Bài viết của một học viên tại Vũ Hán

[MINH HUỆ 08-08-2008] Hôm nay một học viên đến nhà tôi và hỏi xin xem tấm hình mà chúng tôi chụp với Sư phụ nhiều năm rồi. Tôi mang tấm hình bọc trong giấy ra mà đã được giữ trong một chiếc áo dài trong tủ áo. Mở bọc giấy ra, chúng tôi nhìn ngắm gương diện mỉm cười của Sư phụ. Chúng tôi xúc động đến nỗi mắt chúng tôi đầy nước mắt. Nhìn bức hình, nó đưa chúng tôi trở lại những ngày hạnh phúc khi mà chúng tôi ở cùng Sư phụ trong lúc khóa học thứ nhì của Ông tại thành phố Vũ Hán. Các kỷ niệm vô cùng sống động, khiến chúng tôi cảm thấy như nó mới vừa xảy ra hôm qua thay vì đã 15 năm rồi.

Vào giữa tháng ba 1993, chúng tôi có một máy truyền thanh tại nhà. Đài Truyền thanh Kinh tế Changjiang tại Vũ Hán đang phát thanh chương trình trị bệnh qua Pháp Luân Công của Sư phụ. Sư phụ nói trong máy phát thanh, “Bây giờ hãy nghĩ đến chỗ mà chư vị cảm thấy khó chịu.” Giọng nói vang rền nghe thật thành thật và quen thuộc, tôi tò mò không biết vì sao mình cảm thấy như vậy, vì tôi chưa biết Sư phụ.

Vì Sư phụ kêu thính giả đang nghe đài lúc bấy giờ hãy nghĩ đến chỗ mà chúng tôi cảm thấy khó chịu, tôi tức thời nghĩ đến bao tử của tôi. Một vài phút sau, Sư phụ lại hỏi, “bây giờ chư vị cảm thấy như thế nào?” Thình lình, cái đau và sưng trong bao tử tôi, mà đã làm phiền tôi trong nhiều năm, biến mất. Tôi rất xúc động. Sư phụ đã thanh lý cơ thể của tôi trước cả khi tôi gặp Ông.

Pháp Luân Công thật mầu nhiệm. Nói chuyện với vợ tôi, chúng tôi quyết định mang đứa con gái bị bệnh của chúng đi tham gia khóa dạy tại Vũ Hán mà Sư phụ đang tổ chức lần thứ nhì. Để tìm thuốc trị cho chứng bệnh của con gái chúng tôi, vợ tôi đã tham gia nhiều lớp dạy khí công. Nghe lời giảng của Sư phụ Lý, bà tự hỏi Sư phụ là ai? Ngay lúc bấy giờ bà nghe Sư phụ nói, “Có người nơi đây tự hỏi về tôi. Tôi có thể trị bệnh của chư vị mà không cần dơ bàn tay lên.” [không phải nguyên văn] Vợ tôi thật ngạc nhiên, “Ông đang nói về tôi, phải vậy không? Vị thầy này có thể thấy được tư tưởng của tôi.”

Các buổi giảng mà chúng tôi tham gia được tổ chức từ 7:00 đến 9:00 giờ mỗi tối, để thuận tiện cho những người mà đi làm ban ngày. Vì chúng tôi sống tại Qingshan, rất xa Hội trường Hội đồng Đảng thành phố Hankou, ba người chúng tôi thường rời nhà vào lúc sau 3:00 giờ chiều một chút.. Chúng tôi phải đi bằng một chiếc phà và sau đó bắt xe buýt để đến nơi.

Ngày đầu tiên chúng tôi rời lớp học sớm để cho kịp bắt chiếc phà và chiếc xe buýt để trở về nhà. Ngày hôm sau, các học viên nói với chúng tôi, “Hôm qua Sư phụ làm thanh hóa cho chúng tôi. Tiếc quá chư vị rời đi sớm.” Vợ tôi tức thời phóng lên bực giảng trước lớp học để tìm Sư phụ. Bước xuống bực thang sau khi không tìm thấy Ông, bà nhìn thấy Ông đang bước lên bực thang. Vợ tôi gấp gáp như vậy bà không nghĩ nhiều về điều gì mà chỉ nắm lấy bàn tay Sư phụ và nói, “Sư phụ, chúng tôi rời đi sớm hôm qua để bắt kịp chiếc phà nên chúng tôi hụt mất được thanh hóa.” Sư phụ mỉm cười, vỗ nhẹ vào vai bà và nói, “Có người muốn được hưởng trọn vẹn sau đó.”

Sau buổi học ngày đó, Sư phụ nói, “Hôm qua, vì có người ở xa nên về sớm, họ không nhận được cơ hội thanh hóa cơ thể của họ. Chúng ta lại làm lại.” Theo lời chỉ dẫn của Sư phụ, “Bây giờ, dậm chân trái của chư vị!” Cả ba chúng tôi cùng nhau dậm chân của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy trong tim chúng tôi một sự ấm áp không thể tả. “Thật là một vị Thầy tốt quá!”

Sau buổi học ngày hôm đó, Sư phụ dạy chúng tôi bài tập công thứ nhất, “Phật triển thiên thủ”. Một vài học viên trình bày cách tập trên khán đài trong khi Sư phụ đi hướng dẫn “Di Lạc thân yêu, Như Lai Quán Đỉnh, Song Thủ Hợp Thập.” Chúng tôi theo lời Sư phụ chỉ dẫn mà học tập. Đêm đó tôi rất hứng khởi và nói với vợ tôi, “Pháp Luân Công này thật là phi thường. Hãy nghĩ tới các danh xưng của các động tác. Di Lạc Thân Yêu, Như Lai Quán Đỉnh, Bồ Tát Phù Liên, La Hán Bối Sơn, và v.v. Cái Pháp này lớn lao quá. Sư phụ phải là người đến từ một cấp vô cùng cao. Chúng ta phải đi theo Sư phụ mà tu luyện cho đến cùng.”

Một ngày khác sau buổi giảng Sư phụ dạy chúng tôi bài Công Pháp thứ nhì, ‘Pháp Luân Trang Pháp’. Khi tôi ‘ôm Pháp Luân ở hai bên tai’ với đôi mắt nhắm, tôi thình lình cảm thấy bàn tay của ai nhẹ nhàng sửa động tác của cánh tay trái của tôi. Tôi mở mắt ra và nhìn thấy Sư phụ đang đứng trước mặt tôi. Tôi cảm thấy một luồn hơi ấm xuyên khắp toàn thân. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Bàn tay của Sư phụ rất to lớn, mềm mại và ấm cúng. Lúc bấy giờ, phòng giảng đầy người, kể cả ở hai bên cửa, nhưng Sư phụ vẫn đi xuống từ bực giảng và cố sửa chữa các động tác của chúng tôi từng người một. Nhớ lại điều ấy, chúng tôi vẫn còn cảm động sâu xa. Tôi thật may mắn được ở gần kề Sư phụ như vậy và được đích thân Ông chỉ dẫn.

Chín ngày giảng Pháp không bao lâu đã đến lúc kết thúc. Buổi chiều ngày cuối, chúng tôi được chụp hình với Sư phụ. Hãy tưởng tượng – nhiều ngày học viên tất cả đều muốn được chụp hình với Sư phụ. Sư phụ chụp hình với mỗi nhóm, nhóm này đến nhóm kia. Chụp hình kéo dài suốt buổi chiều, nhưng Sư phụ từ bi của chúng ta luôn mỉm cười suốt buổi và cố làm vừa lòng mọi yêu cầu. Chúng tôi rất cảm động. Tôi lúc bấy giờ đứng bên cạnh Sư phụ và hạnh phúc vô cùng, khiến cho cái miệng cười của tôi che hết hai mắt của tôi.

Mười lăm năm qua mau lẹ. Mỗi khi tôi hồi tưởng đến kỷ niệm của tôi về Sư phụ tôi cảm thấy hổ thẹn. Sư phụ đã và đang chăm sóc cho chúng ta như một người cha hiền và đã chịu đựng nhiều như vậy cho chúng ta. Đúng như lời Sư phụ nói:

“Không phải Sư phụ không từ bi. Trong những năm tu luyện, thì ngoài việc tôi đã vì chư vị mà gánh chịu quá nhiều, thì đồng thời [tôi] còn vì sự nâng cao của chư vị mà không ngừng điểm ngộ cho chư vị, vì sự an toàn của chư vị mà trông coi bảo hộ chư vị, [và] để chư vị có thể viên mãn đã cân bằng những món nợ mà chư vị đã thiếu ở các tầng khác nhau. Đó không phải là [việc] mà ai cũng làm được, cũng không phải là [việc] mà có thể làm cho người thường.” (“Bài trừ can nhiễu,” Tinh tấn yếu chỉ II)

Nghĩ về việc Sư phụ từ bi của chúng ta đã chịu đựng cho chúng ta thật quá nhiều, nếu tôi không làm tốt, tôi sẽ thật sự không xứng đáng với sự từ bi và cứu độ của Sư phụ. Trên chặng đường còn lại của hành trình của chúng ta, tôi phải nắm lấy thời gian và làm tốt ‘ba điều’ để làm một đệ tử chân chính và xứng đáng của Sư phụ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/8/8/183638.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/9/11/100546.html
Đăng ngày 26-9-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share