Viết bởi một đệ tử tại Hoa kỳ

[Minh Huệ] Lời của một đệ tử: Vì anh muốn nói về “nhẫn”, thật ra, cái ý nghĩa thật sự của “Chân, Thiện, Nhẫn” không thể nào giải thích trong một hai câu được. Ở đây, tôi chỉ nói đến một phần rất nhỏ của ba chân lý ấy, dựa trên sự hiểu biết của tôi. Ví dụ như, nói về “nhẫn”, Phật giáo có dạy rằng nên “chịu nhẫn nhục”; Thiên chúa giáo nói rằng “nếu ai đánh má trái của bạn, bạn nên đưa má phải của bạn luôn thể”. Ở Trung quốc, người xưa nói rằng “Lùi một bước, trời đất rộng lớn như đại dương”. Những điều trên mang hàm ý khác nhau về “nhẫn” ở mỗi trình độ khác nhau. Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ Lý nói rằng “bạn không nên đánh lại nếu bị tấn công, hay nói lại khi bị làm nhục”. Ðây là những điều mà một người tu luyện phải đạt trước hết.

Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, “nhẫn” cũng liên quan đến chịu đựng và tha thứ. Tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện này…

Cách tốt nhất để kết thúc thù hận

Khi bức tường Bá Linh chưa sụp đổ, dân chúng ở Ðông Bá Linh quyết định muốn tặng ít “quà” cho những người hàng xóm ở Tây Bá Linh. Họ dùng những xe vận tải chở đầy những rác rến hôi thối, gạch vụn và những đồ phế thải khác, đầy xe và lái chầm chậm đến biên giới giữa Ðông và Tây Bá Linh. Ðến đó, họ đổ rác về phía bên kia tường.

Dĩ nhiên là dân chúng ở Tây Bá Linh rất tức giận và tin rằng họ sẽ trả thù. Mọi người, ai ai cũng tìm cách trả thù cho bỏ ghét. Có một người đàn ông khôn ngoan hơn ngăn cản mọi người đừng tức giận và dùng một phương cách khác, và lạ lùng thay, mọi người ai cũng tán thành. Họ bắt đầu thu góp những thứ mà dân chúng Ðông Bá Linh cần và chất đầy lên một xe tải. Mọi người quyên tặng áo quần, thực phẩm và thuốc men rồi lái xe vận tải đến bên bức tường, chất đồ đạc xuống cẩn thận, và viết một bảng hiệu là “Mọi người đều cố gắng để quyên góp”.

Hãy nghĩ kỹ điều này. Khi dân chúng Ðông Bá Linh thấy cách “trả thù” này và những giòng chữ thân thiện, họ sẽ nghĩ gì?

Những gì mà chúng ta cho người khác rất rõ ràng là sẽ biểu lộ một cách trung thực và mạnh mẽ. Ðiều này chứng tỏ là chúng ta thuộc về giới người nào. Sự phản ứng của các bạn khi bị thử thách bởi những người xấc xược, hỗn láo và thiếu lễ độ sẽ hoàn toàn làm lộ rõ chân tính của bạn.

Tôi nhớ có một người bạn có nói với tôi rằng “Chân và Thiện của Pháp Luân Công thì rất là tốt, nhưng tôi chưa thấy gì tốt về “nhẫn” cả. Thật ra, bà ta không hiểu rằng chân lý “Chân, Thiện, Nhẫn” là một sự hoà hợp rất thuần nhất. Chân có liên quan đến “Chân, Thiện, Nhẫn” — Thiện cũng liên quan đến “Chân, Thiện, Nhẫn”, và Nhẫn cũng liên quan đến “Chân, Thiện, Nhẫn”. Ðể đối xử với mọi người bằng tha thứ và chịu đựng đều có liên quan đến tình thân thiện và tính thật thà.

Cảnh giới

Kẻ tội lỗi sinh ra với tâm đố kỵ.
Từ lòng ích kỷ và nóng giận, họ than phiền về những gì bất công đối với họ.
Người thiện sinh ra với tâm trắc ẩn.
Từ lòng hoan hỷ không thù hận, họ đón nhận khó khăn làm niềm vui.
Bậc giác ngộ không còn tâm dính mắc.
Họ lặng lẽ quan sát thấy người đời vô minh hụp lặn trong ảo mộng.

Lý Hồng Chí
25 tháng Chín, 1995

(Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Những điều mà tôi mới diễn tả là “nhẫn” giữa người thường. Thật ra, “Chân, Thiện, Nhẫn” là những nguyên lý căn bản của vũ trụ. Tất cả những gì có đời sống đều có những nguyên lý như vậy.

Ví dụ, nói về “Nhẫn”. Máu huyết của một người thường là ở tình trạng quân bình (có độ PH = 7.43, được điều hoà bởi mức độ của carbone dioxide (CO2) và HCO3 – Khi mà máu trở nên nhiều acid hay alkaline, thì thân thể làm cho nó trở về bình thường ngay lập tức — điều này cũng có nghĩa là máu huyết con người cũng có sức chịu đựng. Tuy nhiên, nếu một người quá nóng nảy, ghét gỏng (không chịu đựng), hay khi quá nóng giận, người đó sẽ bị đau đầu. Ai cũng gặp phải điều này, vì trong lúc đó mức alkaline lên quá cao, có nghĩa là hơi độc. (khi một người nóng giận, người đó thở ra nhiều carbon dioxide, làm tăng mức của alkalinity). Mặt khác, khi một người không biểu lộ nóng nảy, nhưng hậm hực bên trong, họ sẽ nâng mức acid trong máu của họ. Dĩ nhiên là, khi acid lên cao, người ta có thể thêm alkaline, hay khi alkaline lên cao, có thể thêm acid. Tuy nhiên, làm như thế vẫn không giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề. Nếu bạn có thể giữ tâm được an tịnh, là bạn có thể giải quyết tận gốc rễ của vấn đề. Về mặt này, thuốc cổ truyền Trung quốc có phần mạnh hơn vì nó giải quyết tận gốc rễ của bệnh tật.

Ví dụ này diễn tả về phần thể xác của “nhẫn” và phần tâm trí của “nhẫn” là có quan hệ với nhau. Nếu bạn giữ được tâm an tịnh, bạn được khỏe mạnh một cách tự nhiên. Chẳng phải trong Chuyển Pháp Luân có nói rằng “tinh thần và vật chất là nhất tính”? Ví dụ này nói về vấn đề này với một cái nhìn khác.

Nhẫn là gì

Nhẫn là chìa khoá để nâng cấp tâm tính. Chịu đựng với tức giận, oán trách hay nước mắt là cái nhẫn của người đời, vốn có nhiều chấp trước. Chịu đựng chẳng tức giận hay oán trách là cái nhẫn của kẻ tu luyện.

Lý Hồng Chí
21 tháng Giêng, 1996

(Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Cái ví dụ ở trên về nhẫn có liên hệ đến thân thể của con người. Bây giờ, tôi sẽ cho ví dụ về “Nhẫn” của một hệ thống lớn hơn … đó là trái đất.

Ở tình trạng tự nhiên, bầu khí quyển của trái đất, có đại dương và sông ngòi đều có khả năng tự nhiên là làm sạch. Nếu có một ít rác rưởi, nó sẽ cuốn đi và tan biến. Những đồ dơ bẩn ở sông ngòi, đại dương hay trên đất liền có thể được tiêu huỷ bởi sinh trùng, phát ra carbon dioxide và nhiều chất khác nữa. Qua việc biến đổi này trên toàn hệ thống của trái đất, những chất dơ bẩn cũng trở thành một phần của đại dương và đất liền.

Ðiều này cũng chứng tỏ trái đất cũng “chịu đựng” được. Tuy nhiên , nếu mức độ rác rến, dơ bẩn quá cao, vượt quá khả năng chuyển hoá của trái đất, như mọi người đều biết, như vậy chúng ta sẽ có những vấn đề về môi trường.

Nếu môi trường không thể chịu đựng được, thì những khó khăn đó là do ở chúng ta, bởi vì chúng ta cũng sẽ không chịu đựng được. Loài người mãi tìm kiếm “phát triển” và giải trí và tận dụng thiên nhiên một cách quá đáng, làm tàn hại mức quân bình của nó. Ðiều này không phải là Thiện mà cũng không phải là Nhẫn. Vì thế, ai ai cũng cần phải suy nghĩ về “thiện” và “nhẫn”. Thật ra, bất kỳ một hệ thống nào trong vũ trụ cũng hướng theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” và cũng hướng theo sự sinh tồn và ổn định của vũ trụ. Những ai và hệ thống nào mà không theo những nguyên lý này rồi cũng sẽ bị hư hoại và tan rã.

Người Trung hoa cổ nói rằng thiên và nhân đều phải đối xử tốt với nhau, có nghĩa là họ đã biết rất rõ về điều này.

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/6/24/52493.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/7/19/38282.html.

Dịch ngày 8-8-2003; đăng ngày 9-8-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share