Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 6-11-2012] Phòng công an địa phương, Viện kiểm sát và tòa án thành phố Nghi Lâm, tỉnh Sơn Đông đã ngang nhiên vi phạm pháp luật bằng cách xét xử bí mật cô Đặng Lương Tồn và kết án cô bảy năm tù. Cô Phó Quế Anh cũng bị kết án tương tự với chín năm tù. Luật sư của họ từ Bắc Kinh đã rất sửng sốt với bản án tàn nhẫn này.

Hai học viên Pháp Luân Công thành phố Nghi Lâm là cô Đặng và cô Phó bị bắt ở Lan Sơn thành phố Nghi Lâm vào ngày 06 tháng 06 năm 2012 và bị đưa đến Đội an ninh nội địa Lan Sơn. Sau đó họ bị giam ở Trại tạm giam thành phố Nghi Lâm. Tuy nhiên, lệnh bắt giữ họ không được ban hành cho đến một tháng sau, vào ngày 06 tháng 07. Trong thời gian đó, gia đình họ không nhận được bất cứ thông báo nào.

Cô Đặng Lương Tôn 

Cô Phó Quế Anh

Gia đình cô Đặng và cô Phó thuê hai luật sư từ Bắc Kinh thụ lý các thủ tục pháp lý. Hai luật sư rất cảm thông với nỗi khổ của họ, đó là kết quả của cuộc bức hại và chuẩn bị bào chữa “vô tội” cho họ.

Cô Phó Quế Anh, 43 tuổi, là một công dân thôn Chu Gia Oa, xã Phường Tiền, huyện Cử Nam, thành phố Nghi Lâm. Cô có tình trạng sức khỏe tốt trước khi bị bắt. Bây giờ cô giống một bà lão ít nhất 60 tuổi. Tóc cô chuyển sang bạc trắng và trông cô hốc hác, gầy yếu.

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cô Phó tuân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn làm chỉ dẫn trong cuộc sống và tận hưởng sức khỏe tuyệt vời. Cô chăm sóc tốt chồng con và gia đình họ rất hạnh phúc.

Cô Đặng Lương Tồn, 53 tuổi, sống tại quận Lan Sơn, thành phố Nghi Lâm. Sau khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, các chứng bệnh của cô biến mất và cô trở nên khỏe mạnh. Cô rất tốt bụng và hòa nhã với mọi người.

Phòng công an địa phương và tòa án quận Lan Sơn vi phạm pháp luật

Gia đình cô Phó và cô Đặng thuê hai luật sư từ Bắc Kinh bất chấp cơn bão vào ngày 07 tháng 09 để làm các thủ tục pháp lý tại Viện kiểm sát và đến trại tạm giam để thăm thân chủ của họ. Trại tạm giam từ chối yêu cầu của họ, nói rằng vụ việc này đã quá hạn và việc đến thăm không được phép. Sau đó nhân viên Viện kiểm sát bảo họ rằng vụ việc này đã được chuyển về Đội An ninh nội địa Lan Sơn.

Buổi chiều, thân nhân của họ đến Đội An ninh nội địa để hỏi tình hình. Đội trưởng Lưu Hồng Nghĩa bảo họ rằng hồ sơ đã được trả về Viện kiểm sát. Gia đình đến Viện kiểm sát vào ngày 10 tháng 09. Nhân viên ở đó bảo họ rằng: “Vụ việc được giải quyết ở đây và mọi người cần thuê luật sư.” Tuy nhiên, các luật sư đã hoàn thành các thủ tục nhưng vẫn không thể gặp bị cáo và sau đó họ phải rời đi.

Hai luật sư đến từ Bắc Kinh đến trại tạm giam Lâm Nghi một lần nữa vào ngày 20 tháng 09. Họ được nói rằng họ không được thăm thân chủ của họ vì vụ việc này đang còn “điều tra bổ sung.” Hai luật sư phải về nhà mà không có tiến triển gì.

Gia đình gọi điện cho trại tạm giam nhiều lần vào ngày 29 và 30 tháng 09. Trại tạm giam hoặc từ chối trả lời cuộc gọi hoặc từ chối nói bất cứ điều gì. Khi gia đình đến Phòng kiến nghị tòa án Lan Sơn, người ở đây rất thiếu kiên nhẫn và nói họ rằng họ chưa bao giờ gặp vụ việc này. Vụ việc đã được trình lên tòa án vào ngày 26 tháng 09 và hai học viên đã nhận được cáo trạng từ Viện kiểm sát Lan Sơn vào ngày 27 tháng 09. Cả thân nhân và luật sư của họ đều không nhận được thông báo.

Vào sáng ngày 08 tháng 10 (bảy ngày sau ngày nghỉ lễ), không cần thông báo cho luật sư bào chữa hay gia đình, Tòa án quận Lan Sơn đã xét xử cô Đặng và cô Phó.

Hai luật sư đến Việc kiểm sát Lan Sơn yêu cầu công tố viên Cao Kiến Vân đưa bản cáo trạng vào ngày 17 tháng 10 nhưng ông Cao từ chối cung cấp nó. Khi các luật sư hỏi ông ta tại sao tòa án không thông báo cho luật sư, ông Cao nói rằng ông không có thông tin liên lạc. Các luật sư nói rằng thông tin liên lạc đều được ủy quyền. Ông Cao mở hồ sơ và thấy thông tin liên lạc trong tài liệu nhưng ông ta lập tức đóng lại và nói: “Tôi không có quyền thông báo cho các anh.” Sau đó ông ta thực sự xua đuổi các luật sư và nói rằng: “Đi đi. Các anh có thể kiện tôi. Kiện tôi bất cứ khi nào các anh muốn.”

Trong toàn bộ quá trình, Viện kiểm sát Lan Sơn, Đội An ninh nội địa, trại tạm giam Lâm Nghi và tòa án liên tục đùn đẩy nhau để ngăn các luật sư đến thăm học viên. Họ không tuân thủ pháp luật. Các nhân viên của họ thô lỗ và vô lý. Họ đã lừa dối các luật sư, thân nhân [của hai học viên] và vi phạm pháp luật.

Phòng 610 và Ủy ban Chính trị và luật pháp đứng đằng sau cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Phòng công an địa phương, Viện kiểm sát và tòa án quận Lan Sơn và thành phố Lâm Nghi đã phớt lờ luật pháp. Họ liên tục nói dối để lừa thân nhân và luật sư và từ chối luật sư các quyền hợp pháp của họ. Thật vậy, tất cả họ đều biết rằng bức hại Pháp Luân Công là phi pháp. Họ xấu hổ khi để công chúng thấy rằng họ có quyền nhưng điều họ làm cho thấy rằng họ chỉ đang lừa dối chính họ.

Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở tất cả các cấp ngang nhiên xem thường pháp luật? Thế lực nào đứng sau nó? Điều ĐCSTQ sợ là gì?

Thời gian 13 năm dài bức hại Pháp Luân Công là một sự vi phạm công lý. Từ nội tâm, những kẻ bợ đỡ ĐCSTQ sợ hãi và hèn nhát, trong vụ án này, hai luật sư chuẩn bị bào chữa “vô tội” thay cho thân chủ họ. Có một thực tế không thể chối cãi rằng tập luyện Pháp Luân Công là hợp pháp và giảng chân tướng cũng hợp pháp. Không có điều luật Trung Quốc nào xác định Pháp Luân Công là một “tà giáo.” Các tổ chức và cá nhân của ĐCSTQ tham gia cuộc bức hại Pháp Luân Công đã vi phạm pháp luật.

Thật vậy, Ủy ban Chính trị và luật pháp của ĐCSTQ đứng sau kiểm soát tất cả các hoạt động. Phòng 610 khét tiếng được thành lập vào ngày 06 tháng 10 năm 1999, làm theo mệnh lệnh của Ủy ban Chính trị và luật pháp. Nó thậm chí không có một cái tên, mà thay đổi tên liên tục từ “Phòng quản lý toàn diện” trong tháng này sang “Phòng duy trì ổn định” trong tháng khác và v.v.  Nó gợi lại Nhóm Cách mạng Văn hóa trung ương trong Cách mạng Văn hóa và Gestapo trong Chiến tranh thế giới thứ II.

Phòng 610, với mạng lưới trải rộng trong ở tất cả các cấp của ĐCSTQ, công khai lạm dụng chức quyền của các phòng công an, Viện kiểm sát và tòa án. Nó hoàn toàn là một cơ quan bất hợp pháp. Nó không có quyền ra lệnh cho bất kỳ tổ chức nào bỏ tù hay giam giữ công dân và các thủ đoạn nó dùng để bức hại Pháp Luân Công hoàn toàn là tội ác. Tất cả rất nhiều cá nhân đang hợp tác với tội ác của nó. Luật pháp sẽ ngăn chặn đường thoát của họ trong tương lai.

“Tổ chức thế giới Điều tra về bức hại Pháp Luân Công” được thành lập vào ngày 20 tháng 01 năm 2003. Mục đích của tổ chức này là điều tra các nhóm và cá nhân tham gia cuộc bức hại. Vì vậy, đã có 7.051 cơ quan có trách nhiệm và 13.332 cá nhân bị tố giác.

Vào ngày 30 tháng 09 cùng năm, một tổ chức quốc tế tương tự cũng được thành lập là “Liên minh toàn cầu đưa Giang Trạch Dân ra công lý.” Gần 60 luật sư tại hơn 30 quốc gia đã đệ trình đưa Giang Trạch Dân và 35 tay chân của ông ta [ra công lý] vì tội ác diệt chủng, chống lại loài người và tội tra tấn. Các vụ kiện được đưa lên “Tòa án quốc tế” và “Liên minh chống tra tấn.” Có 18 vụ kiện chống lại một mình Giang Trạch Dân. Đây là vụ kiện quốc tế về nhân quyền lớn nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ II.

Bị thuyết phục bởi những lời dối trá của ĐCSTQ, nhiều người không biết sự thật đã tham gia trong cuộc bức hại Pháp Luân Công và các học viên, [họ] đã phạm những tội ác không thể tha thứ. Hàng nghìn học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết. Nhờ tình hình thay đổi và sự kiên trì giảng rõ sự thật của các học viên, nhiều người đã tỉnh ngộ và nhận ra bản chất tà ác của ĐCSTQ và thực hiện lựa chọn đúng đắn rút khỏi Đảng và các tổ chức liên đới. Lịch sử sẽ chứng kiến các quan chức ĐCSTQ ở tất cả các cấp bị xét xử và đưa ra công lý.

Chúng tôi chân thành khuyên những ai đã phản bội lương tâm mình vì lợi ích cá nhân chấm dứt làm việc cho ĐCSTQ, hãy chấm dứt ngay lập tức và bắt đầu một cuộc đời mới. Nếu không, họ sẽ bị đưa ra xét xử.

______________________________

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/6/山东临沂市兰山区检察院、法院制造冤案-265139.html

Bản tiếng Anh:  https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/13/136261.html
Đăng ngày 24-12-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share