Bài viết của Tịnh Viễn

Tiếp theo phần I

[MINH HUỆ 26-03-2013] Bài thơ Chu Tụng trong Kinh Thi có rất nhiều lời cầu nguyện tán tụng, biết ơn Trời. Người Chu tin rằng lời cầu khấn thành kính cần phải dâng lên để Thượng đế lắng nghe như ca ngợi ánh hào quang phổ chiếu, vĩnh hằng vô hạn của Thượng đế: “Minh minh thượng thiên, Chiếu lâm hạ thổ.” (Trên trời sáng rực rỡ, chiếu xuống mặt đất). Cảm ơn Thượng đế tạo nên sinh mệnh, sinh ra con người, nuôi dưỡng con người, bảo vệ con người, ban cho con người những quy phạm, đạo thiện ác, như: “Thiên sinh chưng dân, Hữu vật hữu tắc. Dân chi bỉnh di, Hảo thị ý đức” (Trời sinh chúng dân, có vạn vật, có quy tắc, dân đã giữ được phép thường, thì ưa chuộng đức hạnh tốt đẹp). Trời lập ra vua, thầy để bảo hộ nhân dân, lập vua để nuôi dưỡng dân, lập thầy để dạy dân, để an định dân chúng tứ phương, như: “Hạo thiên hữu thành mệnh, Nhị hậu thụ chi” (Trời xanh định ra số mệnh, hai vua Văn Vương và Vũ Vương vâng mệnh). Thượng đế ban cho con người ngũ cốc: “Tư văn Hậu Tắc, Khắc phối bỉ thiên. (…) Di ngã lai mậu, Đế mệnh suất dục” (Nghĩ lại công đức của tiên tổ Hậu Tắc, có thể xứng với Trời xanh đó, Trời ban cho đại mạch tiểu mạch, Thượng đế dùng lúa gạo để nuôi dưỡng bách tính). Lại nói, “Kỳ hương thủy thăng, Thượng đế cư hâm”, nghĩa là tiên đế Hậu Tắc dạy mọi người cách chế biến đồ ăn cúng dâng Thượng đế, hương thơm mới tỏa ra, Thượng đế vui lòng đáp lại. Thượng đế ban tặng cho con người mùa màng bội thu: “Vu hoàng lai mậu, Tương thụ quyết minh, Minh chiêu Thượng đế, Hất dụng khang niên”, nghĩa là lúa đã chín, được hưởng ân huệ của Thượng đế, Thượng đế toàn năng lại ban cho ta đất mới làm mùa màng tốt tươi.

Trời chí công vô tư, thưởng thiện phạt ác, báo ứng rõ ràng. Thiên mệnh hữu đức, Trời xử phạt kẻ có tội. Người hành thiện được hưởng trăm điều may mắn, kẻ làm ác phải chịu trăm thứ tai ương. Chỉ có đức mới cảm động Trời xanh, tức là chỉ người có đức mới có thể khiến Trời xanh cảm động. Dù trời cao ngút ngàn, Đức không chỗ nào không vươn tới. Như trong bài Thiên Bảo, thuộc phần Tiểu Nhã trong Kinh Thi viết: “Thiên bảo định nhĩ, Tỉ nhĩ tiễn cốc, Thánh vô bất nghi, Thụ thiên bách lộc”, nghĩa là Trời che chở các vị, ban phúc lộc và bình an cho các vị. Không có gì là không như ý, được Trời ban lộc đếm không xuể. “Vĩnh ngôn bảo chi, Tư hoàng đa hộ”, nghĩa là Trời luôn bảo hộ, Thượng đế ban nhiều phúc lộc. “Tự thiên hựu chi, Cát vô bất lợi” (Tự trời bảo hộ, mang tới may mắn không hề gặp chút thiệt thòi). Trong bài Thương Tống, trong Kinh Thi viết: “Thánh kính nhật tễ, Chiêu giả trì trì, Thượng đế thị chi, Đế mệnh thức vu cửu vi”, nghĩa là cần mẫn bền bỉ tu dưỡng đức, thành khẩn cầu khấn thì được vĩnh hằng, dốc lòng kính Thượng đế, mệnh Trời nắm giữ chín châu. Trong bài Thương Tống cũng viết: “Yến cập hoàng thiên, Khắc xương quyết hậu”, nghĩa là đức của Văn Vương cảm động trời xanh, giúp cho đời sau được phồn vinh thịnh vượng.

Trong bài Ức, thuộc Đại Nhã trong Kinh Thi có viết: “Thần chi cách tư, Bất khả độ tư, Thẩn khả xạ tư” (Tư tưởng của Thần cao xa, không thể biết đoán được khi nào Thần hạ thế, làm sao có thể ghét bỏ Thần đây), có ý nói rằng tư tưởng, cảnh giới của Thần cao xa, người thường không thể đạt tới. Trong bài “Chiêm ngang, thuộc Đại Nhã trong Kinh Thi viết: “Thiên hà dĩ thích, Hà thần bất phú? Xá nhĩ giới địch, Duy dữ tư vong”, nghĩa là sao trời lại trách phạt U Vương? Sao thần linh lại không bảo hộ cho y? Do y dung dưỡng kẻ ác không minh xét, lại thêm thù hận hiền thần, chỉ ra những hành vi bất thiện của y ắt tự gặp điều không may mắn. Tiếp đến lại nói: “Diểu diểu hạo thiên, Vô bất khắc củng, Vô thiểm hoàng tổ, Thức cứu nhĩ hậu”, nghĩa là chỉ có Trời cao xa, công năng của Trời đến Thần linh cũng không thể đoán biết, có thể cứu được vạn sự trên đời. Chỉ khi U Vương hối cải biết sửa đổi, mới mong cứu vãn được ý Trời, mới không hổ thẹn với tiên hoàng tiên tổ, mới mong cứu giúp được con cháu y, chỉ ra rằng người nắm giữ triều chính nên làm gì, không nên làm gì. Vào thời Lệ Vương, U Vương có việc “Cao ngạn vi cốc, Thâm cốc vi lăng, Bách xuyên phất đằng, Sơn chủng toái băng” (Bờ cao thành thung lũng, thung lũng thành mô đất; trăm sông gầm thét, những lăng mộ trên núi sạt lở, nát vụn) (trích từ bài Thập Nguyệt Chi Giao, thuộc phần Tiểu Nhã), người Chu cho rằng Trời giáng thiên tai nhằm khiển trách, cảnh cáo, là tiếng chuông cảnh báo các vị vua và triều thần đương thời mất đức, phải “Kính thận uy nghi, Dĩ cận hữu đức”, “Vô tùng quỷ tùy, Dĩ cẩn sửu lại”, nghĩa là phải kính cẩn gìn giữ lế tiết, gần người có đức, không được giảo hoạt lừa người, phải cảnh giác với bọn gian thần.

Người Chu nêu ra rằng “Vĩnh ngôn phối mệnh, Tự cầu đa phúc” (trích từ bài Hoàng Hỹ, thuộc phần Đại Nhã, Kinh Thi) cho rằng tu kỷ dĩ kính, phải giống Văn Vương tu nhân tích đức hành thiện, luôn luôn tự cảnh tỉnh bản thân, khiến từng hành vi cử chỉ đều hợp với Thiên mệnh, mới có thể đắc phúc, tức là thuận theo thiên mệnh chính là cầu phúc cho bản thân. “Duy thiên chi mệnh, Vu mục bất dĩ” (duy chỉ có mệnh Trời là điều được tán tụng mãi không dứt), ca ngợi sự tốt đẹp của mệnh Trời. Trong bài Chu Tụng, Kinh Thi viết: “Kính chi kính chi, Thiên duy phi tư, Mệnh bất dị tai! Vô viết cao cao tại thượng, Trắc giáng quyết sĩ, Nhật giám tại tư”, nghĩa là ‘Hãy kính Trời, Thiên thượng minh xét như vậy, nhận được thiên mệnh đâu phải dễ dàng! Đừng nên cho rằng Thượng đế không biết những gì chúng ta làm, phải biết là những sứ giả của ngài không ngừng đi về chốn thiên đình, quan sát các vị từng giờ từng khắc!’ Trong bài Bản, thuộc phần Đại Nhã có viết: “Kính thiên chi nộ, Vô cản hý dự, Kính thiên chi du, Vô cản trì khu. Hạo thiên viết minh, Cập nhĩ xuất vương. Hạo thiên viết đán, Cập nhĩ du diễn”, nghĩa là kính Trời, sợ Trời nổi cơn thịnh nộ, không được tham thú an nhàn hưởng lạc; kính sợ Thần trên thiên thượng, không được tùy ý làm bừa. Trời minh xét hết thảy mọi hành vi, thiện ác của con người. “Ngã kỳ túc dạ, úy Thiên chi uy”, “Ngôn tất kính thiên chi uy, Vu thị nãi đắc an”, ý nói rằng ắt phải kính Trời, như vậy mới được bình an. Trong bài Nam Sơn Hữu Đài, thuộc phần Tiểu Nhã có viết: “Nam Sơn hữu đài, Bắc Sơn hữu lai, Lạc chỉ quân tử, Bang gia chi căn. Lạc chỉ quân tử, Vạn thọ vô kỳ”, “Nam Sơn hữu kỷ, Bắc Sơn hữu Lý. Lạc chỉ quân tử, Dân chi phụ mẫu. Lạc chỉ quân tử, Đức âm bất dĩ”, ca ngợi phúc đức người quân tử, phải trị dân trị nước, phải yêu dân như con, phúc phần bất tận.

“Kinh Thi” thành công bởi trình độ nghệ thuật và nội dung phong phú, đều chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử văn hóa Trung Quốc và trên thế giới, hình thành nên một hệ thống văn hóa, tư tưởng đại thống nhất, đại hài hòa giữa Thiên Địa Nhân, khai ngộ cho con người biết truy cầu cảnh giới hòa hợp giữa Trời và người, nhấn mạnh tu đức hợp với mệnh Trời, tự giác quy phạm các hành vi đạo đức của bản thân, mãi mãi xứng đáng với Thiên mệnh mà Trời cấp cho con người, biết phân biệt thị phi, biết chọn và làm theo điều thiện mới được Trời bảo hộ và ban phúc lành.

Từ xưa tới nay, dân tộc Trung Hoa có truyền thống kính Trời, thuận theo ý Trời. Vậy mà Trung Cộng ngày nay lại hủy hoại văn hóa truyền thống, ép buộc con người, nhồi nhét thuyết vô thần và triết học tranh đấu, xúi giục con người “đấu với trời, đấu với đất, đấu với người”, lại càng không biết tôn trọng sinh mệnh. Chúng vọng tưởng có thể cắt đứt mối quan hệ hài hòa giữa con người với trời đất, với tự nhiên, đẩy con người tới vực thẳm sa đọa, bức hại những người dám nói lên sự thật, khiến đạo đức tiêu vong, thiên lý ắt không thể dung tha. Trời bảo hộ Trung Hoa, Trời diệt Trung Cộng. Hiện nay tại Trung Quốc Đại lục các hiện tượng thiên tai nhân họa liên tục xuất hiện. Trời cảnh báo con người thế gian, phải biết nắm chặt thời cơ. Đến nay đã có hơn 130 triệu người Trung Quốc tuyên bố thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của Trung Cộng, hành động này phù hợp ý Trời, là lựa chọn tương lai tốt đẹp cho bản thân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/26/谈《诗经》中的敬天思想(下)-271217.html

Đăng ngày 24-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share