Câu chuyện về tôi và gia đình Tiểu Điền
Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 23-04-2025] Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được hơn 20 năm và được thụ ích rất nhiều từ Đại Pháp. Sư phụ giảng:
“Mỗi giai tầng đều có thể làm người tốt.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Dưới đây, tôi muốn chia sẻ cùng mọi người trải nghiệm của bản thân khi làm việc tại gia đình Tiểu Điền.
Năm 2016, đồng tu giới thiệu tôi đến làm cho nhà cháu gái của cô ấy là Tiểu Điền, công việc là nấu bữa trưa và dọn dẹp vệ sinh phòng bếp. Tiểu Điền mới kết hôn không lâu, có một bé năm tháng tuổi, ngày thường trong nhà chỉ có tôi và Tiểu Điền ăn cơm.
Tiểu Điền là người đơn giản và thẳng thắn, cũng trạc tuổi con gái tôi, nên tôi coi cháu như con mình. Tiểu Điều ưa sạch sẽ, ăn uống tinh tế, cầu kỳ, khác hẳn tính cách của tôi. Ví như, khi làm bánh bao hay bánh chẻo, thịt xay mua ở ngoài về vẫn phải băm thêm một lần nữa, khi xào nấu, bật máy hút mùi thì còn phải đóng cửa nhà vệ sinh và cửa sổ nhà bếp, v.v. Tôi không ngại phiền phức, đều làm theo lời cô ấy nói, cố gắng hết sức thay đổi bản thân.
Hàng ngày ăn món gì tôi đều lên thực đơn. Đồ ăn tôi thường nấu ở nhà rất đơn giản, và thực ra tôi cũng không khéo nấu nướng, nhưng vì công việc nên tôi phải làm cho tốt. Vì vậy, mỗi bữa tôi đều nấu theo khẩu vị của cô ấy, và đổi món mỗi ngày. Một thời gian sau, Tiểu Điền nói: “Dì ơi, đồ ăn dì nấu giống hệt như mẹ con nấu vậy.”
Có lần, mẹ của Tiểu Điền bị thương ở tay nên không nấu ăn được. Tiểu Điền còn có một người em gái đang học cấp ba. Thế là, hàng ngày tôi nấu thêm đồ ăn cho hai người nữa, sau đó mẹ Tiểu Điền đến lấy đồ ăn mang về. Đôi khi mẹ Tiểu Điền không về nhà ăn trưa, cô ấy lại nhờ tôi mang đồ ăn đến trường cho em gái. Dù mưa hay có tuyết, tôi vẫn giao đồ ăn như thường lệ. Khi mẹ của Tiểu Điền tham gia lớp học cắt tóc vào buổi sáng, tôi vẫn nấu sẵn đồ ăn cho bà và để riêng các món xào, món nguội và cơm vào các hộp khác nhau để mẹ cô ấy đến lấy.
Vài tháng sau, con gái Tiểu Điền được tám tháng tuổi và đến tuổi ăn dặm. Tôi mua bất cứ thứ gì cô ấy cần cho em bé. Đứa trẻ tính tình bướng bỉnh, đến bữa không cho người lớn đút mà đòi tự xúc ăn. Bé còn nhỏ, lại chưa biết ăn nên khi ăn thường làm vương vãi thức ăn ra khắp nơi. Tôi không phiền lòng, chỉ lặng lẽ dọn dẹp sạch sẽ.
Tôi ứng tiền mua thực phẩm và ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày. Vào cuối mỗi tháng, Tiểu Điền sẽ trả lại cho tôi cùng với tiền lương. Tôi không lãng phí đồng nào khi mua sắm; tôi cũng coi giống như tiêu tiền của mình vậy. Tháng đầu tiên, Tiểu Điền còn tính toán số tiền tôi đã chi tiêu. Về sau, cô ấy không tính toán nữa, tôi báo bao nhiêu thì cô ấy trả tôi bấy nhiêu. Tôi không nỡ vứt bỏ đồ ăn thừa nên thường cố gắng ăn hết vào ngày hôm sau.
Một buổi sáng, khi tôi đến căn hộ của Tiểu Điền ở tầng hai và thấy cửa mở. Tôi nghĩ chắc cô ấy nghe thấy tiếng bước chân của tôi nên đã mở cửa. Tuy nhiên, trong nhà không có ai! Tôi hơi hoảng và gọi cô ấy. Hóa ra, đêm hôm trước con gái Tiểu Điền bị ốm và họ đã đi Bắc Kinh, vì đi vội quá nên quên khóa cửa. Khi tôi gọi cho Tiểu Điền, cô ấy hỏi: “Nhà cháu có bị trộm không dì?” Tôi nói rằng mọi thứ trông vẫn ổn. Cô ấy nói: “Dì xem giúp con mấy đồ trang sức bằng vàng của con còn ở đó không.” Tiểu Điển chỉ cho tôi nơi cất và tôi đã tìm được tất cả chúng. Cô ấy nhờ tôi mang đồ trang sức của cô ấy về nhà tôi cho đến khi cô ấy trở về.
Dần dần, chúng tôi trở nên thân thiết như người một nhà. Tiểu Điền tâm sự với tôi những lo lắng của cô ấy, và tôi cũng chia sẻ những câu chuyện gia đình mình với họ.
Mẹ của Tiểu Điền mở một tiệm cắt tóc. Khi tôi đến cắt tóc, bà không muốn lấy tiền của tôi và nói: “Cô nấu ăn cho chúng tôi rồi còn mang đến tận nơi. Tôi không lấy tiền của cô đâu.” Nhưng tôi vẫn nhất quyết trả tiền vì bà một mình mở cửa hàng cũng không dễ dàng gì. Một lần khi tôi đang cắt tóc, một khách hàng kể rằng người giúp việc mà bà ấy thuê đã lấy trộm đồ của bà ấy. Mẹ của Tiểu Điền liền nói: “Nếu lần sau chị có thuê người, chị nên thuê người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Họ không lấy bất cứ thứ gì, chị có cho họ cũng không nhận.”
Năm sau, mẹ chồng tôi bị ốm và phải đến ở với tôi, bởi vậy tôi đã xin nghỉ việc. Khi chồng Tiểu Điền trả cho tôi tháng lương cuối cùng, cậu ấy đã đưa thêm tiền và gửi theo số điện thoại di động của chồng tôi. Tôi đã trả lại cho cậu ấy 100 nhân dân tệ. Khi cậu ấy hỏi tại sao, tôi nói: “Dì không muốn lấy thêm tiền của các con. Các con kiếm sống cũng không dễ dàng gì.” Cậu ấy đã gửi một biểu tượng cảm xúc hình hai tay hợp thập lại để bày tỏ sự cảm ơn.
Sư phụ yêu cầu chúng ta làm việc gì cũng phải nghĩ cho người khác, thiện đãi người khác, thà bản thân chịu thiệt chứ không để người khác phải chịu thiệt. Tôi cũng nghĩ, giữa người với người không nên quá coi trọng tiền bạc. Ví như bạn bè cần tôi nấu giúp vài bữa ăn, sao tôi có thể lấy tiền chứ?
Sau đó, gia đình cậu ấy đã thuê một người bảo mẫu khác. Vào dịp Tết, chồng của Tiểu Điền đã mang đến tặng tôi một hộp quà lớn đựng các loại hoa quả sấy khô.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/4/23/466659.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/7/6/228759.html