[MINH HUỆ 10 – 08 – 2012] Ngày 06 tháng 08 năm 2012, Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn khai mạc tại trung tâm mua sắm La Pall Galleria nổi tiếng ở trung tâm Luân Đôn. Ngày khai mạc, du khách đổ về Thế vận hội Luân Đôn từ khắp nơi trên thế giới đã đến tham quan buổi triển lãm với số lượng lớn. Lễ khai mạc diễn ra vào buổi tối, có sự tham dự của hàng chục chính trị gia địa phương, các nghệ sĩ, doanh nhân, học giả, và khách mời từ mọi tầng lớp xã hội, trong đó có năm thị trưởng từ các thành phố khác nhau trong khu vực Greater London.

Tại lễ khai mạc, ban tổ chức đã mời một nữ học viên Pháp Luân Công lên chia sẻ với khán giả về cuộc đàn áp tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công vô tội ở Trung Quốc từ kinh nghiệm của chính cô. Sau đó, họ chiếu một đoạn video ngắn giới thiệu các nghệ sĩ của buổi triển lãm.

Một vài thị trưởng tham dự lễ khai mạc triển lãm 

Tại lễ khai mạc, một học viên kể lại cuộc đàn áp dã man mà cô phải chịu đựng ở Trung Quốc

Thị trưởng thành phố Lambeth: Làm sao chúng ta có thể chịu đựng một điều như vậy?

Ông Clive Bennett, Thị trưởng thành phố Lambeth, đã viết trong cuốn sổ dành cho khách tham quan về việc ông cảm thấy bị sốc như thế nào

Clive Bennett, Thị trưởng thành phố Lambeth, đánh giá cao sức mạnh của các tác phẩm trong triển lãm Ông nói: “Thông điệp chính mà tôi sẽ mang theo là sức mạnh của nghệ thuật, thứ sức mạnh có để thay đổi quan điểm của con người. Sau khi nhìn thấy một việc như mổ cắp nội tạng, người ta sẽ tự nhủ: ‘Làm sao xã hội Tây phương lại có thể chịu đựng được một điều như vậy. Làm thế nào mà chúng ta có thể quan hệ với một chế độ tàn ác và luôn chống lại những lời chỉ trích yêu cầu cải thiện nhân quyền của họ mà không có sự đề phòng?’

Bennett cho biết sự biểu cảm trong đôi mắt trên bức tranh “Nước mắt trẻ mồ côi” và “Con trai tôi” làm ông cảm động nhất. “Chúng tôi không biết có bao nhiêu người đã chết“, ông trầm ngâm.

Rita Palmer, Thị trưởng thành phố Richmond upon Thames, ghi nhận sự trân trọng của mình trong cuốn sổ dành cho khách tham quan

Rita Palmer, Thị trưởng thành phố Richmond upon Thames, là một trong năm thị trưởng được mời tham dự triển lãm. Ban đầu, bà dự định chỉ nán lại đó trong nửa giờ, nhưng bà đã cảm động bởi những bức tranh đến mức bà đã ở lại đó gần một tiếng. Bà đã đề tặng trong cuốn sổ dành cho khách tham quan nhận xét: “Một thông điệp rất mạnh mẽ“.

Ngài Tony Redmond, một trong những khách mời, cho biết các tác phẩm đã đưa ông đến với thực tế ở Trung Quốc ngày nay. Ông nói thêm: “Tôi rất xúc động. Tôi đã không nhận thức được điều này trước đây, và điều này là một bức chân dung thực sự của những gì đang xảy ra ở Trung Quốc, tôi rất lấy làm tiếc“.

Ủy viên Hội đồng Southwark: Sự kiên định của các học viên Pháp Luân đối với đức tin của họ đã mang lại cho mọi người hy vọng và sự tự tin

Ủy viên Ian Wingfield và vợ ông, bà Alison, nghiên cứu bức tranh “Chúng tôi đến vì các bạn”

Ian Winfield là Ủy viên Hội đồng Southwark và cũng là phó Chủ tịch Hội đồng Southwark. Ông và vợ mình, bà Alison, đều được mời tham dự buổi triển lãm. Ông đã nghe nói về Pháp Luân Công, nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công biểu tình ôn hòa trong 24 giờ trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Luân Đôn, và đã nhận thức về cuộc đàn áp ở Trung Quốc, nhưng sau khi xem xét tất cả các bức tranh, ông đã vô cùng xúc động.

Ông nói: “Triển lãm này thực sự phơi bày sự tra tấn đang diễn ra tại Trung Quốc. Một cách rất sống động, nó kể về câu chuyện đằng sau hậu trường của cuộc đàn áp. Điều này thực sự gây sốc, đặc biệt khi nó xảy ra với trẻ em“.

Ông Winfield cho biết, ông và vợ rất ngạc nhiên khi nhận ra nhiều điểm tương đồng giữa cuộc đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công và cuộc đàn áp mà Nhà thờ Cơ Đốc giáo ban đầu phải trải qua dưới bàn tay của người La Mã. Điều này cũng nhắc đôi vợ chồng này nhớ tới sức mạnh của công lý.

Ông nói: “Tôi phát hiện ra rằng đức tin của con người rất mạnh mẽ cho dù họ phải chịu đựng bất kể đau khổ nào đi nữa. Cuối cùng, nỗi đau mà họ phải chịu đựng sẽ trở thành một điều tốt“.

Ủy viên Wingfield cũng nhấn mạnh rằng triển lãm này là một cách tốt để phơi bày sự thật, bởi vì Đảng Cộng sản lừa dối thế giới bằng cách xuyên tạc các vấn đề. Ông cho rằng người dân Trung Quốc cần thực sự thức tỉnh và Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn có thể đóng vai trò thức tỉnh họ. Ông nói thêm rằng các cá nhân và tổ chức trong xã hội phương Tây nên lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Ủy viên Ingrid Cranfield: Mỗi bức tranh đang tỏa sáng và chiếu sáng trái tim của chúng tôi

Ủy viên Ingrid Cranfield chụp hình với bức tranh yêu thích của bà

Ingrid Cranfield là Ủy viên thành phố Enfield, Bắc Luân Đôn. Sau khi xem xong các tác phẩm trong triển lãm, bà đã không do dự ký tên thỉnh nguyện để phản đối cuộc đàn áp.

Ủy viên hội đồng Cranfield, một nhà văn, nhà giáo, đã đánh giá cao các tác phẩm trong triển lãm: “Các bức tranh rất, rất đẹp theo phong cách truyền thống mà tôi yêu thích“. Bà nói: “Tôi có thể nói rằng mỗi bức tranh đang tỏa sáng và chiếu sáng trái tim của chúng tôi. Tôi có thể cảm nhận được ánh sáng này đang bừng lên trong trái tim mình. Tôi đã thấy rõ ràng sự đau khổ mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng“.

Là hậu duệ của một gia đình Do Thái chạy trốn khỏi Đức vì Đức quốc xã, Ủy viên Cranfield cho biết bà đã hoàn toàn nhận thức về chủ đề thể hiện trong triển lãm và cảm thông với các học viên Pháp Luân Công. Bà nghĩ rằng tất cả mọi người nên giúp chấm dứt cuộc đàn áp. Bà nói mình sẽ kể chuyện này với những người khác, đặc biệt là với các đồng nghiệp của bà.

Lãnh đạo Đảng Lao động thành phố Havering: Tôi sẽ khuyến khích mọi người tới xem triển lãm

Ông Michael White, lãnh đạo Đảng Lao động của thành phố Havering, và bạn của ông ấn tượng với tác phẩm “Niềm Vui Tu Luyện”

Cùng với bạn của mình, ông Janina Nowackar, ông Michael White, lãnh đạo Đảng Lao động của thành phố Havering, đã xem từng bức tranh một cách kỹ lưỡng. Cả hai đều xúc động sâu sắc bởi những trải nghiệm liên quan đến các học viên Pháp Luân Công và các bức tranh.

Ông White nghĩ rằng một cuộc triển lãm như vậy có thể giúp người ta nhận thức được sự thật và biết những gì đang diễn ra trên thế giới. Ông nói: “Tôi sẽ khuyến khích mọi người tới xem triển lãm và nhận thức các thông tin mà các nghệ sĩ thể hiện trong các tác phẩm của mình“.

Bà Nowackar đã rất ấn tượng với tác phẩm “Niềm vui tu luyện”, vì nó khiến bà suy ngẫm về bản chất của cuộc sống. Bà cho biết bà sẽ tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công. Bà nói: “Nó giải thích bản chất, bản chất cơ bản của tất cả mọi thứ, vì vậy tôi nghĩ rằng tôi sẽ tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công. Có thể dừng lại và suy ngẫm về một thứ gì đó, có suy nghĩ tích cực, niềm vui tu luyện – những điều này đã khích lệ tôi“.

Đây là lần thứ ba Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn được trưng bày ở Luân Đôn. Nó đã được trưng bày tại Trung tâm mua sắm La Galleria Pall từ ngày 06 đến ngày 18 tháng 08 năm 2012.

Trung tâm mua sắm La Galleria Pall là một trong những phòng trưng bày nghệ thuật hiện đại có uy tín nhất ở London. Nó nằm ở trung tâm Luân Đôn và mất năm phút để đi bộ từ Sotheby, Christie, Phòng Trưng bày Quốc gia, và các nhà hát West End của Luân Đôn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/8/10/伦敦真善忍美展开幕-政要民众受震撼(图)-261388.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/22/135115.html

Đăng ngày 29-8-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share