Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-11-2012] Học viên Pháp Luân Công, ông Xa Trung Sơn ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh bị bắt vào ngày 06 tháng 07 năm 2012. Ông Xa bị giam giữ ở trại tạm giam Diêu Gia ở thành phố Đại Liên hơn bốn tháng. Có thông tin rằng ông bị khóa tay và bị xích vào một cái vòng trên mặt đất trong hai tháng và thỉnh thoảng còn bị trói vào ghế cọp cả đêm. Ông bị bức hại tàn bạo. Vợ ông, bà Uông Xuân Nga cũng bị bắt và bị bức hại tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Người nhà họ đã thuê một luật sư để giúp hai người về các thủ tục tố tụng.

Được biết, ông Xa đã nuốt bàn chải đánh răng để phản đối việc giam giữ và bức hại bất hợp pháp. (Chú thích: Các học viên Đại Pháp luôn sử dụng các biện pháp hòa bình và hợp lý để phản bức hại, không dùng các phương thức quá khích.) Kết quả là ông bị đi ngoài ra máu trong vài ngày và trong tình trạng nguy kịch. Vào ngày 18 tháng 10, gia đình ông biết tin về sự việc. Họ đến Đồn công an Quỳ Anh và yêu cầu gặp ông Xa vào ngày 30 tháng 10 năm 2012. Người ở đồn công an nói: “Đúng vậy, chúng tôi đã bắt giữ ông ấy nhưng ông ấy không có ở đây và chúng tôi không chịu trách nhiệm. Khi chúng tôi bắt ông ấy, sức khỏe ông rất tốt. Vì vậy chúng tôi không có gì phải làm ở đây. Mọi người nên tìm người nào đã làm điều đó với ông ấy.”

Người nhà ông đến trại tạm giam Diêu Gia và tìm gặp đội trưởng mới được chuyển đến. Họ đòi thăm ông Xa vì ông đang trong tình trạng nguy kịch. Đội trưởng nói: “Ông ấy đã được xét nghiệm và không có vấn đề gì nghiêm trọng.” Sau đó ông ta nói: “Tôi không biết gì về việc này. Để tôi kiểm tra lại.” Khi gia đình ông Xa chỉ ra sự mâu thuẫn trong lời nói của đội trưởng, ông ta nói một cách ngạo mạn: “Đi mà kiện tôi.”

Sau đó gia đình ông Xa gọi điện cho đội phó Trì Bằng và yêu cầu gặp ông Xa. Trì Bằng trốn tránh trách nhiệm và nói: “Lời nói của tôi không có tác dụng. Chúng tôi cần được sự đồng ý của cấp trên.” Sau vài phút, ông ta nói cấp trên không đồng ý. Sau đó ông ta gọi điện yêu cầu chị gái ông Xa trả 3,000 nhân dân tệ chi phí điều trị cho ông Xa.

Hồi tưởng sự kiện

Khi ông Xa Trung Sơn về đến nhà vào khoảng 10 giờ sáng ngày 06 tháng 07, ông bị lôi xuống đất bởi một số công an mặc thường phục, bị đánh tàn bạo và bị bắt. Tay ông bị chảy máu. Sau 01 giờ chiều, vợ ông, bà Uông Xuân Nga đang trốn gần khu nhà cũng bị bắt bởi các công an ở Đồn công an Quỳ Anh. Công an tịch thu tiền bạc và các tài sản cá nhân bao gồm hai ô tô, một xe máy, đồ đạc và tủ, v.v. Ngay cả các bình hoa cũng bị tịch thu và không còn lại thứ gì trong nhà họ. Nhiều người dân đã chứng kiến hành vi cướp bóc của công an.

Ông Xa bị đánh đập và bị thương nghiêm trọng. Một tháng sau tay ông vẫn còn sưng. Không có thứ nào trong số tài sản bị tịch thu bao gồm tiền mặt và chìa khóa được trả lại cho gia đình. Ông Xa bị giam trong một phòng nhỏ ở trại tạm giam Đại Liên. Ông Xa bắt đầu tuyệt thực vào tháng 08 để phản đối bức hại.

Vào sáng ngày 08 tháng 08, Vương Bồi Kỳ từ Đồn công an Quỳ Anh bảo hai người nhà của ông Xa rằng ông ta phụ trách trường hợp của ông Xa. Nhưng ông ta thay đổi lời nói của mình ngày hôm sau và bảo với ba người nhà khác của ông Xa rằng ông ta không liên quan đến trường hợp của ông Xa. Gia đình ông Xa hỏi Cao Thiên Thắng, phó đồn công an, lý do họ bắt giữ ông Xa và tại sao gia đình không được thông báo trong hơn một tháng. Phó đồn Cao nói rằng ông ta không có số điện thoại liên lạc của họ.

Sáng ngày 09 tháng 08, gia đình ông Xa yêu cầu Cao Thiên Thắng thả ông Xa nhưng thay vào đó ông ta chuyển họ cho trưởng đồn Vương và đến lượt trưởng đồn Vương đẩy họ về lại cho phó đồn Cao. Hai vị này đã trốn tránh trách nhiệm. Khi gia đình ông Xa yêu cầu thông báo, trưởng đồn Vương Quân nói dối rằng họ đã thông báo cho bố mẹ ông Xa. Thật ra, bố mẹ ông Xa không biết gì về việc con họ bị bắt giữ. Những người thân khác không nghe tin tức gì về ông Xa và vợ ông một khoảng thời gian và được nghe tin từ hàng xóm rằng họ đã bị bắt. Đồn trưởng Vương tuyên bố rằng ông Xa và vợ ông đã phạm tội vì họ tập Pháp Luân Công.

Được biết, lý do bắt giữ là ông Xa đã lắp đặt một đầu thu sóng vệ tinh của đài truyền hình Tân Đường Nhân. Tân Đường Nhân là đài truyền hình quốc tế, độc lập và phi lợi nhuận được thành lập bởi người Hoa sống tại Mỹ vào tháng 12 năm 2001. Nhiệm vụ của Tân Đường Nhân là xúc tiến quyền tự do báo chí ở Trung Quốc, văn hóa truyền thống Trung Quốc và phục vụ như một cầu nối giữa phương Đông và phương Tây. Tân Đường Nhân cố gắng cung cấp thông tin trung thực cho người Hoa trên toàn thế giới và đưa tin trực tiếp, sâu sắc về Trung Quốc. Khoảng 200 triệu khán giả trên toàn thế giới xem các chương trình của Tân Đường Nhân. Ở Trung Quốc, 40 đến 60 triệu gia đình xem truyền hình vệ tinh nước ngoài. Ngày càng nhiều đầu thu sóng vệ tinh truyền hình được lắp đặt ở vùng Đại Liên, đặc biệt từ khi phơi bày các sự kiện Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, Cốc Khai Lai và tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng vì lợi nhuận ở Trung Quốc. Các tin tức khách quan, trung thực của Tân Đường Nhân được người dân Đại Liên yêu thích.

Chu Vĩnh Khang, Bí thư Ủy ban chính trị và luật pháp của ĐCSTQ và là thủ phạm chính trong cuộc bức hại Pháp Luân Công đã tham dự Hội nghị lần thứ 4 của Văn phòng quốc tế chống tham nhũng ở thành phố Đại Liên vào ngày 26 tháng 06. Để chuẩn bị cho hội nghị, các quan chức ĐCSTQ ở Đại Liên tăng cường bức hại các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Liên để lấy lòng “sếp”. Được biết Phòng 610 Đại Liên, hay thậm chí các cán bộ cao hơn đã âm mưu tăng cường bức hại trong một thời gian dài, chủ yếu nhắm vào những người đã lắp đặt đầu thu sóng đài truyền hình Tân Đường Nhân. Công an đã lên danh sách những người bị bắt.

Kết quả, ngày 06 tháng 07, Phòng 610 Đại Liên, Ủy ban Chính trị và luật pháp, Cục công an, Đội An ninh nội địa và công an ở phòng công an, đồn công an và Ủy ban khu phố thực hiện bắt giữ quy mô lớn các học viên Pháp Luân Công. Khoảng 100 học viên bị bắt giữ và nhà của họ bị lục soát. Bà Trương Quế Liên, 69 tuổi, ở khu phát triển, bị bắt bởi các cảnh sát đột nhập vào nhà bà khi bà đang tắm. Bà bị bắt và bị đưa đến trại tạm giam, bà qua đời vào ngày 15 tháng 08. Các học viên Pháp Luân Công bị bức hại tàn bạo ở trại tạm giam Đại Liên. Hai học viên Khúc Bân và Trương Quốc Lập bị bức hại đến nguy kịch. Một học viên khác là Hầu Xuân Lệ, bị gãy chân và bị tổn thương ở thận.

Các học viên Pháp Luân Công: Lưu Mỹ Phân, Khúc Liên Hi, Tống Ái Liên, Bùi Chấn Ba, Tôn Vận, Trương Ngọc Liên, Khang Ngọc Anh, Lâm Duy Châu, Vạn Hiểu Huy, Uông Xuân Nga, Vu Trường Thuận, Trương Lệ Na, Hác Thu Tinh, La Kim Ngọc, Tiểu Xuân Linh, Lưu Cát Khanh và những người khác bị kết án ở trại lao động cưỡng bức. Mã Thụy Điền, Vương Vũ (Vương Đức Phát), Lưu Thanh Đào, Chu Thừa Kiền, Xa Trung Sơn, Vương Thủ Thần, Vương Kiến, Xà Việt, Diêm Kim Hoa, Hác Dược San, Lý Thánh Kiệt và những người khác bị bắt giữ. Được biết gia đình của các học viên Pháp Luân Công đã thuê luật sư từ Bắc Kinh đến đại diện cho các học viên trong các thủ tục tố tụng.

Những người chịu trách nhiệm bao gồm Phó Thị trưởng thành phố Đại Liên là Vương Lập Khoa, Cục trưởng Cục công an Vương Bình, Bí thư thành phố Đại Liên, quận phó Trung Sơn, Cục trưởng Cục công an, đội trưởng Đội giám sát Phòng công an thành phố Đại Liên Mã Đan Lượng, Giám đốc trại tạm giam Đại Liên và những người khác.

Trì Bằng: 86-15566402217 (Di động)


Bản tiếng Hán:  https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/1/车忠山在大连看守所遭酷刑-妻子被非法劳教-264771.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/15/136329.html

Đăng ngày 24-12-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share