Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trùng Khánh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-05-2025]

Họ và tên: Đại Tiến Minh
Tên tiếng Trung: 代先明
Giới tính: Nam
Tuổi: 73
Thành phố:
Tỉnh:
Trùng Khánh
Nghề nghiệp: Không
Ngày mất: Ngày 19 tháng 4 năm 2025
Ngày bắt giữ gần nhất: Ngày 5 tháng 1 năm 2022
Nơi giam giữ gần đây nhất: Nhà tù Vĩnh Xuyên

Sau khi chấp hành ba án tù và một án lao động cưỡng bức với tổng thời gian 8 năm 2 tháng vì tu luyện Pháp Luân Công, ông Đại Tiến Minh (một cư dân Trùng Khánh) đã qua đời vào ngày 19 tháng 4 năm 2025, hưởng dương 73 tuổi.

Khoảng 10 ngày sau khi bị đưa đến Nhà tù Vĩnh Xuyên vào ngày 27 tháng 4 năm 2023 để thụ án 2,5 năm tù, ông Đại đã lâm vào tình trang nguy kịch. Ông mắc bệnh tiểu đường và bị cưỡng ép tiêm những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Sau khi được trả tự do vào tháng 8 năm 2024, sức khỏe của ông tiếp tục suy giảm và ông đã qua đời sau đó vài tháng.

Trước vụ bắt giữ và kết án lần này, cả ông Đại và vợ nhiều lần bị bắt giữ, sách nhiễu và bị lục soát nhà vì đức tin chung vào Pháp Luân Công.

Hơn 8 năm cầm tù và tra tấn

Ông Đại, sinh ngày 7 tháng 3 năm 1952, từng là người nóng tính, nghiện cờ bạc và mắc nhiều bệnh gồm viêm khí quản và thấp khớp. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa vào tháng 9 năm 1997, ông đã phục hồi sức khỏe, từ bỏ những thói quen xấu và trở thành một người tốt bụng, biết quan tâm đến người khác.

Năm 1999, sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc ra lệnh bức hại Pháp Luân Công, ông Đại vẫn kiên định đức tin của mình và trở thành mục tiêu của chính quyền.

Đầu năm 2000, ông bị bắt giữ lần đầu, bị giam giữ tại một trung tâm cai nghiện ma túy hơn một tháng và bị tống tiền 290 nhân dân tệ. Tháng 10 năm 2000 và tháng 10 năm 2001, ông bị bắt giữ thêm hai lần và cả hai lần đều bị giam giữ hơn một tháng tại trung tâm tẩy não. Ngày 20 tháng 1 năm 2002, trong khi ông và gia đình đang ăn tối, cảnh sát đã kéo tới và bắt giữ ông lần nữa. Ông được thả sau năm ngày giam giữ. Để tránh bị bức hại thêm, ông buộc phải sống xa nhà.

Ngày 13 tháng 3 năm 2005, tại nơi ông thuê trọ ở huyện Vinh Xương, thuộc địa phận thành phố Trùng Khánh, ông Đại bị các đặc vụ của Phòng 610 huyện Vinh Xương bắt giữ. Ông bị tra tấn dã man tại Trại tạm giam huyện Vinh Xương và Trung tâm Tẩy não Tỉnh Khẩu ở quận Sa Bình Bá, Trùng Khánh. Tay và cánh tay của ông bị sưng tấy nghiêm trọng, mặt ông biến dạng. Sau đó, Tòa án huyện Vinh Xương đã kết án ông 4,5 năm tù vào ngày 26 tháng 1 năm 2006 và ông bị đưa đến Nhà tù Vĩnh Xuyên.

Ngày 9 tháng 4 năm 2011, bởi sử dụng tiền giấy có in thông tin Pháp Luân Công để trả chi phí tang lễ cho cha, ông Đại bị bắt giữ lần nữa tại nhà tang lễ và sau đó bị kết án một năm lao động cưỡng bức.

Ngày 7 tháng 9 năm 2012, ông Đại lại bị bắt giữ sau khi bị trình báo vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công tại Sở thú Vĩnh Xuyên. Ông bị giam tại Trại tạm giam quận Vĩnh Xuyên trong 15 ngày.

Ngày 5 tháng 11 năm 2012, cảnh sát của Đồn Công an Huyên Hóa và Ủy ban khu dân cư Trương Gia Pha đã kéo tới nhà ông Đại và đưa ông đến trung tâm tẩy não. Ông được trả tự do sau 25 ngày.

Vụ bắt giữ tiếp theo của ông Đại xảy ra vào ngày 2 tháng 7 năm 2016 sau khi bị theo dõi vì dán áp phích Pháp Luân Công. Ngày 11 tháng 10 năm 2016, ông bị Tòa án quận Vĩnh Xuyên đưa ra xét xử và sau đó bị kết án 14 tháng tù. Tháng 1 năm 2017, ông bị chuyển từ Trại tạm giam quận Vĩnh Xuyên đến Nhà tù Vĩnh Xuyên.

Từ tháng 9 năm 2020, Phòng An sinh Xã hội quận Vĩnh Xuyên đã khấu trừ 700 nhân dân tệ từ lương hưu hàng tháng của ông Đại, khiến ông chỉ còn lại 500 nhân dân tệ. Năm 2021, sau khi điều chỉnh chi phí sinh hoạt hàng năm, ông nhận được 575 nhân dân tệ mỗi tháng. Nhưng đến năm 2022, Phòng An sinh Xã hội quận Vĩnh Xuyên đã tăng cường bức hại tài chính và khấu trừ 570 nhân dân tệ từ khoản lương hàng tháng của ông.

Lần bắt giữ cuối cùng của ông Đại xảy ra vào khoảng 9 giờ tối ngày 5 tháng 1 năm 2022, sau khi ông bị lừa đến đồn công an. Ông bị Tòa án quận Vĩnh Xuyên bí mật xét xử và kết án 2,5 năm tù. Ngày 27 tháng 4 năm 2023, ông bị chuyển từ Trại tạm giam quận Vĩnh Xuyên đến Nhà tù Vĩnh Xuyên.

Chỉ 10 ngày sau khi bị đưa vào phân khu số 10, còn được biết đến là phân khu quản lý nghiêm ngặt, ông đã lâm vào tình trạng nguy kịch và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Vợ ông, bà Hứa Khắc Cần, đã đến nhà tù 9 lần để thăm ông, nhưng lần nào cũng bị từ chối.

Ngày 22 tháng 5 năm 2023, bà Hứa nhận được một lá thư từ nhà tù. Đó không phải là thư do ông Đại viết. Trong thư nói rằng ông Đại bị đường huyết cao nhưng đã hồi phục sau thời gian nằm viện. Sau đó, trong thư yêu cầu bà Hứa chuyển 2.000 nhân dân tệ cho nhà tù để chồng bà có thể mua các nhu yếu phẩm hàng ngày và đồ dùng bổ sung.

Bà Hứa trở nên lo lắng cho sức khỏe của chồng. Bà đến nhà tù lần nữa và đưa lá thư cho một lính canh. Lính canh này đe dọa sẽ trừng phạt bất cứ ai đã viết thư. Bà Hứa nói rằng lương hưu của ông Đại đã bị đình chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công và bà không có tiền để gửi vào tài khoản ủy quyền của ông. Bà yêu cầu được gặp chồng nhưng bị từ chối.

Vài ngày sau, bà Hứa quay lại nhà tù nhưng vẫn bị từ chối thăm thân. Một lính canh yêu cầu bà đợi điện thoại thông báo từ nhà tù. Sau đó, có người đã gọi điện cho bà nhưng quyết định đưa ra vẫn là “không cho gặp ông Đại”.

Ngày 7 tháng 7, bà Hứa nhận được thư của ông Đại. Ông viết: “Tôi suýt chết chỉ trong 10 ngày vào tù. Tôi phải nhập viện hơn 10 ngày. Sau khi bị đưa trở lại Phân khu Số 10, tôi phải uống thuốc và tiêm tĩnh mạch.”

Sau đó, ông Đại mắc bệnh tiểu đường và phải nhập viện lần nữa. Mỗi ngày, ông bị ép tiêm hai mũi thuốc không rõ nguồn gốc.

Sau khi được trả tự do vào tháng 8 năm 2024, sức khỏe của ông Đại tiếp tục suy giảm. Ông qua đời tại Bệnh viện số 2 Trùng Khánh vào ngày 19 tháng 4 năm 2025.

Chỉ hai ngày trước đó, một học viên Pháp Luân Công 71 tuổi ở Trùng Khánh, ông Đường Phong Hoa, cũng đã qua đời tại Bệnh viện Số 2 Trùng Khánh, sau khi được đưa đến đó từ Nhà tù Vĩnh Xuyên để điều trị các vết thương do sự tra tấn trong tù.

Bài liên quan:

Người đàn ông Trùng Khánh 71 tuổi lâm bệnh nặng sau 10 ngày vào tù, yêu cầu thăm thân của vợ ông liên tục bị từ chối

Người đàn ông Trùng Khánh bị kết án 2,5 năm tù vì đức tin vào Pháp Luân Công

Bà Từ Khắc Cần bị đánh đập bởi nhân viên Phòng 610

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/5/3/493155.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/5/5/226529.html

Đăng ngày 14-05-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share