Bài do Đường Phong sưu tập và chỉnh lý
[MINH HUỆ 07-09-2012] Rất nhiều người trong xã hội hiện đại tin vào thuyết tiến hóa của Darwin “chỉ có kẻ mạnh mới sinh tồn”, mà đặc biệt ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Họ quan niệm rằng “thương trường như chiến trường”. Lý thuyết này đã tạo nên sự sai lầm rằng một người không thể thành công nếu không làm tổn hại đến người khác. Với sự tin tưởng mạnh mẽ, rộng rãi vào sự sai lầm như thế đã tạo nên một môi trường cạnh tranh rất hiểm ác và không bao giờ có sự tin tưởng lẫn nhau. Thuyết tiến hóa của Darwin có đúng không? Dưới đây là một vài trường hợp có thật mà chúng cho chúng ta thấy điều ngược lại.
Vào một đêm trời dông bão cách đây nhiều năm, một cặp vợ chồng già bước vào sảnh một khách sạn và hỏi thuê một phòng. Người nhân viên trẻ tại bàn tiếp tân nói với họ, “Rất lấy làm tiếc, tất cả các phòng trong khách sạn đều đã có người thuê hết. Nếu thời tiết tốt, thì tôi sẽ gửi hai vị đến khách sạn khác, nhưng làm sao tôi có thể để một đôi vợ chồng đáng mến như hai vị ra đi dưới trời mưa như thế này. Hai vị có thể ở tạm trong phòng của tôi được không? Nó không phải là phòng sang trọng gì mấy, nhưng cũng gọn gàng, sạch sẽ. Vì tôi phải trực ở đây, tôi có thể nghỉ ngơi ở đây cũng được.” Cặp vợ chồng biết ơn cậu ấy và nhận lời.
Vài năm sau đó, người nhân viên đó nhận được một lá thư từ người đàn ông đêm hôm đó, ông mời cậu đến thăm New York. Khi đến nơi, cậu gặp người đàn ông đó đứng ngay trước một toà nhà chọc trời lộng lẫy. Người đàn ông nói, “Đây là tòa khách sạn mà tôi xây cho cậu. Tôi hy vọng cậu có thể quản lý nó.” Khách sạn đó chính là khách sạn nổi tiếng thế giới Waldorf Astoria. Được khai trương vào năm 1931, nó đã trở thành một khách sạn yêu thích để các nhân vật nước ngoài cao cấp đến nghỉ ngơi. Người đàn ông già chính là William Waldorf Astor. Người nhân viên lễ tân kia là George Boldt, và anh ấy đã trở thành vị tổng giám đốc đầu tiên của khách sạn.
Không có gì ngẫu nhiên khi anh Boldt nhận được công việc đáng giá mà rất nhiều người chỉ có thể nằm mơ đó. Điều khiến ông Astor ấn tượng nhất là lòng tốt của anh George Boldt khi anh đã làm hết khả năng, giới hạn của mình để giúp đỡ các khách hàng của mình.
Ông Lý Hồng Chí đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho công chúng vào năm 1992. Trong những bài giảng của ông, ông giải thích một cách rõ ràng về mối quan hệ giữa phú và đức. Pháp Luân Công dạy con người rằng những hành xử theo đúng Chân – Thiện – Nhẫn là luôn luôn đúng. Tích vật chất màu trắng, “Đức”, hay đức hạnh, bằng cách làm những điều tốt có thể đem lại những phúc lành cho con người, kể cả những thành công về tài chính. Những học viên Đại Pháp chân chính luôn luôn cố gắng chiểu theo đúng các nguyên lý này. Nhưng họ không bao giờ bị chà đạp trong thế giới kinh doanh đầy dẫy những cạnh tranh. Rất nhiều học viên, trên thực tế, đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Những ví dụ như vậy có rất nhiều.
Thiện đãi nhân tâm mang lại kết quả công việc xuất sắc
Một học viên tại Trung Quốc đại lục làm việc tại một công ty ngoại thương tỉnh. Thu nhập có liên hệ trực tiếp với doanh số bán hàng của các nhân viên. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 10 năm 1994, người học viên này thấy sức khoẻ của mình được cải thiện rõ rệt và tâm tính của mình cũng được nâng lên. Anh không còn cạnh tranh với đồng nghiệp vì danh hay tiền bạc nữa. Khi làm việc chung với những người khác trong cùng một dự án hay khi người khác đến vùng mà anh đã phát triển, anh luôn luôn giúp họ với tất cả tấm lòng của mình. Anh tận tình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình chứ không giấu diếm và tiếp tục tìm tòi, khám phá những cơ hội kinh doanh mới. Nhưng anh vốn không được như thế trước khi tu luyện Pháp Luân Công.
Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho anh sức khoẻ cả về thể xác lẫn tinh thần, và anh không bị tổn hại về tài chính. Ngược lại, anh ta đã đạt được nhiều thành quả đáng kể trong công việc. Kết quả đạt được trong công việc của anh vượt hơn tất cả các đồng nghiệp một khoảng cách lớn, và anh vẫn giữ được mối quan hệ nồng ấm, đáng tin cậy với tất cả mọi người.
Vào năm 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cấm Pháp Luân Công, không một ai trong số cấp trên hay đồng nghiệp của anh gây cho anh khó khăn. Công an đã hai lần lục soát văn phòng của anh, nhưng nhờ các đồng nghiệp bảo vệ cho anh, họ đã không tìm thấy gì. Sau đó các đồng nghiệp nói với anh, “Mọi người đều bảo vệ anh. Tất cả chúng tôi đều nói rằng anh là một người tốt và là một nhân viên gương mẫu trong công ty của chúng ta.”
Chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn trong kinh doanh
Ông Lâm Sùng Kỳ nói, “Thọ ích lớn nhất từ Đại Pháp là sự thay đổi quan niệm về đời sống của tôi. Bây giờ, tôi cảm thấy vui vẻ và thoải mái. Sau khi trở thành một học viên, tôi theo đúng những nguyên lý của Chân – Thiện – Nhẫn trong bất cứ điều gì tôi làm. Tôi không có chấp trước mạnh vào bất cứ thứ gì. Trí huệ mà tôi nhận được giúp tôi thấy được nhân-quả trong từng hoàn cảnh. Đây cũng là điều đã giúp rất nhiều trong việc kinh doanh của tôi. Bây giờ, tôi đặt nhẹ việc kiếm tiền và tập trung vào việc tận tâm phục vụ khách hàng của mình. Công việc kinh doanh của tôi thật ra đã cải thiện rất nhiều. Khi tôi đối xử với những đối thủ cạnh tranh bằng từ bi và tận tình giúp đỡ họ, tôi không còn nghĩ đến lợi nữa. Những đối thủ cạnh tranh cũng cảm nhận được tấm lòng của tôi, và họ đã cố gắng giúp tôi bất cứ điều gì họ có thể làm được.”
Ông Lâm nói tiếp, “Có một ngày, một đối thủ của tôi và tôi cùng giao hàng cho một khách hàng. Người đó không quen với quá trình giao dịch, vì thế tôi đã giúp anh ấy làm giấy tờ và thậm chí giúp chuyển hàng hoá của anh ấy. Sau đó, anh ấy nói với tôi rằng tôi rất khác với những người chủ kinh doanh khác, và anh có thể tin tưởng ở tôi. Hiện nay, anh ấy thường điện thoại cho tôi nói cho tôi những lời khuyên trong công việc kinh doanh, như giá cả nguyên liệu và nguồn cung cấp.”
Làm việc tốt nhận được tưởng thưởng; doanh nhân Thụy Điển đón nhận giải thưởng từ đức Vua
Vào ngày 17 tháng 10 năm 2011, Thư viện Hoàng gia Vương quốc Thụy Điển đã tổ chức lễ trao giải thưởng “Giải thưởng Gustaf 2011 của Vua Carl 16”. Đức Vua đã trao tặng hai giải thưởng: “Giải thưởng Tiên phong trong Kinh doanh” và “Giải thưởng Chủ doanh nghiệp mới”.
Giải thưởng đầu tiên, “Giải thưởng Tiên phong trong Kinh doanh” được trao tặng cho một công dân Thụy Điển ngoại quốc, người đã đạt được thành công vượt bậc trong kinh doanh.
Ông Visalios Zoupunidis, người Hy Lạp, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998. Năm 2004, ông thành lập Công ty Sales Competence chuyên kinh doanh điện thoại. Nó đã trở thành một đối tác kinh doanh cho những giao dịch nhỏ trong ngành công nghệ viễn thông và cung cấp người liên lạc để giúp các công ty đó sử dụng các nguồn lực của họ một cách hữu hiệu nhất. Bằng cách tuân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong những giao dịch thương mại và trong đời sống hằng ngày, ông Vasilios đã đạt được những thành công mỹ mãn. Ông biết sự thành công của mình là từ Pháp Luân Công, vì “làm điều tốt sẽ nhận được phúc báo.”
Trong cuộc phỏng vấn của báo chí sau buổi lễ nhận giải, ông Vasilios nói, “Tôi vui mừng nhận được giải thưởng này từ nhà Vua. Tại đây ở Thụy Điển, tôi, một người tu luyện Pháp Luân Công, nhận được giải thưởng từ nhà Vua vì là một nhà kinh doanh thành công, và tôi được xem như là một người gương mẫu. Tuy nhiên, rất nhiều người tốt, những người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc đang bị chà đạp và bức hại. Những lừa dối đằng sau chính sách tuyên truyền của ĐCSTQ đã quá rõ ràng với tất cả mọi người.”
Trong những lý thuyết kinh tế hiện đại, làm thế nào để giao thiệp với mọi người trong kinh doanh là một chủ đề quan trọng. Cùng làm việc với nhau là một hành động thiện tâm, sự cạnh tranh chân chính là một biểu hiện của việc tự đề cao. Nhưng sự cạnh tranh này hoàn toàn khác với sự giành giật giữa các loài vật. Cạnh tranh trong kinh doanh cho phép con người phát triển tối đa sức mạnh của họ và sử dụng những nguồn lực hạn chế một cách tốt nhất. Điều đó không phải là một thế giới cạnh tranh cá lớn nuốt cá bé, nơi mà một số người tồn tại và những người khác thì bị nuốt sống. Mọi người đều đáng sống, và mọi người đáng được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự cạnh tranh giúp con người một cách để phân phối công việc và hợp tác. Cạnh tranh trong kinh doanh không chỉ là để kiếm tiền. Nói đúng hơn đó chính là để chinh phục lòng người.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/7/9/善的种子结硕果-259991.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/11/134889.html
Đăng ngày 22-10-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.