[MINH HUỆ 19-02-2013] Vào tháng 01 năm 2013, tám thành viên Slovak của nghị viện châu Âu đã đề xuất một nghị quyết về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Ủy ban Đối ngoại đã thảo luận về nghị quyết này và quyết định gửi một bức thư cho bà Catherine Ashton, Trưởng ban Chính sách đối ngoại EU để hỏi về tình hình của các cuộc đối thoại EU – Trung Quốc liên quan đến những vi phạm nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công. Sau khi nhận được phản hồi, họ sẽ gặp lại nhau để thảo luận vấn đề.

Nghị quyết được đề xuất:

A) Thể hiện tình đoàn kết với các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) và với các thành viên trong gia đình họ, những người đã chịu đựng cuộc bức hại trong nhiều năm qua.

B) Yêu cầu chính phủ nước Cộng hòa Slovak và Chủ tịch nước Cộng hòa Slovak sử dụng các cơ hội thích hợp trong những cuộc đàm phán với các đại biểu chính phủ của nước CHNDTH để yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và phóng thích họ vô điều kiện.

Nghiên cứu lý luận của nghị quyết dài 04 trang, trong đó giải thích rằng Pháp Luân Công là môn tu luyện đạo đức và tinh thần, bao gồm thiền định và các bài công pháp dựa trên những nguyên lý của Chân – Thiện – Nhẫn. Từ khi được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992 cho đến năm 1999, môn tu luyện đã có 70 triệu người theo học. Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, kể từ năm 1999, đã bị bức hại vì niềm tin của họ một cách bất công, và cuộc bức hại này là mâu thuẫn với Tuyên ngôn Nhân quyền và các tiêu chuẩn pháp lý đã được chấp nhận. Nó cũng trích dẫn các tổ chức và cơ quan lập pháp trên khắp thế giới, ví dụ: Thượng viện Hoa Kỳ, Nghị viện châu Âu, trong nghị quyết A6-0257 từ năm 2006 tuyên bố trong điểm 66 rằng nghị viện Châu Âu “mạnh mẽ lên án việc giam giữ và tra tấn các học viên Pháp Luân Công trong các nhà tù, và ‘trại cải tạo lao động'”, đồng thời “kêu gọi chính phủ Trung Quốc chấm dứt việc giam giữ và tra tấn các học viên Pháp Luân Công và thả họ ngay lập tức”. Nó cũng tuyên bố rằng Ủy ban về [chống] Tra tấn UNO đã nêu trong báo cáo hàng năm của họ vào ngày 12 tháng 12 năm 2008, rằng Trung Quốc phải ngay lập tức thực hiện hoặc đảm bảo một điều tra độc lập về các cáo buộc tra tấn và mổ cướp nội tạng của một số học viên Pháp Luân Công, cũng như tiến hành các biện pháp cần thiết để truy tố và trừng phạt những người có trách nhiệm.

Nghiên cứu lý luận tiếp tục với một mô tả về lịch sử của cuộc bức hại Pháp Luân Công, những chi tiết về báo cáo của ông David Kilgour, trích dẫn từ các nghị quyết của những quốc gia khác, và quan điểm của bộ Ngoại giao, đồng thời đề cập rằng các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc không sẵn sàng chịu trách nhiệm về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Nghiên cứu lý luận kết thúc với một tuyên bố rằng các mối quan hệ tốt, bao gồm các quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với Slovakia, chỉ có thể được thực hiện dựa trên cơ sở tôn trọng và cởi mở lẫn nhau, và nghị quyết này là khởi đầu của những cố gắng tìm kiếm sự hợp tác.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/2/19/138192.html

Đăng ngày 25-02-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share