Bài viết của Hiểu Mai
[MINH HUỆ 03-07-2013] “Khổng Tử Gia ngữ” là một bộ kí lục ghi chép lại tư tưởng, ngôn hành của Khổng Tử và các đệ tử Khổng gia. Ngày nay “Khổng Tử Gia ngữ” tổng cộng có 10 quyển với 44 thiên, do Vương Túc đời Ngụy ghi chép. Trong danh mục các đầu sách sớm nhất của Trung Quốc “Hán Thư – Nghệ Văn Chí”, “Khổng Tử Gia ngữ” được trích từ “Luận Ngữ” trong “Lục Nghệ Lược”, đã phản ánh sự coi trong của thời Hán với bộ sách cổ này.
Tuy nhiên, ngay khi “Khổng Tử Gia ngữ” tạm thời thất truyền, sau này được Vương Túc phát hiện lại, cổ nhân bắt đầu hoài nghi pho sách này là thực hay giả. Tống Vương Bách có “Gia Ngữ khảo”, Thanh Diêu Tế Hằn có “Kim Cổ ngụy thư khảo”, Phạm Gia Tướng có “Gia Ngữ chứng ngụy”, Tôn Chí Tổ có “Gia Ngữ sơ chứng”, đều được coi là sách giả. Tăng Tinh Tịch từng bình luận trong “Tứ khố toàn thư tổng mục” rằng: “Pho sách đó lưu truyền đã lâu, hơn nữa văn thơ của tiền nhân, giai thoại dân gian đa phần đều có thể bắt gặp tại đây. Cho nên từ đời Đường đến nay, dẫu biết rằng đó là giả mà vẫn không thể bỏ.” Gần đây còn thịnh hành trào lưu nghi ngờ sách cổ trong giới học giả. Quan điểm cho rằng Vương Túc chính là tác giả của “Gia ngữ” cũng được mang ra đàm luận đôi chút. Trương Thái Viêm trong “Quốc học khái luận” còn khẳng định thêm rằng “Khổng Tử Gia ngữ” là sách giả. Cố Hiệt Cương viết trong cuốn “Khổng Tử nghiên cứu giảng nghĩa” chỉ rõ rằng “Khổng Tử Gia ngữ” là do Vương Túc sáng tác, “không hề có chút giá trị đáng tin”.
Vậy thì “Khổng Tử Gia Ngữ” rốt cuộc có phải sách giả hay không? Vào năm 1973, thẻ tre ghi chép “Nho Gia Giả Ngôn” được khai quật tại mộ phần thời Tây Hán thuộc hành lang Bát Giác, huyện Định, tỉnh Hà Bắc có nội dung gần giống với “Gia ngữ” ngày nay. Vào năm 1977, Tại mộ phần thời Tây Hán thuộc Song Cổ Đôi, Phụ Dương, tỉnh An Huy cũng khai quật được những thẻ tre có chủ đề tương ứng với “Nho Gia giả ngôn”, nội dung có liên quan đến “Gia ngữ”. Theo nhận định của người viết bài này, những phát hiện khảo cổ này đã nói rõ rằng cuốn “Khổng Tử Gia ngữ” có lai lịch rõ ràng và ngay từ thời Tây Hán đã tồn tại và lưu truyền nguyên bản.
Từ quá trình lịch sử tranh luận về cuốn “Khổng Tử Gia ngữ” là thật hay giả, chúng tôi có vài nhận thức như sau:
Trước tiên, quan niệm của con người hiện đại quả thực đã thay đổi rất lớn, thậm chí còn dùng những quan niệm này để đo lường những bậc quân tử thời cổ đại, chỉ cần đạt được mục đích của bản thân mà không từ thủ đoạn, còn cho rằng cổ nhân cũng giống vậy. Thực tế những bậc quân tử thời cổ đại đều là tự mình tuân theo các quy phạm đạo đức mới được xưng danh là quân tử, đặc biệt là Chính Sử (chỉ “Sử ký” và “Hán thư”) đều do các bậc quân tử phải bỏ ra công sức rất lớn mới viết thành, nhằm ghi chép lịch sử một cách chân thực nhất mới bỏ ra nhiều công sức như vậy; còn với con người hiện đại việc thay đổi lịch sử đã thành thói quen, do đó thường nghi ngờ tính chân thực của lịch sử thời xưa. Hơn nữa lại giống như con người hiện đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa đảng, bị nhồi nhét rằng quan trường thời cổ đại rất dơ bẩn, tham ô hủ hóa thời xưa cũng rất nhiều, cho nên chỉ có dơ bẩn thối nát mới là lựa chọn duy nhất, trên thực tế những điều này đều là những chiêu thuật gây nhiễu loạn, những chiêu thuật nhằm củng cố quyền lực của những kẻ đạo đức bại hoại.
Thêm nữa, Đường Thái Tông là vị minh quân thời xưa, lại bị những kẻ đạo đức bại hoại nói thành tranh đoạt ngôi vị, sát hại huynh đệ. Thực ra trong sử sách chính tông thời cổ đều thấu hiểu việc phát động vụ cuộc binh biến Huyền Vũ Môn, còn giữ thái độ đồng tình, thậm chí là tán thưởng. Trong “Cựu Đường Thư – Thái Tông bổn kỷ”, Sử thần viết : “Hoặc viết: Dĩ Thái Tông chi hiền, thất ái vu côn đệ, thất giáo vu chư tử, hà dã? Viết: Nhiên, Thuấn bất năng nhân tứ tội, Thuấn bất năng huấn Đan Chu, tư tiền chí dã. Đương thần Nghiêu nhậm sàm chi niên, kiến thành kỵ công chi nhật, cẩu trừ úy bức, thục cố phân băng, biến cố chi hưng, gian bất dung phát, phương cụ “hủy sào” chi họa, ninh Ngu “xích bố” chi dao?…” (Có người nói rằng: Với hiền đức của Thái Tông, hà cớ gì lại không yêu mến huynh đệ, không yêu mến quần thần? Trả lời rằng: Đúng, Vua Thuấn không thể nhân từ với kẻ phạm bốn tội ác, Vua Nghiêu không thể nghe theo Đan Chu, cũng là chí của tiền nhân. Trong năm Vua Nghiêu tại vị, trong những ngày tháng kiến lập công trạng, nếu không diệt trừ mầm họa, khó tránh khỏi diệt vong, trong cuộc biến cố, tình thế ngàn cân treo sợi tóc, chỉ sợ họa “phá gia”, lo chi lời đàm tiếu “Xích bố” – huynh đệ tương tàn).
Trong “Cựu Đường Thư – Thái Tông bổn kỷ- Tán” viết: “Xương, phát khải quốc, nhất môn tam thánh. Văn định cao vị, hữu vu bất lệnh. Quản, Thái kí chu, thành, khang đạo chính. Trinh quan chi phong, đáo kim ca vịnh.” (Hưng vượng, khai quốc, nhất môn tam thánh. Dùng văn trị quốc, không áp chế, luôn thuận theo chính đạo, được ngợi ca tới ngày nay).
Trong “Cựu Đường Thư – Cao Tổ nhị thập nhị tử truyện” Sử thần viết: “Kiến Thành tàn nhẫn, khải chủ xưởng chi tài, Nguyên Cát hung cuồng, hữu phúc sào chi tích, nhược phi Thái Tông nghịch thủ thuận thủ, tích đức lũy công, hà dĩ chí tam bách niên chi diên hồng, nhị thập đế chi toản tự? Hoặc kiên trì tiểu tiết, tất khuy đại du, dục bỉ Tần Nhị Thế, Tùy Dương đế, diệc bất cập hĩ.” (Kiến Thành tàn nhẫn, có âm mưu lật đổ triều đình, Nguyên Cát hung cuồng nếu không có Thái Tông hành đạo trừ ác, công cao đức dày, sao có ba trăm năm hưng thịnh về sau, sao có hai mươi hoàng đế kế vị? Nếu câu nệ tiểu tiết, ắt sẽ tổn thất lớn, so với ‘vua Tần Nhị Thế và vua Tùy Dương, cũng không sao bì được).
Trong “Cựu Đường Thư – Cao Tổ nhị thập nhị tử truyện” viết: “Kiến Thành, Nguyên Cát, thực vi nhị hung. Trong ngoại giao cấu, nhân thần bất dung. Dụng hối nhi minh, Ân ưu khải thánh. Vận thuộc Văn Hoàng, công thành thủ chính, nghĩa ác kí phân, xã tắc nãi định.” (Kiến Thành, Nguyên Cát, quả thực là hai tên vương tàn ác. Cấu kết trong ngoài, người và Thần đều không thể dung thứ. Biến tối tăm thành rạng rỡ, biến đau thương thành Thần thánh. Thời thế thuộc về Văn Hoàng, công thành giữ chính đạo. Thiện ác phân minh, xã tắc sẽ an định).
Nhưng hai mươi năm sau, có học giả bắt đầu nghi ngờ Chính Sử, là do Lý Kiến Thành gây thanh thế, đây chính là do quan niệm biến dị của người hiện đại tạo nên: Ác có thể không tội ác nào không làm, mặt dày vô sỉ; còn hành vi trừ ác của bậc quân tử lại thường hay bị chụp mũ. Đây chính là điều mà “Cửu Bình” đã nói, kẻ ác dựa vào tiểu chuẩn đạo đức thấp nhất, còn dùng cái lý lưu manh của mình bôi nhọ người khác, vô cùng giống với những lời vu khống bôi nhọ trong cuộc bức hại Trung Cộng gây ra ngày nay. Chúng ta hãy xem những lời bình luận trong chính sử, xem lại cái lý lưu manh đó, nếu tỉnh táo so sánh, sẽ phát hiện ra tư tưởng đổi trắng thay đen hèn mọn như thế nào.
Sau cùng, chúng ta cũng cần cảnh giác với những ảnh hưởng của văn hóa biến dị này trên các phương diện khác. Khổng Tử vì chuyện Tử Lộ đã cứu một người nông phu, được thưởng một con trâu mà hết mực tán dương, bởi vì sau này sẽ có càng nhiều người hơn nữa vui vẻ làm việc tốt. Ngược lại, lại phê bình việc Tử Cống chuộc về một người nước Lỗ mà không cần tiền chuộc của quốc gia, vì điều này ngăn trở người nước Lỗ sau này được đắc cứu. Chính là nói rằng chúng ta xem xét vấn đề cần nhìn xa trông rộng, chứ không thể chỉ nhìn được mất nhất thời, cũng không thể đi tới cực đoan. Cách nhìn của Khổng Tử hiển nhiên là sâu rộng. Lại như “Ngưu Lang Chức Nữ” vốn là một câu chuyện về chữ hiếu, sau này lại diễn biến thành một câu chuyện tình yêu nam nữ, “Hồng Lâu Mộng” vốn bị Đạo gia bài xích, nay lại thành tác phẩm độc đáo. Tư tưởng biến dị như vậy rất đáng phải cảnh giác, những câu chuyện trên đều đáng để chúng ta làm gương.
Những luận giải và quan điểm trên chắc chắn là còn nhiều chỗ thiếu sót, mong được giao lưu, nếu có vinh hạnh được chỉ giáo, người viết vô cùng mãn nguyện.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/3/从《孔子家语》的真伪浅谈人的观念变化-276107.html
Đăng ngày 09-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.