[MINH HUỆ 16-07-2013] Hiện giờ, khi nói đến “Sưu Thần ký”, đa số mọi người chỉ dừng lại ở mức biết rằng tác giả cuốn sách tên là Can Bảo và đây là một quyển tiểu thuyết về những câu chuyện ma. Vậy thì “Sưu Thần ký” rốt cuộc có phải là tiểu thuyết ma quái hay không, Can Bảo lại là người phương nào?

Can Bảo là nhà sử học nổi tiếng giữa thời hai vua nhà Tấn. Ông là tác giả của 20 cuốn “Tấn Kỷ”, được mệnh danh là “Kỳ thư giản lược, trực nhi năng uyển, hàm xưng lương sử” (Cuốn sách này giản lược, chân thực mà uyển chuyển, xứng đáng là cuốn sử hay). Mà ông viết “Sưu Thần Ký” lại bắt nguồn từ ghi chép trong “Tấn Thư”: “Bảo phụ tiên hữu sở sủng thị tỳ, mẫu thậm đố kị, cập phụ vong, mẫu nãi sinh thôi tỳ vu mộ trung. Bảo huynh đệ niên tiểu, bất chi thẩm dã. Hậu thập dư niên, mẫu tang, khai mộ, nhi tỳ phục quan như sinh, tải hoàn, kinh nhật nãi Tô. Ngôn kỳ phụ thường thủ ẩm thực dữ chi, ân tình như sinh, tại gia trung cát hung triếp ngữ chi, khảo hiệu tất nghiệm, địa trung diệc bất giác vi ác.  Ký nhi giá chi, sinh tử. Hựu Bảo huynh thường bệnh khí tuyệt, tích nhật bất lãnh, hậu toại ngộ, vân kiến thiên địa gian quỷ thần sự, như mộng giác, bất tự tri tử. Bảo dĩ thử toại soạn tập cổ kim thần kì linh dị nhân vật biến hóa. Minh vi “Sưu thần ký”, phàm tam thập quyển.”

(Phụ thân Can Bảo trước kia sùng ái một thị tỳ, mẫu thân ông vô cùng đố kỵ, đến khi phụ thân mất đi, mẫu thân bèn đẩy thị tỳ vào trong mộ. Anh em Can Bảo khi đó tuổi còn nhỏ, không biết sự tình. Hơn mười năm sau, mẫu thân tạ thế, khai mở mộ phần thì thấy thị tỳ nằm sấp trên quan tài như vẫn còn sống, bèn mang về nhà, cô vẫn sống ngày qua ngày. Cô nói rằng thường hay dùng bữa cùng phụ thân của Can Bảo, ân tình vẫn như khi còn sống, mọi chuyện hung cát trong nhà đều nói với cô, suy đi tính lại, sống dưới lòng đất cũng không phải không tốt. Vậy nên cô đồng ý gả cho ông, sinh con đẻ cái. Lại thêm sư huynh của Can Bảo mắc bệnh qua đời, để ngày này qua ngày khác người cũng không lạnh, sau đó ông dần dần tỉnh lại, kể rằng thấy chuyện quỷ thần trong cõi thiên địa, như một giấc mộng, ông cũng không biết rằng mình đã chết. Can Bảo ghi chép lại, tập hợp lại những chuyện về sự biến hóa của thổ thần và những nhân vật siêu nhiên. Ông lấy tên là “Sưu Thần ký”, tổng cộng gồm 30 quyển.)

Do đó chúng ta biết được rằng nguồn gốc Can Bảo viết “Sưu Thần ký” là những trải nghiệm thần kỳ xung quanh mình, hơn nữa độ tin cậy của “Sưu Thần ký” rất cao. Trong “Tấn Thư” còn ghi chép lại “Bảo tác tự dĩ trần kỳ chí viết: Tuy khảo tiên chí vu tải tịch, thu dị dật vu đương thời, cái phi nhất nhĩ nhất mục chi sở thân văn đổ dã, diệc an cảm vị vô tích thực giả tai!” (Can Bảo trong lời mở đầu về việc ghi chép lại những câu chuyện này đã nói rằng: chỉ nghĩ tới việc ghi chép thành sách, thu thập những câu chuyện thất truyền thời đó, dù đa phần không phải là đích thân tai nghe mắt thấy cũng dám nói là không mất đi tính chân thực). Thái độ của Can Bảo tại đây là rất nghiêm túc, cẩn thận, cố gắng đảm bảo tính chân thực và có thể tra cứu ở mức tối đa, dù cho có chút sai lệch cũng là rất nhỏ.

Trên thực tế từng thời đại lịch sử đều có những ghi chép chân thực như vậy, cuốn “Thái Bình Quảng ký” thời Tống là do Tống Thái Tông, Triệu Khuông Nghĩa hạ lệnh biên soạn, là học giả Lý Phưởng và 13 người khác ghi chép. Cuốn “U Minh Lục” do Nam Triều Tống Lưu Nghĩa Khánh biên soạn chính là ghi chép lại những câu chuyện thời Tấn Tống. Còn có cuốn “Duyệt Vi Thảo Đường Bút ký” do Kỷ Hiểu Lam triều nhà Thanh cũng ghi chép rất nhiều sự việc lúc đương thời.

Những ghi chép như vậy trong từng thời đại có rất nhiều, hơn nữa tác giả đều là những vị học giả tiếng tăm lừng lẫy. Điều này có thể đang không ngừng nhắc nhở chúng ta về tính chân thực của những câu chuyện thần thoại, hơn nữa chúng ta cũng có thể cảm nhận được tính chân thực của tác phẩm ngay từ địa vị và tính nghiêm túc, cẩn thận của tác giả.

Đây là một phần trong văn hóa thần truyền của dân tộc Trung Hoa, rất đáng để chúng ta trân trọng. Nhưng trong mấy chục năm gần đây dưới sự giáo dục vô thần luận của tà ác, những tác phẩm này hoặc là cố tình bị lãng quên, hoặc bị nói thành trí tưởng tượng của cổ nhân, là những truyền thuyết thần thoại không phát triển, hoặc không ngừng xuyên tạc cắt bớt những yếu tố thần thoại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/16/从《搜神记》浅谈神话的真实性-276705.html

Đăng ngày 17-08-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share