Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 19-03-2025] Chúng tôi là một nhóm học Pháp ở nông thôn, trong nhóm có chín đồng tu, trong đó sáu đồng tu khoảng 70 tuổi, người lớn tuổi nhất là 78 tuổi, một người hơn 50 tuổi, còn tôi và đồng tu C thì ngoài 40. Trong suốt bảy năm qua, các đồng tu đã tham gia hoạt động viết bài gửi tới Minh Huệ Net mỗi năm hai lần. Trong quá trình này, mọi người đã từng bước nhận thức được tầm quan trọng của việc viết bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện và rất trân quý quá trình tham gia viết bài.

Do các cuộc vận động đàn áp của tà đảng Trung Cộng trước đó, sáu đồng tu trong nhóm không được học hành chính quy ở trường, chỉ học tiểu học khoảng ba năm. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của các đồng tu điều phối tại địa phương và sự giúp đỡ của các đồng tu biên tập viên của trang, những bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện chân thực và cảm động của các đồng tu đã được đăng tải trên Minh Huệ Net và các trang web Đại Pháp khác. Điều này giúp các đồng tu có thêm tự tin viết bài và chủ động hơn trong việc viết ra thể hội tu luyện của bản thân. Đối với lần Pháp nạn này, các đồng tu đã chủ động viết nhiều bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện, nói về thể hội của bản thân, khiến tôi rất cảm động và khâm phục.

Đọc bài viết “Thách thức phải đối mặt khi viết báo cáo bức hại—nỗ lực cùng các đồng tu đại lục“ đăng trên Minh Huệ Net, mọi người trong nhóm học Pháp của chúng tôi đều cảm nhận được sự vất vả của các đồng tu biên tập, nhận thức được rằng mỗi bài viết đều phải nghiêm túc và cẩn thận.

Sau khi có thông tri kêu gọi viết bài chia sẻ nhân “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”, các đồng tu trong nhóm chúng tôi cùng nhau bàn bạc, mọi người cùng nhau tham gia, cùng nhau phối hợp, nâng cao chất lượng bài viết để giảm bớt khối lượng công việc của các đồng tu biên tập.

Đồng tu A và đồng tu B điều phối điểm học Pháp ở thôn chúng tôi. Họ còn đi sang các thôn khác để giúp các đồng tu đó đó thành lập điểm học Pháp để cùng nhau đề cao. Vì vậy, họ cũng là người chịu trách nhiệm đi đến nhà các đồng tu ở thôn khác để thu thập bài viết.

Tôi và đồng tu C là những người trẻ tuổi trong nhóm. Chúng tôi viết bài giúp đồng tu không biết chữ ở những thôn khác. Vì tôi phải ra ngoài đi làm từ thứ Hai đến thứ Sáu, nên cuối tuần mới có thời gian rảnh. Vì thế chúng tôi cần đối tốt thời gian: từ thứ Hai đến thứ Sáu đồng tu C chịu trách nhiệm đi đến các thôn khác thu thập bài viết của đồng tu, cuối tuần thì tới lượt tôi sẽ phụ trách đi thu thập bài viết.

Trong số chín học viên thì chỉ có mình tôi biết đánh máy nên áp lực chỉnh sửa bản thảo trên máy tính khá lớn. Tuy nhiên, mẹ tôi, cũng là đồng tu, đã học qua cấp ba và biết khá nhiều chữ, phát âm chuẩn tiếng phổ thông, do đó, tôi chuẩn bị riêng cho bà một chiếc bút ghi âm để mẹ tôi có thể đọc và ghi âm lại lại bài chia sẻ của các đồng tu khác. Chiếc bút này không cần lên mạng cũng có thể chuyển đổi âm thanh thành văn bản, khá an toàn. Sau đó, tôi sao chép đã chuyển tệp âm thanh đó thành văn bản đó và chỉnh sửa, tiết kiệm được nhiều thời gian chỉnh sửa.

Còn nhớ lần đầu khi mẹ tôi ghi âm bài viết của bà, đang ghi âm thì bỗng dừng lại. Tôi nhìn sang thì hoá ra là chữ bà viết nguệch ngoạc, đến mức không nhìn ra là chữ gì, khiến việc ghi âm bị gián đoạn. Tôi cầm bản thảo của mẹ lên và nói: “Mẹ xem, chữ của mẹ viết mẹ còn không nhận ra, nếu đưa cho đồng tu khác chỉnh sửa, thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho họ. Vậy nên, mẹ hãy bắt đầu từ chính mình, viết rõ ràng từng chữ một, để giảm bớt gánh nặng cho đồng tu nha mẹ”. Mẹ tôi tán thành ý kiến của tôi, rút kinh nghiệm và sau đó viết lại bản thảo, cố gắng viết rõ ràng từng chữ một.

Đồng tu D làm việc vô cùng chăm chỉ và cẩn thận. Trước kia, bà từng là kế toán trong thôn, nhờ thái độ làm việc nghiêm túc, tận tuỵ, nên có danh tiếng rất tốt ở trong thôn. Mỗi lần viết bài, bà đều nắn nót viết chữ ngay ngắn trên giấy dành để viết thư, hơn nữa, mỗi trang giấy đều được đánh số trang, ghi rõ tiêu đề và bút danh của mình. Tôi cũng thấy khi viết bài, bà luôn chuẩn bị sẵn từ điển, chữ nào không biết viết thì lập tức tra ngay, cố gắng để đảm bảo bài viết của mình không có lỗi chính tả. Trong đợt viết bài lần này, tôi đề xuất nhờ bà ấy phụ trách rà lại định dạng và soát lỗi chính tả cho các bài viết của đồng tu và bà đã vui vẻ nhận lời.

Bắt đầu từ năm ngoái, sau khi viết xong bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện, các đồng tu sẽ đọc bài của mình trong nhóm học Pháp, nhờ mọi người nghe xem có chỗ nào câu văn không trôi chảy, hoặc sai chính tả, hoặc có điểm nào không phù hợp với Pháp lý hay không. Trong quá trình trao đổi về nội dung bài viết, mọi người không ngừng gọt giũa để bài chia sẻ của mình càng thêm thuần tịnh, gia tăng lực độ cứu người.

Điều này cũng khiến tôi nghĩ đến một câu chuyện trong công tác người thường. Đó là có lần, một chuyên viên nghiên cứu giảng dạy của quận đến đào tạo cho chúng tôi. Cô ấy phụ trách ra đề thi cuối kỳ cho toàn quận, đề thi không được phép có lỗi chính tả. Mỗi bài còn phải có câu từ mạch lạc, trôi chảy, vì bất kỳ một sai sót nhỏ nào cũng sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho xã hội, vì vậy, áp lực của cô ấy rất lớn. Để công việc hoàn thành trọn vẹn, mỗi lần ra đề xong, cô ấy đều cầm đề thi đọc to từng chữ một cách cẩn thận, kiểm tra xem có sai chữ, sai câu nào hay không. Ngoài ra, cô ấy còn nhờ các giáo viên khác trong tổ nghiên cứu giảng dạy đọc lại giúp một lượt, đảm bảo chính xác tuyệt đối, sau đó mới in đề ra.

Tôi nghĩ: Một người thường có trách nhiệm với công việc, đều sẽ nghiêm túc đối đãi với bài mà mình biên tập, huống hồ là đệ tử Đại Pháp chúng ta. Vô lượng Thần Phật và chúng sinh đều đang chú ý đến bài chia sẻ thể hội tu luyện của chúng ta, vì vậy, chúng ta càng phải nghiêm túc đối đãi với việc viết bài hơn nữa.

Trong quá trình hoàn thành việc thu thập bài viết, biên tập và chỉnh sửa bài viết, các đồng tu trong nhóm học Pháp luôn cố gắng để phó xuất nhiều hơn. Mặc dù chúng ta trong tu luyện còn có các chủng các loại nhân tâm, nhưng chúng ta sẽ bắt đầu từ chính bản thân mình, nghe lời Sư phụ, dụng tâm tu luyện, làm một lạp tử Đại Pháp của một chỉnh thể viên dung, bớt làm Sư phụ bận tâm, bớt làm phiền đồng tu, để hoạt động viết bài nhân “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” thành công viên mãn.

Cảm tạ Sư phụ!

Cảm ơn các đồng tu!

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/3/19/491743.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/3/23/225947.html

Đăng ngày 05-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share