Viết bởi Chương Đông

[Minh huệ] Trong việc chia sẻ những kinh nghiệm với các bạn đồng tu hay làm công tác Hồng Pháp và làm sáng tỏ sự thật cho những người thường, đôi khi chúng ta có thể dùng những từ ngữ không cần thiết, bởi vì cái tâm thích phô trương, hay còn chấp trước về cái ngã của mình, hay đặt quá nặng ý kiến của mình và nhiều thứ khác nữa. Nhưng chỉ sau khi những rắc rối đã xảy ra, người đó mới biết được rằng anh ta chưa làm tốt trong việc tu khẩu của anh ta. Hơn nữa, sau đó anh ta lại tìm thấy rằng trong tâm ý của anh ta vẫn còn bám víu vào một vài chấp trước của người thường.

Trong những lúc một mình, một người có thể tìm thấy một vài trường hợp mà trong tâm của mình bị bất an kinh khủng vì trí tưởng tượng của mình và mình không thể kềm tâm của mình được, đặc biệt là sau khi đã nói chuyện với người khác. Sau nhiều lần chú ý những trường hợp như vậy, mình tìm ra rằng những ý tưởng được khơi dậy bởi sự tưởng tượng của chính mình, thường là những đối thoại hay thú nhận mà đó là cái lối mà tâm ý của những người bình thường khác hay phô bày. Ðôi khi mình không thể giữ tâm mình được an bình ngay khi học Pháp hay phát Chính niệm, với những ý nghiệp và sự quấy nhiễu từ bên ngoài tiếp tục gây khó khăn. Sau khi xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân, mình khám phá ra rằng ta vẫn còn bám víu nhiều chấp trước.

Ðể đối phó với tình trạng này, một mặt là, những chấp trước còn bám víu phải được khám phá và buông bỏ đi, mặt khác là phải củng cố chủ ý thức của mình và hãy để cho chủ ý thức điều khiển tâm của mình. Theo kinh nghiệm của tôi thì, nếu anh ta không giải quyết trường hợp này tốt đẹp, thì những chấp trước đó sẽ xảy đến trong công việc Hong fa của mình, mà mình sẽ không thể giữ tâm mình vắng lặng khi học Pháp cũng như khi phát Chính niệm. Khi loại diệt chấp trước, thì phải tận diệt chúng một cách hoàn toàn.

Ðôi khi cố gắng loại bỏ những ý nghĩ lộn xộn và không trong sạch cũng đem lại nhiều khó khăn cho chúng ta. Khi tâm chúng ta thuận theo những chấp trước và chạy nhảy lung tung, chúng ta lại cảm thấy dễ chịu hơn và chúng ta cảm thấy rất khó chịu khi chúng ta cố gắng loại bỏ những chấp trước đó. Ðây chính là lúc mà chúng ta rất cần thiết củng cố chủ ý thức của chúng ta. Con người thật sự của chúng ta phải trong sáng và định tĩnh, phản chiếu tình trạng đẹp đẽ của trí huệ, của tự do và của sự an lạc hoàn toàn, vẫn giữ trong chúng ta cái tự nhiên đó, không theo đưổi một ý niệm nào, mà chúng ta vẫn có thể làm bất cứ việc gì.

Trong sự tu luyện của chúng ta, điều quan trọng nhất là tinh lọc mỗi một ý nghĩ của chúng ta và làm vững mạnh chủ ý thức của mình. Hơn nữa, phải học Pháp nhiều và đặc biệt là đòi hỏi chúng ta phải có một cái tâm vắng lặng và định tĩnh. Khi học Pháp ít, chúng ta thật khó mà phán xét ý của người khác là đúng với những gì trong Pháp hay không. Chân lý “Chân-Thiện-Nhẫn” có một chiều sâu vô tận và ý nghĩa rất rộng lớn. Ðó là kim chỉ nam cho chúng ta trong lúc chúng ta tu luyện và làm sáng tỏ Pháp. Không những giúp cho chúng ta sửa chữa những lỗi lầm của mình, chấn chỉnh lại những sai trái trong tư tưởng, mà còn giúp cho chúng ta làm sáng tỏ những quấy nhiễu từ bên ngoài mà đã được giàn dựng bởi tà ác. Và vì thế, chúng ta cần phải học và hiểu Pháp nhiều hơn.

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/9/16/36639.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2002/9/22/26764.html

Dịch và đăng ngày 25-9-2002; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để gần hơn với nguyên tác

Share