Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-04-2025] Gần đây, thông qua việc học Pháp, giao lưu với các đồng tu và đọc các bài chia sẻ trên mạng, tôi cảm thấy tư tưởng của mình được mở mang rất nhiều. Trước đây, tôi thường nghe các đồng tu có thiên mục khai mở nói rằng khi họ thấy ​​những gì Sư phụ gánh chịu vì họ, họ vô cùng biết ơn và xúc động đến rơi lệ trước Pháp tượng của Ngài, không lời nào có thể diễn tả được. Còn tôi tu ở trạng thái đóng, trước đây lòng biết ơn của tôi đối với Sư phụ đều xuất phát từ những cải biến về phương diện thân và tâm của mình.

Nhưng giờ đây, cùng với việc học Pháp thâm sâu hơn, tôi mới ngộ ra trong Pháp về những gì Sư phụ đã chịu đựng và hy sinh vì đệ tử. Nước mắt tôi tuôn rơi và không biết dùng lời nào để diễn tả sự vĩ đại của Sư phụ.

Sư phụ giảng,

“Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ—Chân-Thiện-Nhẫn đồng tu—[vậy nên] công chúng ta luyện rất to lớn.” (Bài giảng thứ nhấtChuyển Pháp Luân).

Trong quá khứ, dù là Chúa Jesus hay Phật Thích Ca Mâu Ni, độ nhân đều là đưa người lên thiên quốc, mà trong hệ Ngân Hà đã có biết bao thế giới thiên quốc. Chúng ta là luyện vũ trụ, vì vậy thật khó để tưởng tượng sự tu luyện của chúng ta lớn đến nhường nào.

Sư phụ đã giảng giải điều này trong các bài giảng khác. Ví dụ, trong “Chân chính đưa người lên cao tầng” (Bài giảng thứ nhấtChuyển Pháp Luân) và:

“Tại [tiến trình] Chính Pháp, vũ trụ mới tốt đẹp không gì sánh được và to lớn vô cùng; bởi vì toàn bộ đại khung này là hình thành từ tổ hợp hàng nghìn vạn vũ trụ thể hệ to lớn không gì sánh được…” (“Tác dụng của chính niệm”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II).

Trong Hồng Ngâm, Sư phụ giảng:

“Đại Pháp đệ tử thiên bách vạn

Công thành viên mãn tại cao xứ” (“Đăng Thái Sơn”, Hồng Ngâm).

Chúng ta hãy nghĩ xem, Sư tôn thành tựu cho chúng ta điều gì! Năm xưa, để cứu độ chúng sinh, chịu nợ nghiệp cho chúng sinh, Chúa Giê-su đã bị những sinh mệnh của cựu vũ trụ đóng đinh trên cây thập tự và chịu khổ nạn to lớn. Ngày nay, Đại Pháp đang cứu độ con người trên thế gian, và những chúng sinh được Đại Pháp cứu độ sẽ tiến nhập vào thế giới của các đệ tử Đại Pháp trong tương lai. Vậy nghiệp lực của những chúng sinh được cứu độ đó thì sao? Theo cách làm trước đây của cựu thế lực, lẽ nào chúng cũng muốn các đệ tử Đại Pháp bị “đóng đinh trên cây thập tự” giống như Chúa Giê-su để hoàn trả? Nếu những quan niệm và hành động của chúng ta phù hợp với cựu thế lực, chẳng phải chúng ta sẽ đi theo con đường do chúng an bài sao, nghĩa là sẽ quan nạn và khó khăn rất lớn.

Vậy thì Sư phụ đã an bài cho chúng ta như thế nào? Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp theo Sư phụ cứu người đồng thời cũng đang độ mình, cũng đang tiêu trừ nghiệp lực của tự thân nhưng ma còn lợi dụng nghiệp lực của tự thân đệ tử Đại Pháp để cản trở đệ tử Đại Pháp cứu người. Những người được cứu, tự thân cũng không có cách nào đền trả toàn bộ tội nghiệp lưu lại trong lịch sử, Thần cần phải thiện giải một phần cho con người và khiến con người tự thân gánh chịu một phần. Tôi, Sư phụ cũng phải thay con người gánh chịu một phần, nên sinh mệnh được cứu càng nhiều thì Sư phụ gánh chịu càng nhiều.”(“Pháp nạn”).

Theo thể ngộ của cá nhân tôi, nói một cách đơn giản thì “Sư phụ trao mọi điều tốt đẹp cho đệ tử, còn những điều xấu thì Ngài gánh chịu thay cho”.

Một số học viên luôn cảm thấy vì tu Đại Pháp mà họ đã phải chịu nhiều bức hại, mất mát rất nhiều, và rằng họ đã hy sinh và chịu đựng rất nhiều cho Đại Pháp. Các đồng tu à, chúng ta nào có phó xuất gì nhiều? Tất cả đều là Sư phụ chịu đựng và phó xuất thay cho chúng ta cả. Khi bản thân không làm theo yêu cầu của Pháp, phù hợp với cựu thế lực, đi theo con đường của cựu thế lực, một số người lại quay lại phàn nàn về Sư phụ.

Sư phụ không chỉ gánh chịu nghiệp lực trong quá khứ cho chúng ta, Ngài còn gánh chịu nghiệp lực cho tất cả chúng sinh trong tương lai. Không chỉ vậy, Sư phụ còn dùng chính thân thể mình để gánh chịu nghiệp lực cho những đệ tử do lười biếng mà lãng phí rất nhiều thời gian tu luyện, kéo dài thời gian tu luyện để đệ tử bù đắp lại những thiếu sót. Tóm lại, tôi tin rằng Sư phụ đã gánh chịu ít nhất ba phần nghiệp lực cho các đệ tử: nghiệp lực của chính chúng ta; nghiệp lực của chúng sinh mà chúng ta cứu; và món nợ nghiệp phải gánh chịu do kéo dài thời gian để bù đắp cho những thiếu sót trong sự tu luyện của các đệ tử.

Vì vậy, các đồng tu, chúng ta hãy để phần Thần của mình làm chủ, nhanh chóng đề cao lên và dũng mãnh gánh vác trách nhiệm lịch sử của mình, để Sư phụ bớt phải chịu đựng cho chúng ta, để Sư phụ phần nào yên tâm hơn.

Trên đây là những thể ngộ của tôi, nếu có điều gì không phù hợp với Pháp, xin vui lòng từ bi chỉ rõ.

Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/4/13/492561.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/5/13/227148.html

Đăng ngày 19-05-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.