Bài viết của Tịnh Viễn
[Minh Huệ 24-03-2013] “Kinh Thi” là tuyển tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc, được liệt vào danh sách những tác phẩm kinh điển của Nho gia. Tuyển tập đã thu thập 305 bài thơ từ thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, được chia thành ba phần Phong, Nhã, Tụng, đảm nhận trọng trách về lễ nghi và giáo hóa trong xã hội thời đó. Từ xưa đến nay, kinh điển Nho gia đều ghi chép đạo “tu thân – tề gia – trị quốc” luôn lấy tư tưởng kính trời làm gốc, giảng kính trời, thờ trời, sợ trời, phép trời. Trong “Kinh Thi” lại biểu hiện rất rõ về việc cổ nhân Trung Quốc luôn kính sợ và tín phụng “ông Trời”, “Thượng đế”, coi đó là hạnh phúc và sự chờ mong lớn nhất mà Thượng đế ban tặng cho con người.
Hầu hết các bài thơ trong “Kinh Thi” đều có kết cấu tứ ngôn (bốn chữ), kèm theo tạp ngôn (câu chữ dài ngắn khác nhau), về mặt ngôn ngữ đa phần sử dụng từ vựng song âm lặp vần, lặp chữ, nên vừa mang vẻ đẹp của thanh vận, lại miêu tả hình tượng một cách sinh động. Về mặt nghệ thuật, “Kinh Thi” coi trọng ngữ cảnh, coi trọng tính hàm xúc, theo đuổi phong cách đối xứng, cân bằng, hài hòa và đạt được âm điệu luyến láy, du dương, trầm bổng. Trong “Kinh Thi” nhiều lần nhắc tới Trời, Thượng đế, Thiên mệnh, cho rằng Trời là chúa tể cao nhất của vũ trụ, “chỉ duy hộ Đức”, thưởng thiện phạt ác, nắm vững chính nghĩa trong xã hội, là căn cứ thưởng phạt thiện ác tại nhân gian, là tiêu chuẩn cao nhất về giá trị quan nhân thế và niềm tin vào đạo đức tại thời Chu. Trong thơ có rất nhiều lời khẩn cầu, ngợi ca, cảm ơn, cầu phúc, kính sợ ông Trời, thể hiện tín ngưỡng và giá trị nhân văn Thiên nhân hợp nhất của người Chu. Nho gia coi trọng giáo hóa, dùng các hình thức mang tính hình tượng như thi – thư – lễ – nhạc khiến ý niệm đạo đức âm thầm ăn sâu vào lòng người. Do thơ nhạc hợp nhất khiến “Kinh Thi” dễ thuộc, dễ lưu truyền, đo đó “Kinh Thi” chiếm vị trí quan trọng trong ngôn ngữ đương thời, đến Khổng Tử cũng đã từng nói: “Vô học ‘Thi’, vô dĩ ngôn” “Nhập kỳ quốc, kỳ giáo khả tri dã. Kỳ vi nhân dã, ôn nhu đôn hậu, ‘Thi’ khả giáo dã” (“Không học ‘Kinh Thi’, không có gì để nói”; “Tới nước nào, xem cách nước đó giáo hóa con người là có thể biết. Con người dịu dàng, đôn hậu, ‘Kinh Thi’ có thể giáo dục, cảm hóa con người.”)
Trong “Tả Truyện” có nói: “Kính, Đức chi tụ dã. Năng kính tất hữu Đức” (Kính trọng, là nơi tụ hợp của Đức. Biết kính trọng ắt có Đức). Người Chu lấy kính Trời làm gốc, “Suy thiên đạo dĩ minh nhân sự” (Suy từ đạo trời là có thể hiểu rõ việc con người), “Pháp thiên tức sở dĩ sự thiên dã” (Phép trời đứng đầu cho nên phải thờ trời). Bài thơ Hoàng Hỹ trong Đại Nhã, “Kinh Thi” có viết: “Hoàng hĩ thiên đế, Lâm hạ hữu hách, Lâm quan tứ phương, Cầu dân chi mạc” nghĩa là thượng đế uy nghiêm anh minh giám sát thiên hạ, nắm giữ bốn phương, bảo hộ nhân dân bình an. Thiên ý luôn bảo hộ nhân dân, kính trời an dân là tư tưởng chính trị quan trọng của Trung Quốc cổ đại, “cứu dân chi mạc” là phải yêu dân. Tiếp đến nói rằng: “Đế vị văn vương, Mâu hoài minh đức, Bất đại thanh dĩ sắc, Bất trường hạ dĩ cách. Bất thức bất tri, Thuận đế chi tắc.” Nghĩa là “Thượng đế trịnh trọng nói với Văn Vương: Tôi nghĩ đạo đức tốt đẹp là không phóng túng thú vui nhục dục, không lạm dụng hình phạt, những việc không tường tận không được nói lời xem thường, phải phục tùng phép tắc của Thượng đế.” Đạo kính trời thực tế chính là nguyên lý “thuận theo ý trời”, tất cả các hành vi đều lấy ý trời làm chuẩn mực. Tiếp đến lại nói rằng: “Đế vị Văn Vương: Vô nhiên bạn viện, Vô nhiên hâm tiễn, Đản tiên đăng vu ngạn”. Nghĩa là “Thượng đế lại một lần nữa nói với Văn Vương: không phải nhìn trước ngó sau, không lưỡng lự, không dao động, không so sánh, ngưỡng mộ, cũng đừng ảo tưởng cuồng ngạo, mau bước thẳng tới bờ phía ta.” Văn Vương tu thân yêu dân, đức độ ngay chính, biết kính trọng trời xanh, các nước tứ phương đều quy phục, “Duy thử Văn Vương, Tiểu tâm dực dực. Chiêu sự thượng đế, Duật hoài đa phúc.” (Văn Vương gìn giữ điều đó, vô cùng cẩn thận, rất mực tôn thờ Thượng đế, lòng chứa phúc dày). Từ đó có thể thấy được đức tin của Văn Vương với Thượng đế chân thành như vậy.
“Dĩ Đức phối thiên” (Dùng Đức để thuận với trời) là tôn chỉ trong tư tưởng Đức trị của người Chu, chính là cái được gọi là: “Vương đạo chi tam cương, khả cầu vu thiên” (Tam cương của đạo làm Vua, có thể cầu tại trời). Người Chu lấy lễ trị quốc mà đặt định lễ chính từ Pháp mà ra, “Lễ dĩ thuận Thiên, Thiên chi đạo dã” (Lễ để thuận với trời, với đạo của trời vậy) là trật tự xã hội quy phạm và luân lý đạo đức mà người Chu đã đặt định được nền tảng. Chu Tụng trong “Kinh Thi” là bài hát chuyên dùng tế tự, cầu khấn, tán tụng Thần linh. Những người biết thuận theo lẽ trời được thờ phụng trong “Chu Tụng” là Văn Vương, Vũ Vương, sau đó là Thành Vương, Khang Vương, xa hơn nữa là Thái Vương, những vị tiên tổ này đều kính trọng tôn thờ Thượng đế, rất mực anh minh, đức độ, an dân, dùng Đức trị quốc.
Người Chu cho rằng Đức trị có hai phương diện, một là Đức văn (Văn hóa đạo đức), nội dung bao gồm chế độ chương khúc lễ nhạc, lễ nghi tế tự giao kết triều đình, quy phạm đạo đức, triển hiện được văn minh tinh thần của xã hội. Như câu “Minh minh thiên tử, Lệnh văn bất dĩ, Thỉ kỳ văn đức, Hiệp thử tứ quốc” (Vị thiên tử anh minh, tiếng lành không dứt, đạo đức văn hóa truyền khắp, hòa hợp các nước tứ phương) ca ngợi đạo đức, tấm lòng lương thiện đặc trưng của thiên tử Vũ Vương, khiến đạo đức, cái thiện lưu danh đời đời, Ngài lại trải văn hóa đạo đức khắp đất trời, hòa hợp các nước tứ phương. Chu Công thống lĩnh dân chúng tế tự Văn Vương, gọi là “Tế tế đa sĩ, Bỉnh văn chi Đức” (Đông đảo văn sĩ, giữ lấy văn hóa đạo đức). Thành Vương hồng truyền tán dương Thiện Đức, được người người kính yêu, được Trời phù trợ và ban phúc lành. “Giả lạc quân tử, Hiển hiển lệnh đức, Nghi dân nghi nhân, Thụ lộc vu thiên, Bảo hữu mệnh chi, Tự thiên thân chi” (Quân tử tự tại an lạc, rất mực quý Đức, hợp lòng dân, hợp lòng người, được hưởng lộc trời, mệnh được bảo hộ). Mặt khác còn có Đức giáo, tức là dùng đạo đức giáo dục, cảm hóa con người. Giáo dục đạo đức cần phải làm được “Ôn ôn kính nhân, Duy Đức chi căn. Kỳ duy triết nhân, Cáo chi thoại ngôn, Thuận Đức chi hành. Kỳ duy ngu nhân, Phục vị ngã toản, Dân các hữu tâm.” (Người ôn hòa, kính trọng người khác, lấy Đức làm gốc, nghe theo lời người đó, thuận theo Đức mà là bậc trí giả; ngược lại cho rằng người đó vì lợi ích cá nhân, nên sinh lòng khác là kẻ ngu muội.) Câu đó chỉ ra rằng người quân tử ôn hòa khiêm nhường tôn kính, lấy đạo đức làm căn bản. Những vị quân vương sáng suốt, có thể nghe lời can ngăn lương thiện và hành sự theo lý. Những vị quân vương ngu muội ngược lại cho rằng những người nói lời lương thiện với y chỉ nhằm củng cố cương vị bản thân, mà trong tâm lại có tham vọng khác.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/24/谈《诗经》中的敬天思想(上)-271216.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/1/140219.html
Đăng ngày 15-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.