Bài viết của Âu Dương Phi

[MINH HUỆ 11-10-2012] Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, các học viên đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện thường hay bị bắt giữ. Nhiều người trong số họ đã từ chối tiết lộ tên và địa chỉ của mình để không tạo điều kiện cho chính sách tội lỗi của ĐCSTQ trong việc can nhiễu kết hợp. Nơi ở của hàng chục ngàn học viên đã là một bí ẩn trong nhiều năm.

Năm 2000, ngành thương mại cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc đột nhiên bắt đầu bùng nổ. Nó thậm chí đã tạo ra một mốt du lịch quốc tế cho việc cấy ghép nội tạng. Trong quá khứ, bệnh nhân luôn phải chờ đợi loại nội tạng mà mình cần, nhưng, ở Trung Quốc, các bộ phận cần thiết luôn chờ đợi sẵn bệnh nhân, điều này đặt ra câu hỏi: nguồn cung cấp nội tạng khổng lồ này đến từ đâu?

Vào tháng 03 năm 2006, hai người cung cấp thông tin từ Trung Quốc đã phơi bày những câu chuyện khủng khiếp về nạn mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống.

Kết quả là, hai sự kiện riêng biệt – một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công bị mất tích và sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc – đã được kết nối lại với nhau. Mọi người từ lâu đã tự hỏi, trong quá khứ, người ta đã phải chờ đợi nhiều năm để được cấy ghép, nhưng, ở Trung Quốc, thời gian chờ đợi này chỉ kéo dài một hoặc hai tuần tại nhiều bệnh viện. Và tại sao mà khi một ca cấy cấy ghép không thành công, một nội tạng mới có thể được thu xếp ngay lập tức? Manh mối cuối cùng đã bắt đầu hé lộ đằng sau tất cả những bí mật.

Ban đầu, có lẽ bởi vì tội ác mổ cướp nội tạng từ cơ thể người đang sống để thu về khoản lợi nhuận khổng lồ chỉ đơn giản là điều không thể tưởng tượng nổi, mà lúc đầu phần còn lại của thế giới đã từ chối tin điều đó. Với đế chế La Mã 2000 năm trước đây, các tín đồ Cơ-đốc giáo với niềm tin kiên định của mình thường bị ném vào cho sư tử ăn. Tuy nhiên, bị làm mồi cho sư tử là một phương pháp thường xuyên được thực hiện đối với các tử tù vào thời điểm đó, và nó không phải là cách đặc biệt được dùng cho các tín đồ Cơ-đốc giáo. Khi nhớ lại điều man rợ đó, người ta nghĩ rằng nó chỉ là một cái gì đó đã xảy ra trong quá khứ. Có ai tin nổi rằng vấn nạn “mổ cướp nội tạng sống” với một quy mô lớn như vậy lại có thể được xảy ra ngay tại thời điểm hiện nay?

ĐCSTQ đã từ chối cấp thị thực cho bất kỳ nhóm điều tra độc lập nào từ cộng đồng quốc tế. Nhưng các học viên Pháp Luân Công và những người khác đã tiếp tục các cuộc điều tra của họ thông qua các kênh khác nhau và kêu gọi cộng đồng quốc tế phải chú ý đến nạn mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ. Sau sự hoài nghi và cú sốc ban đầu, mọi người cuối cùng cũng đã nghiêm túc coi điều này là “tội ác chưa từng thấy trên hành tinh này”.

Sáu năm đã trôi qua. Vào ngày 24 tháng 05 năm 2012, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo Quốc gia về nhân quyền năm 2011. Lần đầu tiên, báo cáo đã ghi chép rằng các phương tiện truyền thông và các nhóm nhân quyền đã ra báo cáo thống nhất các trường hợp mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công. Đây cũng là lần đầu tiên một báo cáo chính thức của chính phủ Hoa Kỳ đề cập đến vấn đề này. Trong khi đó, khi Bộ Ngoại giao Mỹ đã làm mới lại mẫu đơn DS-160 đối với việc xin thị thực không di dân, nó được thêm vào sáu câu hỏi phần “Bảo mật và Lai lịch”. Một trong những câu hỏi mới đó là: “Bạn đã bao giờ trực tiếp tham gia vào việc cấy ghép các bộ phận hay nội tạng của cơ thể con người hay chưa?”

Tiếp sau bản báo cáo công bố năm 2009, Cuốn Sự thu hoạch đẫm máu: Mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, là một bản báo cáo khác có tiêu đề, Nguồn Nội tạng Nhà nước: Sự lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc, đã được xuất bản năm 2012. Nội tạng nhà nước tổng hợp các quan điểm của nhiều học giả và chuyên gia đến từ bốn châu lục. Dựa trên hai ấn phẩm này, thông tin hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị giết vì nhu cầu của các nhà chức trách Trung Quốc đối với nội tạng sống đã được hé lộ.

Để kỷ niệm lần thứ 13 cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, vào tháng 07 năm 2012, hàng ngàn học viên đã tụ tập ở trước điện Capitol ở Washington, DC. Nhiều chính trị gia của Mỹ đã lên án một cách mạnh mẽ, không ngần ngại tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ.

Vào ngày 03 tháng 08 năm 2012, tờ báo The Huffington Post đã xuất bản một bài báo của Peter Worthington với tựa đề “Vấn nạn mổ cướp tạng sống của Trung Quốc”. Bài báo mô tả câu chuyện đen tối về việc mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ

Vào ngày 07 tháng 08 năm 2012, nhật báo World Affairs đã xuất bản một bài báo có tiêu đề, “Sự thu hoạch cay đắng: cơn ác mộng hiến tạng của Trung Quốc” của Ethan Gutmann, một nhà nghiên cứu của Quỹ tài trợ dự phòng cho các nền dân chủ. Bài báo mô tả những câu chuyện bên trong vấn nạn mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ, đó là vấn đề trung tâm trong những vụ bê bối có liên quan đến Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, và Cốc Khai Lai.

Ngày 12 tháng 09 năm 2012, Quốc hội Hoa Kỳ đã tổ chức một phiên họp để điều tra về nạn mổ cướp nội tạng từ những người bất đồng ý kiến về  ​​tôn giáo và chính trị của ĐCSTQ. Mổ cướp nội tạng sống từ​​các học viên Pháp Luân Công là chủ đề chính. Ủy ban Đối ngoại đã công bố những bằng chứng của những người diễn thuyết tại phiên điều trần trên trang web của mình.

Vào ngày 17 tháng 09 năm 2012, Hội đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đã tổ chức phiên họp lần thứ 21 tại Palais des Nations thuộc Liên Hợp Quốc. Trong diễn đàn“Tự do hội họp hòa bình”, một diễn đàn quốc tế về nhân quyền, nạn mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc là vấn đề trọng tâm của cuộc họp. Ngày 18 tháng 09, Tổng biên tập toàn cầu Thời báo Đại Kỷ Nguyên, bà Quách Quân, đã phát biểu tại hội nghị và thúc đẩy một cuộc điều tra về tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ. Khoảng 100 đại diện đến từ các quốc gia và các tổ chức tổ chức phi chính phủ khác nhau đã lắng nghe thông điệp quan trọng này và bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của họ. Tổ chức giáo dục quốc tế đã đề nghị Liên Hợp Quốc xử lý nạn mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công như một vấn đề cần điều tra khẩn cấp. Đại diện từ nhiều quốc gia đã mong đợi Liên Hiệp Quốc cùng cộng đồng quốc tế đến Trung Quốc để điều tra.

Ngày 18 tháng 09 năm 2012, đại biểu Chris Smith đã viết một bài báo có tiêu đề “Vấn nạn mổ cướp nội tạng bất hợp pháp của Trung Quốc” và đã công bố trên tờ Washington Times. Bài báo nói rằng quân đội ĐCSTQ đã tham gia một cách bất hợp pháp vào việc mổ cướp nội tạng từ ​​các tù nhân không tự nguyện, đặc biệt là các tù nhân lương tâm, trong các nhà tù và các trại lao động cưỡng bức với những lợi nhuận khổng lồ.

Bộ phim tài liệu “Trung Quốc tự do: Lòng cũng cảm theo tín ngưỡng” do Đài truyền hình Tân Đường Nhân và hãng sản xuất World2Be đồng sản xuất, được đạo diễn bởi đạo diễn Michael Perlman, hiện đang được công chiếu trên toàn thế giới. Trong phim, các học viên Pháp Luân Công kể lại những trải nghiệm cá nhân của họ, mô tả cuộc đàn áp tàn bạo mà họ đã trải qua dưới chế độ ĐCSTQ. Bộ phim cũng tiết lộ những tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ. Bộ phim đã giành được giải thưởng tại Liên hoan phim Quốc tế Houston, liên hoan phim Los Angeles, và liên hoan phim Free Speech Philadelphia. Bộ phim tài liệu cũng đã nhận được những lời bình xuất sắc trong các lần công chiếu từ nghị viện Châu Âu và Quốc hội Mỹ.

Ngày 04 tháng 10 năm 2012, 106 đại diện của Quốc hội đã cùng ký vào một lá đơn yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ công bố tất cả các thông tin mà họ có về nạn mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công. Trong đơn cũng nói rằng nước Mỹ nên có biện pháp để ngăn chặn những tội ác mà ĐCSTQ đang phạm phải nếu nước Mỹ sở hữu các bằng chứng. Khi Tổng thống Obama tới Đại học George Mason để vận động tranh cử chức tổng thống Mỹ, một học viên Pháp Luân Công địa phương đã đưa cho ông một bức thư chỉ ra những thông tin mới nhất về nạn mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ và đã thúc giục ông trả lời thẳng thắn lá đơn từ 106 đại biểu của Quốc hội.

Ngày 02 tháng 10 năm 2012, Kirk Allison, Giám đốc của tổ chức y tế và nhân quyền tại Đại học y tế công cộng Minnesota, đã đưa ra tuyên bố đề xuất việc cấp học bổng tiến sỹ danh dự của trường đại học dành cho cho Bộ Trưởng Bộ Y Tế Đảng Cộng sản Trung Quốc Trần Trúc là một sự xúc phạm tới các nạn nhân của nạn mổ cướp nội tạng. Tuyên bố trên được sự đồng thuận bởi 21 người có ảnh hưởng lớn trong các lĩnh vực đạo đức, sinh học, y học, và nhân quyền.

Tin tức bất ổn nhất vào năm 2012 là việc Vương Lập Quân đã cố chạy trốn đến lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc vào hồi tháng 02. Theo những báo cáo của thời báo Đại Kỷ Nguyên, cũng như các phương tiện truyền thông khác, sự đào tẩu của Vương không chỉ dẫn đến việc trì hoãn án tử hình của bà Cốc Khai Lai cho tội danh giết hại doanh nhân người Anh Neil Heywood và sự khai trừ Bạc Hy Lai ra khỏi Đảng Cộng sản, mà còn phơi bày sự dính líu sâu sắc của cả ba người đối với tội ác mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công.

Vương đã tạo ra “trung tâm nghiên cứu tâm lý tại chỗ” trong Sở cảnh sát thành phố Cẩm Châu (tỉnh Liêu Ninh) để tiến hành các thí nghiệm về cấy ghép nội tạng. Ông ta cho rằng những kết quả thu được trong 02 năm nghiên cứu là “sự chắt lọc các kết quả tích hợp từ hàng ngàn trường hợp tại chỗ”. Ông ta đã lấy nhiều nội tạng đến như vậy ở đâu? Cốc chính là bức màn chắn đen tối cho hàng ngàn trường hợp phía sau Nhà máy thi thể Đại Liên (cũng ở tỉnh Liêu Ninh). Cả hai nhà máy thi thể lớn nhất, Von Hagens Plastination Co. Và Hoffen Bio-Technique đều nằm ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Các thống kê sớm nhất cho những nguồn nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công là ở Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh khi Bạc Hy Lai là chủ tịch tỉnh. Dù cho ĐCSTQ có tránh né việc nhắc đến nạn mổ cướp nội tạng khi tuyên bố các tội danh của Vương, Cốc và Bạc, thì trong thực tế, việc mổ cướp nội tạng là cốt lõi của vấn đề. Bàn tay của Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, và nhiều người khác đều vấy máu của các học viên Pháp Luân Công, và giờ đây họ đã được gán mác“Băng đảng nợ máu”. Họ đã cố gắng để tự cứu mình bằng cách hỗ trợ Bạc Hy Lai giành chiến thắng quyền lực bên trong ĐCSTQ.

Tờ Apple Daily ở Hồng Kông và Agence France Presse của Pháp cũng đã có báo cáo độc lập cho sự việc này và cũng đã viết rằng Bạch Hy Lai cùng vợ đã trực tiếp tham gia vào việc mổ cướp và bán nội tạng của các học viên Pháp Luân Công để kiếm lợi nhuận. Apple Daily cho rằng việc mổ cướp nội tạng đã bị các học viên Pháp Luân Công phơi bày đến một mức độ nhất định là đúng sự thật. Nhưng rất ít người biết rằng vợ của Bạc là Cốc Khai Lai, đã trực tiếp tham gia vào sự việc và bà ta phụ trách cho sự hoạt động và thành lập mạng lưới buôn bán nội tạng toàn cầu.

Ngày 10 tháng 09 năm 2012, tạp chí Kinh tế Trung Quốc đã đăng một bài báo với tiêu đề “Đằng sau vụ buôn bán bất hợp pháp của 51 quả thận”. Mặc dù nó mô tả việc những người nghèo đã bán thận của mình để kiếm sống, nhưng nó đã cho độc giả có một cái nhìn vào hoạt động của nạn mổ cướp nội tạng với quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công qua việc mô tả giả tạo các “tài liệu hiến tặng từ các tử tù” và “các tài liệu hiến tạng giữa những người thân”.

Người Trung Quốc không có truyền thống hiến tạng. Các nội tạng từ các tử tù bị hạn chế về số lượng, nhưng nguồn cung vẫn cao và ổn định, ngay cả khi số lượng các tử tù giảm đi. Việc buôn bán ngấm ngầm thận của người nghèo chỉ có thể chiếm một số lượng rất nhỏ trong các trường hợp, và người ta không thể bán tim hoặc phổi của mình. Để hỗ trợ cho thị trường cấy ghép nội tạng bùng nổ, một nguồn cung cấp mới, khổng lồ là rất cần thiết. Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công, phỉ báng môn tập này và coi các học viên Pháp Luân Công là vật hiến tế.

Biểu đồ thể hiện xu hướng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc từ số liệu được cung cấp bởi các tổ chức ghép tạng của Trung Quốc.

Ngày nay, cộng đồng quốc tế đã bắt đầu cân nhắc kỹ lưỡng hơn và đã thẳng thắn nói ra. Chúng tôi kêu gọi nhiều người hơn nữa với sự hiểu biết nội tại hãy bước ra và lên tiếng vì công lý. Chúng tôi tin rằng tội ác của Giang Trạch Dân và băng đảng của ông ta, cũng như nạn mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ sẽ sớm được phơi bày rộng rãi trên toàn thế giới.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/10/11/中共活摘器官案内幕-呼之欲出-263891.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/10/25/136023.html
Đăng ngày: 14-11-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share