Bài viết của một học viên Đại Pháp ở New York

[MINH HUỆ 22–07–2013] Vào ngày 20 tháng 07 năm 2013, các học viên Pháp Luân Công ở vùng Greater New York đã tổ chức lễ thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc nhằm phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 14 năm. Đồng thời tưởng nhớ các đồng tu ở Trung Quốc đã mất đi mạng sống vì cuộc bức hại tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Lễ thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York vào ngày 20 tháng 07 năm 2013

Vào ngày 20 tháng 07 cách đây 14 năm, chế độ Giang Trạch Dân đã vận dụng toàn bộ bộ máy nhà nước để bắt đầu cuộc bức hại diệt chủng lên Pháp Luân Công. Hàng loạt những lời dối trá vu khống chống lại Pháp Luân Công được lan truyền khắp nơi. Hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ phi pháp, đưa đến các trại lao động cưỡng bức, kết án tù, tra tấn, và đưa đến đến các trung tâm tẩy não, hay buộc phải rời khỏi nhà. Gia đình họ bị tan vỡ và người thân họ bị qua đời.

Khủng khiếp nhất là việc các học viên Pháp Luân Công bị giết là kết quả của nạn mổ cướp nội tạng sống vì lợi nhuận khổng lồ. Đến nay, website Minh Huệ đã báo cáo 3.697 trường hợp tử vong của các học viên Pháp Luân Công vì cuộc bức hại. Số người tử vong thực tế cao hơn nhiều nhưng không được báo cáo do sự kiểm duyệt thông tin của ĐCSTQ. Trong vòng 14 năm qua, đối mặt với cuộc bức hại đẫm máu, các học viên hải ngoại đã liên tục giảng chân tướng một cách ôn hòa và lý tính.

Ngay sau 5 giờ chiều ngày 20 tháng 07 năm nay, các học viên ở New York, mặc áo thun màu vàng, xếp hàng và luyện năm bài công pháp. Họ giơ các biểu ngữ trưng bày những thông điệp: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công”, “Gốc rễ của ĐCSTQ tà ác đã bị gỡ bỏ”, “Tội ác mổ cướp nội tạng sống sẽ bị Trời phạt.” Cảnh tượng trang nghiêm, ôn hòa kèm theo một trận mưa, nhưng các học viên vẫn tiếp tục luyện cái bài công pháp và thiền định.

Luyện công nhóm

Các học viên kể lại kinh nghiệm trực tiếp bị bức hại

Học viên Cindy Ngụy nhớ lại trải nghiệm ở Bắc Kinh cách đây vài năm. Sau sự kiện “Thỉnh nguyện Ôn hòa” ngày 25 tháng 04 năm 1999, chế độ Trung Quốc bắt đầu sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, họ cố ngăn chặn các điểm luyện công, đưa các nhóm khác đến để chiếm các địa điểm, và chỉ thị mọi người gây rối loạn trong khi các học viên thiền định. Ngày trước đó, vào ngày 19 tháng 07, ĐCSTQ đã bắt giữ các thành viên chủ chốt của Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công của Trung Quốc ở Bắc Kinh, và các phụ đạo viên ở các điểm luyện công khác nhau. Vào ngày 20 tháng 07, khi Cindy Ngụy và các học viên địa phương khác đến Văn phòng thỉnh nguyện và Hội đồng Nhà nước nhằm thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, họ đã bị lôi đi và tống vào trong một chiếc xe buýt lớn, rồi bị đưa đến Sân vận động Phong Đài.

Học viên Hùng Văn Kỳ đến Hoa Kỳ vào tháng 04 năm nay. Ông nhớ lại vào khoảng 3 giờ chiều ngày 20 tháng 07 năm 1999, tất cả các nhân viên trên toàn đất nước Trung Quốc được yêu cầu ngừng làm việc để theo dõi một chương trình trực tiếp phỉ báng Pháp Luân Công trên CCTV (Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc).

Ông Hùng bị kết án một năm lao động cưỡng bức và bốn năm tù trong cuộc bức hại. Ông đã bị tra tấn tàn bạo khi ở nhà tù Đề Lam Kiều ở Thượng Hải và từng bị đánh đập tàn ác đến nỗi lộ cả xương. Ông đã tiến hành tuyệt thực trong hơn hai năm nhằm phản đối cuộc bức hại, và đã chịu đựng những khổ nạn về thể chất và tinh thần khủng khiếp. Ông bị mất việc làm, và sau khi được thả và trả về nhà, ông bị công an ĐCSTQ giám sát dài hạn, và sống trong tình trạng căng thẳng cao độ.

Một số học viên mà ông quen biết đã liên tục bị bức hại. Ông kể lại: “Học viên Bách Căn Đễ, 62 tuổi, đã bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức hai lần, và chịu tổng cộng năm năm lao động cưỡng bức. Bà bị kết án bốn năm rưỡi tù sau khi được thả từ trại lao động. Khi hạn tù của bà kết thúc vào ngày 03 tháng 05 năm nay, bà bị kết án thêm sáu năm rưỡi tù.”

Anh Ngụy Lợi Sinh, 34 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công khi 17 tuổi – ba năm trước khi cuộc bức hại bắt đầu. Anh bị bắt giữ bất hợp pháp vào tháng 07 năm đó khi bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức trong một năm. Sau sự kiện chèn chương trình truyền hình vào ngày 05 tháng 03 năm 2002 (các học viên đã khai thác thành công mạng lưới truyền hình Trường Xuân và phát sóng các video giảng chân tướng), ĐCSTQ đưa anh vào “danh sách truy nã” quốc gia và anh buộc phải rời khỏi nhà, và không thể làm việc hay sống một cuộc sống bình thường. Anh xoay xở chuyển đến Thái Lan vào năm 2007. Chính quyền Thái Lan đã bắt giữ anh trong thời gian hội nghị thượng đỉnh ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) vì áp lực từ chế độ ĐCSTQ, và anh bị cầm tù trong hai năm. Những người bạn của anh: Lôi Minh, Lưu Thành Quân, và Lương Chấn Hưng, cũng tham gia vào việc chèn chương trình truyền hình, tất cả đã bị công an ĐCSTQ tra tấn đến chết. Anh Ngụy thấy may mắn khi có thể đến Hoa Kỳ, và hy vọng rằng sự thật về Pháp Luân Công sẽ được lan truyền khắp thế giới.

Ủng hộ rộng khắp cho Pháp Luân Công

Khi tối đến, các học viên thắp nến để tưởng niệm các đồng tu ở Trung Quốc đã mất đi mạng sống trong cuộc bức hại. Những gương mặt trang nghiêm và từ bi của họ được phản chiếu dưới ánh nến dịu nhẹ. Người qua đường thể hiện sự ngưỡng mộ đối với sự phản kháng ôn hòa của các học viên nhằm phản đối lại cuộc bức hại tàn bạo.

Robert, một người nhập cư từ Armenia, xúc động nói: “Tôi thường đi ngang qua nơi này và luôn thấy một vài phụ nữ cao tuổi ngồi ở đó. Tôi cảm động sâu sắc bởi sự kiên trì của họ. Chúng tôi cũng đã trải qua bức hại, đơn giản vì niềm tin của chúng tôi khác với yêu cầu của chính phủ. Tôi có thể nhận thức được họ cảm thấy thế nào.”

Nữ diễn viên ba lê chuyên nghiệp Stephanie Burg chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng thông điệp mà họ đang truyền tải rất đẹp, tường hòa, và yên bình.”

Nhạc sĩ Jack Burg chia sẻ cảm tưởng của mình: “Tôi không thấy có gì sai trái với việc này. Tôi không hiểu tại sao người ta lại bị bức hại đơn giản chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Nó [cuộc bức hại] đúng là một quyết định ngu xuẩn.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/22/反迫害十四周年-纽约学员烛光夜悼-277023.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/4/141361.html

Đăng ngày 10-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share