Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ17-08-2012] Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã luôn chú trọng đến lợi ích cá nhân. Tôi đã nói dối nhiều hơn nói thật và tôi chỉ giúp đỡ những người khác khi điều đó có lợi cho mình. Tôi cũng thích hút thuốc lá và chơi cờ bạc. Mọi người đều biết tôi là một kẻ lưu manh xảo quyệt và ma mãnh. Vào tháng 10 năm 1998 tôi bắt đầu tu luyện ở độ tuổi 23.

Khi tôi xem băng hình các bài Giảng Pháp của Sư phụ lần đầu tiên, tôi đã ngủ thiếp đi và tỉnh dậy ngay khi Sư phụ kết thúc bài giảng đó. Điều này giống như Sư phụ đã giảng:

“Bởi vì trong sọ não vị ấy có bệnh, cần phải điều chỉnh. Hễ điều chỉnh bộ não, thì họ không thể chịu được; do đó cần cho họ vào trạng thái mê man bất tỉnh, để họ không hay biết. Nhưng bộ phận thính giác một số người không có vấn đề gì; họ ngủ rất say, nhưng một chữ cũng không bỏ sót, [họ] nghe được hết; người này sau đó tinh thần phấn khởi lên, không ngủ hai ngày cũng không thấy mệt mỏi. Tất cả đều là những trạng thái khác nhau, đều cần điều chỉnh hết; toàn bộ thân thể cần được tịnh hoá cho chư vị.” (Chuyển Pháp Luân)

Tuân theo nguyên lý của Pháp Luân Công, tôi đã bỏ thuốc lá, cờ bạc và ngừng nói dối. Tôi luôn cân nhắc đến những người khác trước tiên khi làm mọi việc và giúp đỡ họ một cách chân thành. Khi tôi nhận được tiền giả trong các giao dịch kinh doanh, tôi đã hủy chúng mà không để ý tới mệnh giá của chúng. Tôi đã nghĩ rằng nếu tôi cứ để chúng quay vòng thì chúng sẽ tiếp tục làm hại cho những người khác. Bất cứ khi nào tôi nhìn thấy những viên đá hay viên gạch ở trên đường tôi sẽ nhặt chúng để tránh cho người khác khỏi bị vấp ngã hay là bị thương vì tại nạn giao thông vào buổi tối.

Báo Công an tỉnh đã muốn viết một bài về tôi

Những con đường trong khu vực của chúng tôi rất gồ ghề và xóc. Một ngày mùa đông năm 2000, tôi lái xe máy dọc theo đường cao tốc thuộc địa phận tỉnh mình. Khi tôi đến vùng ngoại ô của thị trấn tôi đã nhìn thấy nhiều viên gạch rải rác dọc giữa lòng đường đã bị rơi ra từ những chiếc xe kéo và có thể dễ dàng gây ra tai nạn. Tôi đỗ xe ở bên rìa đường và bắt đầu nhặt những viên gạch đó để chúng không làm cản trở giao thông.

Khi tôi đã gần như đã nhặt xong chỗ gạch đó thì một chiếc xe cảnh sát đã đi ngang qua. Sau đó nó đi chậm dần, quay đầu lại và tiến về phía tôi. Năm người bước ra khỏi xe, và một trong số họ nói rằng họ là phóng viên của Báo Công an tỉnh. Anh ấy nghĩ rằng hành động của tôi là một việc rất tốt và đề nghị tôi đặt những viên gạch trở lại giữa lòng đường, sau đó nhặt chúng trở lại vỉa hè để họ có thể chụp ảnh và viết một bài báo về tôi. Tôi trả lời: “Tôi là một học viên Pháp Luân Công. Nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã không nhặt những viên gạch đó. Trời lại quá lạnh. Làm gì có ai lại làm những việc tốt như vậy trong xã hội ngày nay?” Họ nói với tôi nếu như tôi không nói rằng tôi tu luyện Pháp Luân Công, họ sẽ viết một bài về tôi và đăng trên báo. Tôi trả lời: “Nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Công, tôi sẽ không làm điều đó. Tôi không thể nói như vậy được.” Thấy tôi cứ mãi đề cập đến Pháp Luân Công, họ đã từ bỏ và lái xe đi.

“Con đường Pháp Luân Công”

Giữa tháng 10 và tháng 11 năm 2000, trời dường như mưa dầm không ngớt. Đoạn đường dài 2 km được làm từ đất và sỏi chạy giữa ngôi làng của chúng tôi và thị trấn. Con đường đã không được tu bổ trong nhiều năm. Trong làng tôi có ba nhà máy giấy và có nhiều xe tải qua lại, những vệt bánh xe đã để lại vết hằn sâu ở trên đường. Chỗ đó trở nên lầy lội khi trời mưa. Tôi đã nói chuyện với một học viên có một chiếc xe kéo nhỏ và hai người khác. Chúng tôi đã quyết định sửa lại con đường này.

Chúng tôi đã lái chiếc xe kéo của học viên kia đến một nhà máy giấy trong làng và nói chuyện với giám đốc nhà máy. Chúng tôi bảo ông ấy chúng tôi là những học viên Pháp Luân Công và chúng tôi tình nguyện sửa lại con đường lầy lội này. Sau đó chúng tôi nói rằng chúng tôi cần chút xỉ than của họ và chúng tôi sẽ trả tiền. Vị giám đốc này không thể tin rằng những học viên Pháp Luân Công đã đến và muốn tu bổ con đường này miễn phí và ông ấy đã nói rằng chúng tôi có thể lấy bất cứ thứ gì mà chúng tôi cần. Một vài công nhân đã giúp chúng tôi đưa chỗ xỉ than đá đó lên trên chiếc xe kéo. Sau đó chúng tôi đã đến nhà máy kế tiếp và giám đốc ở đó cũng sẵn sàng giúp tôi về xỉ than đá và tất cả số gạch còn sót lại sau khi xây dựng nhà máy.

Người dân cả sáu ngôi làng đều dùng con đường này và mọi người vẫn thường đi lại qua đây. Một vài người hỏi liệu có phải cán bộ thôn bảo chúng tôi sửa đường hay không và họ muốn biết liệu chúng tôi có được trả tiền hay không. Chúng tôi đã có cơ hội để nói với những người dừng lại đó biết về Pháp Luân Công.

Khi trời tối, chúng tôi chuẩn bị về nhà, thì một chiếc xe kéo nhỏ chở phân bón tiến về phía chúng tôi. Khi những phần đường mà chúng tôi vừa mới vá lại bằng xỉ than đá vẫn còn mềm, chiếc xe kéo đó đã bị mắc kẹt. Chúng tôi cố gắng giúp người lái xe đẩy nó nhưng không có tác dụng gì. Sau đó chúng tôi thử kéo chiếc xe kéo đó bằng xe kéo của học viên kia nhưng cũng không được. Sau đó tôi đã nhờ học viên kia lái xe đến gần bãi pháo binh và hỏi họ chiếc xe tải lớn hơn. Học viên kia nghĩ rằng họ có thể sẽ đòi tiền nếu chúng tôi muốn mượn xe tải của họ. Tôi nói “Anh chỉ cần nói với họ rằng chúng ta là học viên Pháp Luân Công, những người tình nguyện sửa lại đường. Nếu họ đòi tiền thì hãy trả cho họ. Đó là bởi chúng ta đang sửa đường mà chiếc xe kia lại bị mắc kẹt.” Học viên kia sau đó đi hỏi mượn một chiếc xe tải.

Người lái chiếc xe kéo phân bón đó đã hiểu ra là chúng tôi chân thành giúp đỡ anh ấy, và đã mời chúng tôi vài điếu thuốc lá, gọi chúng tôi là “anh hai” (một cách gọi bày tỏ sự tôn trọng). Chúng tôi đã từ chối thuốc lá của anh ấy và giải thích rằng chúng tôi là những học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi cũng bao anh ấy rằng không nhất thiết phải gọi chúng tôi là “anh hai”. Sau một lúc, vị học viên kia quay trở lại với một chiếc xe quân sự trọng tải lớn. Nó dễ dàng kéo chiếc xe của anh kia ra khỏi vũng bùn. Người lái chiếc xe kéo đó đã vô cùng cảm động và muốn trả tiền cho chúng tôi nhưng chúng tôi không nhận. Chúng tôi đã có thể giảng chân tướng cho anh ta về Pháp Luân Công.

Trên đường chúng tôi trở về nhà, học viên lái chiếc xe kéo đã kể với chúng tôi là sĩ quan chỉ huy của binh đoàn pháo binh đó lúc đầu muốn đòi 90 đồng cho thuê chiếc xe tải đó. Tuy nhiên khi tôi bảo với ông ấy rằng chúng ta là những học viên Pháp Luân Công tình nguyện sửa đường, ông ấy nói lấy nó đi cũng được nhưng nếu tôi mang cho người lái xe một chút quà. Sau đó học viên này dành 20 đồng và mua vài thứ cho ông ấy như một lời cảm ơn.

Trong những ngày chúng tôi đang sửa đường, những người qua lại và người dân trong làng, những người hàng xóm láng giềng đã có thể biết được chân tướng về Pháp Luân Công và mọi người trong vùng đã bắt đầu gọi tên con đường này là “Con đường Pháp Luân Công”.

Vào mùa hè năm 2005, tôi bắt một chiếc taxi và đi trên con đường này. Tôi bảo với người lái xe về Pháp Luân Công trên suốt cả con đường. Sau đó anh ấy kể cho tôi rằng anh đã từng lái một chiếc xe kéo phân bón và bị mắc kẹt ở vũng bùn trên đường này. Tôi đã không nói cho anh tôi là một trong số những học viên đã giúp đỡ anh. Nhưng trước khi tôi xuống điểm cần đến, tôi đã giúp anh ấy thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và dạy anh niệm câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân – Thiện – Nhẫn hảo.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/8/17/从贼奸溜滑到按真善忍做好人-261653.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/9/21/135515.html
Đăng ngày 5-12-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share