Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-05-2025] Tôi thường nghe các đồng tu, đặc biệt là các đệ tử Đại Pháp lớn tuổi nói: “Tôi quên mất rồi”, hoặc “Trí nhớ tôi kém lắm, tôi rất hay quên”. Họ nói rằng càng về già họ càng hay quên, và cho rằng việc suy giảm trí nhớ là điều bình thường do tuổi tác, là quy luật tự nhiên, vì vậy họ chấp nhận và không để tâm lắm đến nó. Họ đã quen với điều đó và cứ để như vậy. Tôi cũng thường nói, “Ôi, tôi quên mất”. Tuy không nói ra nhưng trong thâm tâm tôi vẫn ngầm thừa nhận rằng “già rồi thì hay quên”. Nếu chúng ta tự đánh đồng mình với người thường và cho rằng trí nhớ của mình suy giảm theo tuổi tác, chúng ta đã quên rằng mình là đệ tử Đại Pháp. “Lão” là một loại ma và chúng ta không nên thừa nhận nó. Nếu không, chúng ta sẽ vô tình làm giáng hạ tầng thứ của mình.

Gần đây, tôi đột nhiên nhận ra vấn đề này, đó là nhờ Sư phụ đã dụng tâm điểm hóa. Tôi tin rằng Sư phụ muốn tôi viết ra để chia sẻ với các đồng tu, đặc biệt là những đồng tu cao tuổi.

Việc trở nên hay quên khi về già là trạng thái của người thường, là quy luật sinh – lão – bệnh – tử. Đệ tử Đại Pháp không nên có trạng thái ấy. Đệ tử Đại Pháp không thể theo lý của người thường. Đầu tiên, cái lý này khiến bạn “hay quên” và làm cho bạn nghĩ rằng đó là quy luật của con người, ai cũng vậy cả. Sau đó, tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn và cuối cùng bạn không thể nhớ được bất cứ điều gì. Dần dần, bạn thậm chí không thể nhớ nổi những chữ trong sách Đại Pháp và không thể học Pháp được nữa. Bạn rơi vào trạng thái bệnh tật của một người thường. Xung quanh tôi có những đồng tu như vậy, bị tà ác bức hại đến mức thảm khốc. Thật đau lòng, nhưng tu luyện là việc không ai thay thế được.

Vì vậy, đừng coi việc “đãng trí” là chuyện nhỏ và đừng coi nhẹ nó. Trong tu luyện thực sự không có chuyện nhỏ nào cả. Đừng nghĩ “mình quên mất”, thực ra không phải “chân ngã” của bạn “quên” mà là “giả ngã” của cựu thế lực đã khiến bạn “quên”. Nếu không, tại sao bạn không quên cái tôi hình thành hậu thiên nơi người thường? Mà lại cứ quên bản thân là người đang tu luyện? Bởi vì bạn tu chưa vững chắc, cần phải nhanh chóng bù đắp lại.

Chúng ta phải nhớ rằng:

“… vật chất và tinh thần chúng là nhất tính” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Chiểu theo Pháp của Sư phụ, chúng ta biết rằng bất cứ điều gì chúng ta muốn làm, tứ chi của chúng ta sẽ thực hiện; đó là thứ của chúng ta, còn “quên” không phải là điều chúng ta muốn. Nó không nghe theo điều khiển của chúng ta, nên nó cũng không phải của chúng ta, nó không phải là thứ thuộc về “chân ngã” của chúng ta mà do “giả ngã” do cựu thế lực diễn hóa ra. Bởi vậy, chúng ta phải phân cách “cái giả ngã” này ra, không thừa nhận nó, phủ định nó, thanh trừ và giải thể nó hoàn toàn.

Sau khi nhận ra vấn đề này, tôi đã thực hiện một số biện pháp để khắc phục cái tật “hay quên” này. Dưới đây là những gì tôi đã làm:

1. Đầu tiên, hãy luôn giữ cho đầu óc thanh tỉnh và để chủ ý thức làm chủ, đừng mơ hồ, đừng thờ ơ, đừng qua loa hời hợt, đừng quanh co, đừng trì hoãn và phải làm việc đến nơi đến chốn.

2. Thứ hai, suy nghĩ kỹ trước khi làm mọi việc, lên kế hoạch, sắp xếp, chuẩn bị mọi thứ và không hành động ngẫu hứng.

3. Thứ ba là tìm ra cơ điểm và mục đích của mọi tư tưởng và hành động của mình, dù là vị tha hay vị tư, và đối chiếu mọi ý nghĩ và tư tưởng của mình theo Pháp của Sư phụ. Ngay khi hiện tượng “quên“ xuất hiện, hãy phủ nhận ngay lập tức, và phát chính niệm để tiêu trừ và giải thể nó.

Đặc biệt, vào thời khắc then chốt cuối cùng của Chính Pháp, chúng ta phải chiểu theo yêu cầu của Sư phụ là “Càng về cuối càng tinh tấn” (Tinh tấn yếu chỉ III), không được buông lơi hay tiêu trầm, nhất định phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân tuân theo tiêu chuẩn của người tu luyện, làm tốt ba việc và cùng Sư phụ trở về nhà.

Tôi viết ra đây kinh nghiệm của mình là để cảnh tỉnh những đồng tu đang ở trong tình huống tương tự. Chúng ta hãy cùng nhau tinh tấn.

Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/5/7/493620.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/5/10/226655.html