– Đàm luận từ Topsell và Dương Liên –

Bài viết của Minh Nguyệt

[MINH HUỆ 30-01-2025] Thời gian dần dần trôi đi, nhưng thời gian cũng nhanh như mũi tên. Thời gian và không gian đan xen vào nhau, và lịch sử được tạo nên từ vô số sự trùng hợp, ngẫu nhiên và tất nhiên. Bạn là ai? Anh ấy là ai? Tôi là ai? Trước tiên chúng ta hãy xem xét hai người sống ở bán cầu Đông và bán cầu Tây, nhưng cả hai đều sinh năm 1572 và mất năm 1625.

1. Topsell, tác giả của các loài động vật thần thoại và “Khúc bi ca của thời đại”

Edward Topsell (khoảng 1572–1625) là một giáo sĩ và tác giả người Anh, nổi tiếng nhất với những câu chuyện ngụ ngôn về loài vật.

Edward Topsell sinh ra và được rửa tội tại Sevenoaks, Kent vào năm 1572. Năm 1587, ông vào học tại trường Christ’s College, Cambridge với tư cách là một Sizar. Sizar là sinh viên nhận được một số hình thức hỗ trợ trong quá trình học tập, chẳng hạn như tiền ăn, học phí thấp hơn, hoặc chỗ ở. Trong một số trường hợp, họ đáp lại sự giúp đỡ này bằng cách thực hiện công việc được giao. Topsell tốt nghiệp với bằng cử nhân vào năm 1591 hoặc 1592.

“Lịch sử loài bốn chân” (1607) và “Lịch sử loài rắn” (1608) của Topsell được tái bản cùng nhau vào năm 1658 với tên gọi “Lịch sử loài bốn chân và rắn”. Cuốn sách dày 1.100 trang của Topsell kể lại những truyền thuyết cổ xưa và kỳ ảo về các loài động vật có thật, cũng như những bài viết về các sinh vật thần thoại.

Tác phẩm của Topsell chủ yếu được nhớ đến nhờ những hình minh họa chi tiết và sống động, bao gồm hình ảnh nổi tiếng được gọi là “Tê giác của Dürer”. Những hình minh họa cho thấy những chú sư tử có biểu cảm như con người, bờm được cắt tỉa cẩn thận, và thể hiện niềm tin của Topsell rằng, động vật có những giá trị nội tại và phẩm chất đạo đức của con người, cũng như lòng căm thù con người. Sư tử là một trong những loài động vật nổi tiếng nhất trong văn hóa phương Tây, và nó gợi cho mọi người nhớ đến lòng dũng cảm, sức mạnh và phong thái vương giả. Tôi không tin rằng sư tử có bất kỳ sự căm ghét đặc biệt nào đối với con người. Trong Kitô giáo, sư tử có thể tốt hoặc xấu, nhưng dù tốt hay xấu, chúng đều đại diện cho quyền lực và sức mạnh.

Sau khi tốt nghiệp trường Christ’s College, Cambridge, Topsell có thể đã lấy bằng thạc sĩ và sau đó bắt đầu sự nghiệp trong Giáo hội Anh. Ông là Hiệu trưởng đầu tiên của East Horsley ở Sussex, và sau đó trở thành mục sư thường trực của Nhà thờ St Botolph, Aldersgate (1604). Ông là tác giả của những cuốn sách về chủ đề tôn giáo và đạo đức, bao gồm “Phần thưởng tôn giáo” (The Reward of Religion) và “Khúc bi ca của thời đại” (Time’s Lamentation). “Hãy suy nghĩ xem hy vọng của nghề nghiệp mà chúng ta được kêu gọi là gì, phẩm giá của hoàn cảnh chúng ta, và phần thưởng mà tôn giáo đã chuẩn bị cho tâm hồn chúng ta là gì.” Đây được cho là lời kêu gọi của cuốn sách. “Khúc bi ca của thời đại”, là một cuộc thảo luận tập trung vào tiên tri Giô-ên (Joel) trong nhiều bài giảng đạo và buổi thiền định.

Giô-ên là một nhà tiên tri ở Israel cổ đại, tên của ông có nghĩa là “Giê-hô-va là Đức Chúa Trời”. Sách Giô-ên là một sách trong Cựu Ước, ghi lại lời cảnh báo của tiên tri Giô-ên về những thảm họa sắp xảy ra, mô tả sự xuất hiện của Đức Giê-hô-va, dự đoán một kết thúc có hậu, v.v. Chủ yếu được viết dưới dạng thơ nên chứa đựng những vần điệu và câu đối cần thiết cho thơ ca, và lời sấm truyền cũng mang lại cho mọi người cảm giác về hình ảnh phong phú. Kinh Thánh tập trung vào thông điệp tiên tri trong sách hơn là vào chính tác giả, vì vậy sách bắt đầu bằng: “Lời Chúa đến với Giô-ên, con trai của Phê-thu-ên.” Đây là mô tả ngắn gọn duy nhất về cuộc đời của Giô-ên trong Kinh Thánh. Một số học giả suy đoán rằng Sách Giô-ên được viết từ trước năm 800 TCN đến khoảng năm 400 TCN.

Edward Topsell sống từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16, đây là thời kỳ Phục hưng châu Âu phát triển và đạt đến đỉnh cao. Phong trào văn hóa này, dưới danh nghĩa phục hưng La Mã cổ đại, thực chất là một hình thức thay đổi văn hóa mới hoàn toàn khác – nó bắt đầu một nghiên cứu và kế thừa mới về văn hóa cổ điển, đồng thời cũng phá vỡ nền văn hóa cổ đại của Hy Lạp và La Mã; nó thúc đẩy sự phát triển của khoa học hiện đại trong hội họa, cải cách giáo dục, cấu trúc cơ thể con người, hóa học, công nghệ thiên văn và kiến ​​thức khoa học, v.v., đồng thời cũng phá vỡ kỷ nguyên thần quyền, và bắt đầu đề cao con người. Thời kỳ Phục hưng khiến con người chuyển sự tập trung từ đức tin vào Chúa sang chất lượng cuộc sống trần tục. Thời kỳ Phục hưng không chỉ đơn thuần là theo đuổi sự phục hưng, mà còn mang trong mình tư duy nghiên cứu khoa học và khám phá sự sáng tạo mạnh mẽ. Những sáng tạo của Michelangelo được hưởng lợi từ nghiên cứu của ông về giải phẫu cơ thể con người, và khả năng sử dụng phối cảnh điêu luyện, và nghiên cứu đa hướng của Leonardo da Vinci về thiên nhiên và khoa học, chúng đều là những đại diện tiêu biểu nhất của thời đại đó.

2. Dương Liên – một vị quan can gián nổi tiếng thời nhà Minh

Cùng lúc đó, khi châu Âu tràn ngập bầu không khí nhân văn và nghệ thuật phát triển rực rỡ, thì Trung Quốc ở phương Đông đang ở cuối thời nhà Minh. Vào cuối thời nhà Minh có một vị quân tử tên là Dương Liên. Giống như Edward Topsell của Anh, ông sinh năm 1572 và mất năm 1625. Dương Liên là một vị quan can gián nổi tiếng thời bấy giờ, và được mệnh danh là một trong “Lục quân tử Đông Lâm”. Ông bắt đầu học ở một trường tư khi mới năm tuổi. Ông thông minh và có thể ghi nhớ những gì mình đọc, điều này khiến giáo viên của ông ngạc nhiên.

Năm thứ 35 đời vua Vạn Lịch (1607), Dương Liên đỗ tiến sĩ. Ban đầu ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Thường Thục, và được đánh giá là quan lại liêm khiết nhất cả nước. Sau đó, ông vào triều đình và giữ chức Hộ khoa Cấp sự trung, Binh khoa Cấp sự trung. Ông là người quang minh lỗi lạc, không bợ đỡ quyền quý. Vào thời điểm đó, Hoàng đế Thần Tông của nhà Minh là Chu Dực Quân đã không gặp các quan lại trong triều đình trong nhiều năm. Trịnh Quý phi đã cấu kết với nhiều quan lại trong triều đình bên ngoài để chia rẽ mối quan hệ giữa Hoàng đế Thần Tông và Thái tử Chu Thường Lạc (Hoàng đế Quang Tông của nhà Minh). Khi vua Thần Tông nhà Minh lâm bệnh nặng, Dương Liên đã nhất quyết yêu cầu Thái tử Chu Thường Lạc (Hoàng đế Quang Tông nhà Minh) vào cung phụng vua Thần Tông, bất chấp quyền lực của Trịnh Quý phi.

Sau khi Đường Quang Tông lên ngôi, bốn ngày sau khi lên ngôi, ông bị bệnh không dậy nổi. Vào thời điểm đó, trong cung có lời đồn rằng bệnh của Chu Thường Lạc là do Trịnh Quý phi dâng tặng tám mỹ nhân cho Chu Thường Lạc, khiến sức khỏe của ông ngày càng suy yếu. Quý phi còn xúi giục hoạn quan Thôi Văn Thăng cho bệnh nhân uống thuốc nhuận tràng, khiến tình trạng của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn. Khi Dương Liên nghe được những lời đồn đại này, ông vô cùng lo lắng cho Chu Thường Lạc, quyết tâm xóa bỏ mối đe dọa mà Trịnh Quý phi gây ra cho Chu Trường Lạc. Vì vậy, ông đã liên lạc với các quan trong triều, và yêu cầu Trịnh Quý phi rời khỏi cung điện, và đuổi bà ta rời xa Hoàng đế Quang Tông. Ông cũng phản đối mạnh mẽ yêu cầu của Trịnh Quý phi muốn được phong làm Thái hậu để cai quản hậu cung. Khi vua Quang Tông lâm bệnh nặng, Dương Liên đã dâng sớ, chỉ ra những lỗi lầm của vua, và được vua Quang Tông triệu kiến, và bổ nhiệm làm chức Cố mệnh.

Năm Thiên Khải thứ năm (1625), Dương Liên bị vu oan vì chống đối phe thái giám để kiềm chế Ngụy Trọng Hiền. Ông bị tra tấn và chết thảm trong ngục. Sau khi chịu đựng những cực hình vô nhân đạo như bị đánh bằng kim thép, bị đánh vào ngực bằng búa đồng, bị đè lên người bằng bao cát, và bị đâm thủng tai bằng đinh sắt, Dương Liên, người đã ở bờ vực của cái chết, đã cắn ngón tay và viết một bức thư tuyệt mệnh bằng máu như sau:

“Dương Liên bây giờ sẽ chết dưới roi của ngục tốt! Một tấm lòng chân thành để báo cáo với bệ hạ, vì trung trực nên bị kẻ gian thù ghét. Thần đã liều mạng sống của mình trong một thời gian dài và không còn lo lắng gì nữa. Đối mặt với chế độ độc tài của đảng hoạn quan, thần không muốn chạy trốn khắp nơi như Trương Kiệm của nhà Hán, cũng không muốn tự tử bằng cách uống thuốc độc như Dương Chấn của nhà Đông Hán. Hình phạt và ân huệ đều là Thiên ý, cả đời thực hành nhân nghĩa, nhưng trong thời kẻ gian nắm quyền, cuối cùng chết trong ngục giam của hoàng đế. Đây không thể nói là một cái chết tồi tệ, vì vậy thần không hối hận với Trời và không oán hận với người.

“Chỉ vì thần có bổn phận của một vị ngự sử, lại nhận được lệnh làm quan Cố mệnh của tiên đế. Khổng Tử nói: ‘Người được giao phó trông coi ấu chúa và chính sự quốc gia, không được dao động hay khuất phục trước sự sống và cái chết!’. Thần đã kiên trì với niềm tin này, và sau khi chết đối mặt với linh hồn tiên đế trên thiên đàng, thần không hổ thẹn với Nhị Tổ Thập Tông, trời đất và thiên thu vạn đại. Nghĩ đến đây, thần chỉ có thể cười lớn, cười lớn và cười lớn, dao búa có thể làm gì được thần?

“Thần, Dương Liên, cam tâm tình nguyện bị xé thành từng mảnh, bị sâu bọ và kiến ​​ăn thịt. Thần chỉ hy vọng đất nước cường thịnh, đức hạnh của hoàng đế tỏa sáng, đất nước mãi hưởng phúc thái bình. Ý nghĩ này, bị người khác coi là ngu xuẩn, cho đến chết cũng không thay đổi.”

Năm 1628, Dương Liên được phục hồi danh dự. Vì ông chính trực, trung thành với chân lý, bảo vệ chính nghĩa, và dám nói lên quan điểm của mình, nên ông được các nhà sử học đánh giá là “một người quang minh lỗi lạc và tiết tháo”.

Đời nào kiếp nào?

Trên sân khấu cuộc đời đó, Dương Liên đã diễn một vở kịch lớn về một phương Đông trung nghĩa, khổ tâm báo đáp chủ; trong khi Topsell vào vai một tín đồ phương Tây, người dành trọn tâm huyết cho việc viết sách và sống một cuộc sống tương đối yên bình. Tôi tự hỏi kiếp sau Dương Liên và Topsell sẽ đi đâu? Sau này họ có đóng vai trò là vua, tướng lĩnh, thương gia và nhà thơ chăng? Hay là nhà sư, đạo sĩ, lạt ma hay nghệ sĩ? Nếu họ lại xuất hiện ở cùng một thời đại, liệu cuộc đời họ có còn giao nhau nữa không? Giữa biển người mênh mông này, tại sao chúng ta lại đến đây để trải nghiệm niềm vui nỗi buồn và sáng tạo văn hóa?

Cuộc đời là một sân khấu lớn, và mỗi người đều có một vai trò được chọn trước khi bước vào cuộc sống tiếp theo. Vai trò của mỗi người tạo nên một khoảnh khắc trong lịch sử, và những khoảnh khắc đó trong lịch sử thì nhiều như số hạt cát trên sông Hằng. Sau một chu kỳ luân hồi dài, đảm nhiệm đủ mọi vai trò cao quý và thấp kém, đúng và sai, thiện và ác, chúng ta đã đến được ngày hôm nay. Bất kể tuổi tác, màu da hay nghề nghiệp, thực ra chúng ta đều là những tâm hồn cổ xưa. Sự hiểu biết của chúng ta về chân lý của vũ trụ vượt xa những hạn chế mà các quan niệm hậu thiên được áp đặt lên chúng ta, miễn là chúng ta dám mở lòng mình với Thần.

Nếu chúng ta chỉ cần phát ra một niệm chân thành, là có thể kết nối lại mối liên hệ quý giá với Sáng Thế Chủ; nếu chúng ta dùng tâm linh ngưỡng vọng Sáng Thế Chủ, là có thể nhận được sự hướng dẫn, thì chúng ta muốn nói điều gì nhất vào lúc đó?

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/1/13/488254.html

Đăng ngày 19-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share