pháp ban cho và không có sự giúp đỡ của đồng tu, liệu tôi có thể làm được gì?

Khi so sánh với những học viên đã đắc Pháp sớm và những học viên tinh tấn, tôi nhận ra rằng tôi không hiểu tốt các Pháp lý và cũng không làm ba việc tốt. Nhìn lại con đường tu luyện của mình, những gì tôi đã làm được quả thực vẫn là chưa đủ.

Sư phụ giảng:

“Con đường một đệ tử Đại Pháp đi chính là một bước lịch sử thật huy hoàng, bước lịch sử ấy nhất định phải tự mình chứng ngộ mà khai sáng.” (Lộ {con đường} – Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Điều đó đúng cho tất cả học viên, và mỗi người đều có con đường của mình. Sư phụ đã an bài hết thảy mọi thứ. Chỉ cần chúng ta tu luyện trong Đại Pháp, thì bất luận là chọn con đường nào, chúng ta sẽ công thành viên mãn.

Trên đây là nhận thức và kinh nghiệm trong tu luyện của tôi. Mong các đồng tu từ bi chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp với Pháp.

Con xin cảm ơn Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/15/明慧法会–师父给我铺就证实大法的路-282163.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/25/143373.html

Đăng ngày 13-12-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share