[MINH HUỆ 14-8-2007] Tôi có gặp nhiều người Trung quốc, khi chúng tôi bắt đầu nói về Pháp Luân Công và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), họ sẽ nói với tôi, “Anh có thể làm gì anh muốn, nhưng tốt hơn đừng nên đụng đến vấn đề duy tâm.” Trung quốc ngày nay, khi gặp từ ngữ ‘duy tâm’, người ta sẽ ‘sợ xanh mặt như là gặp cọp vậy”. Nhiều người không dám nói về vấn đề ‘duy tâm’.
Tại sao người ta sợ về ‘duy tâm’?” Đó là vì ĐCSTQ tà ác đã gắn một bối cảnh vũ lực và khủng bố kinh hoàng vào từ ngữ này. Vì vậy mỗi khi người ta nghe nói về nó, tức khắc họ nghĩ họ có thể bị khủng bố bởi ĐCSTQ, và tức khắc cảm thấy một sự sợ hãi không diễn tả nổi. Vì an ninh của họ, dân chúng tốt hơn không nói đến chữ ‘duy tâm’.
Kỳ thật, từ ngữ ‘duy tâm’ là rất thông thường. Chữ thứ hai của từ này có nghĩa là ‘tâm’ và nó là một cái gì mà mọi người đều có. Mỗi sinh mệnh đều có lương tâm, nếu không thì đó không phải là một con người cũng không là một hình thức sinh mệnh nào cả. Chữ thứ nhất ‘duy’ chỉ có nghĩa là ‘một hình thức hiểu biết’. Nó chỉ có nghĩa là những hình thức khác nhau của mỗi lương tâm và cá tính của một cá nhân. Chẳng phải nó là một từ rất phổ thông sao?
Mỗi người đều có những ý tưởng và cá tính riêng, như vậy duy tâm của một người là khác với của những người khác. Một nhóm dân tộc có thể có một duy tâm khác với một dân tộc khác. Duy tâm của dân chúng trong quá khứ cũng có thể khác với người của thời nay. Chẳng phải những điều đó hoàn toàn là hiện tượng bình thường sao?
Tại sao chúng ta phải sợ nói về duy tâm? Đối với một con người, phần vật chất và phần tinh thần làm thành một tổng thể. Đối với một con người, ngoài cơ thể vật chất này, quả thật là quan trọng để có tư tưởng, ý kiến, đạo đức, hiểu biết, và lương tâm. Đó là phần phong phú nhất của con người ta, đó là khía cạnh xứng đáng nhất để nói về, và đó là sự khác biệt lớn nhất giữa con người và thú vật. Như vậy, điều mà người ta phải thật sự nói về đó là đời sống tinh thần thay vì là đời sống vật chất. Như vậy, điều mà con người phải nghĩ và nói về nhiều nhất phải là duy tâm.
Tại sao ĐCSTQ lại đặt ‘duy tâm’ vào một vùng cấm địa? Tại sao ĐCSTQ tàn bạo khủng bố những người mà dám nói về ‘duy tâm’? Từ tình thế của chữ ‘duy tâm’ tại Trung quốc, người ta có thể thấy rõ ảnh hưởng độc tôn của ĐCSTQ trên các chữ. ĐCSTQ chỉ cho phép một mình nó, và không cho người dân thường, nói về duy tâm, nó chỉ cho phép nó nói về chính trị, và nó chỉ cho phép nó nắm giữ quyền bính, cấm dân thường cái quyền tự do tư tưởng. “Duy tâm” là một từ nguyên từ các vùng tâm tưởng và ý niệm. Nhưng trong xã hội dưới ĐCSTQ, nó đã thay đổi để đồng nghĩa với kiểm soát tư tưởng con người ta và khủng bố dưới chế độ độc tài.
Mục đích của ĐCSTQ là tiêu hủy tư tưởng tinh thần của người dân Trung quốc. Như vậy với thời gian, dân chúng không còn có thật ý tưởng và tư tưởng nữa. Họ chỉ tìm được một không gian để sống chỉ nếu họ đi theo ‘tinh thần’ của ĐCSTQ. Bằng cách nối liền chữ ‘duy tâm’ với vũ lực và khủng bố, ĐCSTQ đã đạt được mục đích của nó là tiêu hủy khả năng tư tưởng độc lập của dân chúng bằng cách dùng chính lương tâm và chính cá tính của họ, vì vậy chống lại với ‘lương tâm Đảng’ mà ĐCSTQ cố nhồi ép vào đầu óc người dân
Có một ngụ ngôn: “Không có gì buồn hơn nếu một người có tinh thần đã chết.” Kỳ thật, qua nhiều năm đàn áp và khủng bố của ĐCSTQ, nhiều người dân Trung quốc đã mất đi phần nhiều tinh thần tư tưởng của họ. Là một người Trung quốc, có nhiều điều mà người ta không thể suy nghĩ về hoặc không dám nghĩ về đó, vì nó sẽ đưa đến bất hạnh và khủng bố. Như vậy với thời gian qua, nhiều người Trung quốc đã quen không dùng đến đầu óc và tư tưởng thật của họ để nghĩ về các sự việc, mà chỉ dùng những cách do Đảng hướng dẫn để suy nghĩ và sống. Nhiều người đã trở thành những công cụ của ĐCSTQ. Điều buồn là nhiều người cả không ý thức được điều đó và chính họ nghĩ rằng họ rất có tư tưởng mạnh. Họ không biết cách mà họ suy nghĩ là tất cả dựa trên điều mà Đảng đã cẩn thận nhồi nhét vào tư tưởng tinh thần của họ.
Triều đại nhà Tống, thi sĩ Su Dongpo có những dòng thơ như sau: “Không nhìn thấy được chân tượng của Núi Lu, vì đứng trên núi.”. Chỉ khi người Trung quốc dời đi hải ngoại trong một thời gian khá lâu, họ mới hiểu được là tư tưởng của người Trung quốc rất khác xa với tư tưởng của người dân trên khắp thế giới; chỉ khi đó họ mới hiểu được là họ đã bị đầu độc nặng như thế nào bởi ĐCSTQ. Nếu dân chúng Trung quốc vẫn tiếp tục như thế này, họ có thể sẽ hoàn toàn mất khả năng tư tưởng độc lập của họ.
Để thể hiện rằng người dân Trung quốc có ‘tự do’, ĐCSTQ tiến hành ‘năng động kinh tế” và “mở cửa thị trường;” nó thúc đẩy các dục tính và ham muốn vật chất của dân chúng. Trong lĩnh vực này, dân chúng Trung quốc còn ‘tự do’ hơn là phần còn lại của thế giới. Dân Trung quốc tự nói, “nam năng động và nữ cởi mở”, “khi đàn ông trở nên giàu có, họ trở thành hư hỏng; khi đàn bà trở nên hư hỏng, họ sẽ trở thành giàu, ” và v.v.. Những người dân Trung quốc mà nghĩ là họ có tinh thần mạnh mẽ, và họ nghĩ Trung quốc rất tự do và người Trung quốc rất hạnh phúc, phần đông nghĩ như vậy vì, đứng về khía cạnh thúc đẩy dục vọng của dân chúng, người Trung quốc quả có ‘tự do’ hơn phần còn lại người trên thế giới và có nhiều ‘không gian’ hơn để mở mang. Kỳ thật, tất cả những điều này đều được vạch kế hoạch cẩn thận bởi ĐCSTQ.
Đảng muốn giết cá tính và nuôi dưỡng bản tính ma quỉ của con người, như vậy nó đã đặt ra một vùng ‘cấm địa’ khi nói về duy tâm. Nó chỉ cho phép người dân nói về ăn uống, chơi và hưởng thụ, cũng như những thứ như là tình yêu và kiếm tiền làm giàu. Đồng thời, nó ‘mở rộng’ lằn mức đạo đức của con người, cho phép con người có thể làm bất cứ điều gì, miễn là họ đừng nghĩ đến ‘duy tâm’ hoặc ‘chánh trị’, và miễn là họ đừng nói đến ai đúng và ai sai.
Là người Trung quốc, chúng ta phải thật sự nghĩ vì sao một từ ngữ thông thường như vậy đã bị đặt vào vùng cấm địa trong tinh thần và câu chuyện trao đổi của người dân. Mỗi chúng ta thật là như thế nào? Làm sao chúng ta có thể sống để tìm biết chính ‘cách cư xử thực sự đẹp’ của chúng ta ? Khi có những điều mà chúng ta sợ nói đến hoặc nghĩ về nó, phải chăng chúng ta đang dồn nén chính tư tưởng của chúng ta? Phải chăng đó là điều mà kẻ độc tài muốn nhìn thấy nhất?
Sự kiềm chế và vô cảm của đời sống tinh thần chỉ giống như tự vẫn trên tư tưởng của mình và buông trôi sinh mệnh của mình.
Nếu người dân Trung quốc muốn sống một đời sống mới, đầu tiên họ phải làm sống lại những tư tưởng và ý niệm đã bị dồn nén của mình.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/8/3/160054.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/14/88587.html
Đăng ngày 30-7-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.