Bài viết của phóng viên Minh Huệ Hạ Quân ở Đài Loan

[MINH HUỆ 17-08-2013] Mối quan hệ giữa mẹ chồng, nàng dâu vẫn luôn là đề tài nan giải từ xa xưa trong lịch sử Trung Quốc.

Có nhiều cô con dâu vì vấn đề này mà khổ não, thậm chí đến mức rời bỏ cuộc hôn nhân, chia tay chồng của họ. Nhiều người sợ phải đối diện với tình thế tiến thoái lưỡng nan nên chọn cách không kết hôn. Vậy làm cách nào để giải quyết mâu thuẫn này? Sau 20 năm sống cuộc sống lạnh nhạt với mẹ chồng, cô Chiêm Tú Cầm đã tìm ra lời giải cho vấn đề này. Cô Chiêm nói mình thật may mắn đã trở thành đệ tử Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công). Sau khi cô tu luyện, bệnh tật của cô đã biến mất, và thuận theo tâm tính đề cao, những vấn đề nan giải giữa mẹ chồng nàng dâu cũng đều được hóa giải.

Ảnh: Cô Chiêm Tú Cầm (phía trước bên phải) cùng chồng và con

Trước khi tu luyện, cô Chiêm, 51 tuổi, là người cầu toàn. Cô dễ mất bình tĩnh khi mọi việc không diễn ra theo ý muốn. Cô nói: “Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi rất nóng tính!” Cô luôn muốn sự hoàn hảo trong mọi việc mình làm, bao gồm việc lau dọn nhà cửa, công việc ở sở làm, hay dạy dỗ con cái. Cô dễ bị khó chịu ngay cả khi gặp những chuyện nhỏ không như ý. Vì vậy ba người con từ nhỏ đã sợ cô. Khi cô lớn tiếng, các con cô tự động đứng dậy úp mặt vào tường để chịu phạt. Chồng cô nói rằng: “Đó là cô ấy trước khi tu luyện Pháp Luân Công.”

Chữa lành bệnh một cách kỳ diệu

Vào mùa hè năm 2008, con trai cô Chiêm giới thiệu Pháp Luân Công cho mẹ. Lúc đó, cô đang mắc bệnh gai xương ở đốt sống thứ 4 và 5. Cuộc sống thường ngày của cô bị ảnh hưởng nhiều do đau đớn và cô phải đi thật chậm. Cô phải mất từ 10 đến 20 phút chỉ để ra khỏi giường. Sau đó, cơn đau lan ra toàn thân, dẫn đến đau thần kinh hông. Cô không thể quay cổ được nữa và cả người cứng đơ như người máy. Cô yếu ớt đến nỗi không thể xách một nửa xô nước. Cuối cùng cô đã không thế đi làm được nữa.

Sau khi cô Chiêm bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cô hoàn toàn thoát khỏi những cơn đau đớn mà không qua phẫu thuật hay uống thuốc. Con trai cô Chiêm tu luyện trước. Anh ấy nghĩ rằng môn tập này rất tốt nên giới thiệu cho mẹ. Khi cô mới nhận quyển sách Chuyển Pháp Luân, quyển sách chính của Pháp Luân Công, cô thấy Sư phụ Lý trong ảnh mỉm cười với cô. Đột nhiên cô cảm thấy rất thoải mái. Sau đó cô lật vài trang và thấy đây là một cuốn sách dày, cô không nghĩ rằng mình có thể đọc hết nó bên đã định bỏ cuộc. Cô nói với con trai: “Con biết gì không? Mẹ có quá nhiều bệnh tật đau đớn nên cần phải đi khám bác sĩ. Mẹ sẽ đọc quyển sách khi cảm thấy khá hơn.” Được con trai khuyến khích, cô cầm quyển sách lên và bắt đầu đọc. Ngày kế tiếp, cô đến điểm luyện công và tham gia nhóm luyện công.

Pháp Luân Công có khả năng chữa bệnh kỳ diệu và nhờ đó đã chữa nhiều chứng bệnh nặng cho nhiều người. Cô Chiêm là một trong những người đó. Cô cảm thấy mình thật sự rất may mắn khi trở thành đệ tử Pháp Luân Công.

Cô Chiêm từng bị viêm mũi dị ứng nặng. Vào mùa hè, trong khi người khác mở quạt máy hay điều hoà nhiệt độ thì cô lại phải đeo khẩu trang để tránh sự kích thích của không khí. Vào mùa đông, cô thường phải mua những chiếc khẩu trang đắt tiền để tránh cảm lạnh. Trong suốt mùa đông đầu tiên kể từ khi cô bắt đầu tu luyện, cô tìm khẩu trang để đeo trước khi đi ngủ, nhưng cô đã không tìm thấy nên phải ngủ suốt đêm mà không đeo khầu trang. Thật ngạc nhiên, cô vẫn ngủ ngon cả đêm. Cô thử không đeo nó vào ngày thứ hai, thứ ba, và tiếp nữa cho đến hết mùa đông. Chứng bệnh viêm mũi dị ứng khiến cô khó chịu bao nhiêu năm đã biến mất.

Khi mùa hè tới, cô không khỏi ngạc nhiên khi thấy khẩu trang của mình nằm trong ngăn bàn sử dụng hàng ngày. Cô không thể hiểu vì sao mình đã không tìm thấy nó vào mùa đông vừa rồi. Hồi tưởng lại, cô nghĩ rằng điều này thật kỳ diệu – có lẽ nó xảy ra để cô không còn phụ thuộc vào khẩu trang nữa.

Còn các loại bệnh khác, bao gồm bệnh phụ khoa và huyết áp thấp cũng đã được chữa khỏi. Cô cảm giác được sự nhẹ nhàng của việc thoát khỏi bệnh tật. Hơn nữa, mối quan hệ căng thẳng giữa cô và mẹ chồng cũng biến mất khi cô cố gắng đề cao mình theo các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn.

20 năm lạnh nhạt

Cô Chiêm kể rằng sự căng thẳng giữa cô và mẹ chồng đã dồn tích từ ngày này qua ngày khác mà thành. Cô tin rằng điều này xảy ra vì: “Chúng tôi không có cùng quan điểm sống.” Bất kể là cô đã làm gì trong quá khứ, mẹ chồng cô cũng không thừa nhận cô. Vì họ xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau nên họ nhìn sự việc theo hướng khác nhau. Cô Chiêm kể: “Mẹ chồng tôi luôn dùng quan điểm của bà để nhìn nhận sự việc và phán xét tôi. Đó là khi chúng tôi không hiểu nhau.” Vì họ không thường xuyên trò chuyện với nhau, sự căng thẳng giữa họ trở thành một vòng luẩn quẩn. Dù họ sống chung dưới một mái nhà, họ hiếm khi nói chuyện với nhau.

Sau khi mẹ chồng cô Chiêm được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, cô buộc phải giúp mẹ tiêm insulin. Vì chồng cô Chiêm đi làm xa nhà, còn anh chị em thì không ở gần đó, thuận theo tự nhiên cô lãnh trách nhiệm chăm lo cho mẹ chồng. Dù cô Chiêm và mẹ chồng cảm thấy không thoải mái, cô cũng biết điều đó nhưng là con dâu thì việc chăm sóc mẹ chồng là trách nhiệm của cô. Vì chồng rất yêu thương cô nên cô Chiêm càng phải chăm sóc mẹ chồng của mình dù cô vẫn phải đi làm việc và chăm sóc lũ trẻ.

Một ngày nọ, cô Chiêm nghe hàng xóm kể rằng mẹ chồng đã nói xấu cô kể từ khi hai người cưới nhau. Cô nhận ra mẹ chồng mình chưa bao giờ yêu quý mình. Nghĩ về điều đó, rồi ngẫm lại những năm cố gắng hết sức để chăm sóc mẹ chồng và gia đình, cô không những không được thừa nhận sự hi sinh của bản thân mà lại còn trở thành mục tiêu bị chà đạp và bêu xấu, cô cảm thấy rất buồn trong tâm đến mức khóc lóc không thể kiềm chế. Cô giận dữ nói với chồng rằng mình sẽ gửi mẹ chồng tới nhà dưỡng lão khi bà nhiều tuổi, như vậy cô sẽ không phải chăm sóc bà nữa.

Thiện tâm khiến trái tim họ gần nhau hơn

Sau khi cô Chiêm bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cô đã có một cách nhìn mới. Pháp Luân Công yêu cầu các học viên phải thực hành Chân Thiện Nhẫn và biết nghĩ cho người khác trước. Sư phụ Lý, người sáng lập ra Pháp Luân Công đã dạy cô rằng mối quan hệ giữa người này với những người khác đều đã được định trước. Cô hiểu ra rằng có lẽ mẹ chồng cư xử lạnh nhạt với mình vì cô đã mắc nợ bà ấy từ kiếp trước. Con trai cô thường hay trêu mẹ mình rằng: “Có lẽ mẹ đã cư xử với bà nội quá tệ trong kiếp trước.” Thông qua tu luyện, cô Chiêm đã đề cao tâm tính của mình, cảnh giới tu tưởng đã thăng hoa. Bây giờ khi đối mặt với mẹ chồng, cô không có cách nhìn như trước nữa. Cô nguyện rằng bất kể thái độ của mẹ chồng như thế nào cũng không sao, bản thân cô nhất định phải thay đổi. Trái tim cô trở nên dịu dàng thông qua tu luyện và cô không còn cảm thấy tủi thân hay oan ức nữa.

Con gái của cô Chiêm cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã nói với mẹ rằng: “Tâm tính của mẹ đã đề cao sau khi bắt đầu tu luyện. Mẹ không còn tiêu cực nữa. Trong quá khứ, mẹ luôn lao tâm khổ trí về con cái và luôn cằn nhằn. Bây giờ mẹ xem nhẹ mọi việc và tin tưởng chúng con hơn. Hiện tại, dù vẫn còn xung đột nhưng chúng ta nhanh chóng hướng nội và giải quyết chúng.”

Năm 2010, mẹ chồng cô Chiêm không thể tự chăm sóc bản thân nữa vì tuổi già. Bà trở nên mất tự chủ và phải sống phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình. Thấy rằng các thành viên trong gia đình còn có việc phải làm, chồng cô Chiêm đề nghị gửi bà vào viện dưỡng lão. Cô Chiêm nhớ lại một đoạn trong Chuyển Pháp Luân:

“Tất nhiên, chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, [thì] hiếu kính cha mẹ, dạy dỗ con cái đều cần phải [làm]; tại các hoàn cảnh đều đối xử tốt với người khác, lấy Thiện đãi người, huống là thân nhân chư vị. Đối với ai cũng vậy, đối với cha mẹ, đối với con cái đều tốt, ở đâu cũng cân nhắc đến người khác; cái tâm ấy không phải là tự tư, mà là tâm từ thiện, là từ bi.”

Mặc dù tiền lương của cô vẫn phải dùng để chi tiêu cho gia đình nhưng nhớ lời Sư phụ dạy, cô Chiêm vẫn quyết định nghỉ việc để ở nhà chăm sóc cho mẹ chồng.

Lúc đầu, mẹ chồng không chấp nhận ý tốt của cô. Bà vẫn thường lạnh nhạt và không muốn hợp tác. Khi cô Chiêm mặc tã người lớn cho bà (vì bà không thể tự chủ), bà không muốn mặc nó. Vì cô Chiêm quyết tâm sẽ chăm sóc tốt cho mẹ chồng nên cô quyết định cho dù có thách thức cô đều sẽ xử lý tốt. Một ngày nọ, con của cô nói rằng: “Mẹ nhìn kìa, bà nội đang mỉm cười với mẹ!” Thái độ của mẹ chồng cô đã từ từ thay đổi. Từ sự lạnh nhạt ban đầu, bà đã dần trở nên gần gũi hơn với con dâu của mình.

Vì thu được lợi ích từ tu luyện Pháp Luân Công, cô Chiêm hi vọng rằng mẹ chồng cô cũng có thể học các động tác. Cô chiếu băng ghi hình các bài giảng của Sư phụ Lý mỗi ngày cho mẹ (bằng tiếng bản địa Đài Loan) và thần tích đã bắt đầu xuất hiện. Mẹ chồng của cô ngừng sử dụng thuốc trị bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Hơn nữa, mái tóc 88 tuổi bắt đầu chuyển sang màu đen và da dẻ của bà trở nên mịn, trắng trẻo. Sắc mặt được cải thiện và trông bà trẻ trung hơn.

Khi cô Chiêm dạy mẹ chồng nhẩm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, cô chứng kiến cách mẹ mình đọc theo từng chữ một cách chân thành, nước mắt cô lăn dài trên mặt. Cô biết rằng mẹ chồng đã đón nhận cô bằng trái tim. Nước mắt cô tuôn rơi vì niềm vui mà Sư phụ Lý và Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho cô. Không còn những giọt nước mắt của sự cay đắng mà là sự cảm kích.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/17/婆媳问题的解药-278276.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/12/141968.html

Đăng ngày 14-10-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share