Bài viết của Hiểu Ca

[MINH HUỆ 11-11-2024]

1. Những thay đổi do chữ giáp cốt mang lại

Chữ Hán có lịch sử lâu đời. Trong “Dịch Kinh – Hệ từ” và “Thuyết văn giải tự” có ghi chép: “Thời cổ đại, Bào Hy là vua của thiên hạ, ngẩng đầu quan sát các hiện tượng trên trời, cúi đầu quan sát các quy luật của đất; nhìn hoa văn, đặc trưng của chim thú và nơi ở thích nghi của chúng, gần thì lấy từ bản thân, xa thì lấy từ các sự vật, thế là bắt đầu tạo ra Bát quái, thông với đức của Thần linh. Thương Hiệt – sử quan của Hoàng Đế là người đầu tiên sáng tạo ra chữ viết, dựa theo loại mà tạo ra chữ tượng hình, do đó gọi là Văn. Sau này Hình – Thanh kết hợp bổ trợ cho nhau, và gọi là Tự”.

Bào Hy tức là Phục Hy, quan sát thiên tượng, địa lý, và quan sát các dấu hiệu của chim thú cá côn trùng, phát minh ra Bát quái, có thể thông với Thần linh. Sử quan của Hoàng Đế là Thương Hiện mô phỏng theo các hình tượng của trời đất, chiểu theo các loại hình của các sự vật khác nhau, vẽ viết mô tả, phát minh ra văn tự (chữ viết).

Do thời gian lâu dài, thượng cổ không có các tư liệu lịch sử xác thực lưu truyền, đều là các đời truyền miệng, “Tam Hoàng tứ Đế” trở thành truyền thuyết và nhân vật trong Thần thoại. Nhất là đến cuối thời nhà Thanh đầu thời Dân Quốc, làn gió phương Tây dần nổi lên ở phương Đông, phong trào “nghi cổ” khiến cho lịch sử trước năm Cộng Hòa thứ nhất đời Tây Chu trong “24 bộ sử” bị coi là “Ngụy sử”, tức là lịch sử không thể nào chứng minh được.

“24 bộ sử” là tín sử được công nhân. Tín sử là dùng văn tự ghi chép, có thể phân định là “lịch sử đáng tin cậy được ghi chép lại bằng văn tự”, với điểm phân chia là năm Cộng Hòa thứ nhất đời Tây Chu, tức năm 841 TCN. Lịch sử sau đó có văn tự ghi chép hoàn chỉnh, còn trước đó gồm Ngũ Đế bản kỷ, Hạ bản kỳ, Ân bản kỷ, do thiếu văn tự ghi chép hệ thống, nên vào thế kỷ 20 đã bị dán mác “Ngụy sử”.

Cho đến năm 1928, Viện Khảo cổ Trung Hoa Dân quốc đã khai quật Tiểu đồn Ân Khư ở Hà Nam, không chỉ có các kiến trúc và mộ táng còn lưu lại, mà còn có lượng lớn tư liệu văn hiến bói từ trên giáp cốt (xương và mai rùa) thời nhà Thương. Nghiên cứu các ghi chép chữ giáp cốt, đã có được những niên kỷ, ngày, tháng, và những đại sự chiêm bốc (xem bói) các triều đại nhà Thương, về cơ bản là trùng khớp với những gì được ghi chép trong “Sử ký – Ân bản kỷ”.

Sự phát hiện ra chữ giáp cốt ở Ân Khư (di tích hoang phế triều Ân), đã biểu thị rõ rằng, nguồn tư liệu lịch sử mà Sử Ký sử dụng là có căn cứ. Nếu “Ân bản kỷ” là đáng tin cậy, vậy thì có lý do gì để hoài nghi “Hạ bản kỷ” ở trước “Ân bản kỷ”? Văn tự cũng đã chứng thực những thông tin then chốt tồn tại chân thực của một triều đại, tuy nhiên vẫn chưa phát hiện ra văn tự thời Tam Hoàng Ngũ Đế và triều nhà Hạ, nhưng, cùng với các văn vật thời thượng cổ được phát hiện ngày càng nhiều, thì đối với thuyết “nghi cổ” nói rằng triều Hạ, Tam Hoàng Ngũ Đế là không tồn tại, thì các nhà nghiên cứu đã có một thái độ rộng mở hơn. Đúng như Voltaire đã nói trong “Bách khoa toàn thư – Lịch sử” rằng: “những nhân tố khiến người Trung Quốc vượt qua tất cả các dân tộc trên thế giới, những ngôn ngữ mà họ nói bất kể là trong pháp luật, phong tục tập quán hay là nhân văn, thì trong 4000 năm chưa từng bị biến hóa”.

Chữ giáp cốt là thể chữ Hán lâu đời nhất được phát hiện ra cho đến ngày nay, trong đó có khoảng 4.500 chữ Hán, và đã khảo cứu giải thích được 2.000 chữ. Tổng số những mảnh giáp cốt được phát hiện ra đến nay đã hơn 100.000 miếng, tổng số chữ hán khắc trên giáp cốt khoảng 1 triệu chữ. Đây là một thể hệ văn tự thành thục, hoàn chỉnh. Trong Lục thư của “Thuyết văn giải tự” thì chữ giáp cốt đã có đầy đủ, do đó có thể biết khởi nguồn của chữ Hán, phải là có trước chữ giáp cốt, và còn có lịch sử sử dụng viết chữ sớm hơn nữa.

“Thuyết văn giải tự” là trước tác ghi chép về cội nguồn chữ Hán, thu lục hơn 9.000 chữ Hán, truy ngược về cội nguồn sản sinh chữ Hán, từ thiên tượng đến địa lý, từ đồ vật tới văn hóa, v.v., bao la vạn tượng, tất cả đều được thu nạp và giải thích trong “Thuyết văn giải tự”.

“Thuyết văn giải tự” lấy chữ tiểu triện làm chủ đạo, nếu cổ văn và chữ trứu (chữ triện) khác nhau, thì chữ triện sẽ được liệt kê ra. Nhưng rốt cuộc thì số lượng đồ đồng khai quật được ở thời Đông Hán còn ít, số lượng chữ đúc trên chuông, đỉnh (kim văn) có hạn. Chữ giáp cốt gần với chữ đúc trên chuông đỉnh, được nhà Ân Thương khoảng 3300 năm trước sử dụng, so với thời Đông Hán mà Hứa Thận sinh sống, thì sớm hơn 1500 năm.. Việc chữ giáp cốt với chữ tượng hình là chính, đã ấn chứng tính chính xác của “Thuyết văn giải tự” đối với việc truy ngược cội nguồn chữ Hán, đồng thời cũng bổ sung một số sai lệch tồn tại trong “Thuyết văn giải tự”. “Thuyết văn giải tự” và chữ giáp cốt kết hợp lại, ấn chứng lẫn nhau, đã trở thành cách làm thông thường của việc nghiên cứu giải nghĩa chữ Hán trên thế giới hiện nay.

Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử từng cảm thán rằng: “Lễ nhà Hạ, ta có thể nói được, lễ nước Kỷ không đủ làm chứng. Lễ nhà Ân ta có thể nói được, lễ nước Tống không đủ làm chứng. Là do văn hiến không đủ. Nếu đủ thì ta cũng có thể làm chứng được”. Nước Kỷ là hậu duệ của nhà Hạ, nước Tống là hậu duệ của nhà Ân. Khổng Tử cho rằng: Lễ của 2 triều đại Hạ, Ân, tuy vẫn có thể nói một chút, nhưng vì văn hiến không đủ, do đó khó mà nghiệm chứng được. Nếu có đủ văn hiến, thế thì có thể nói rõ ràng được.

Từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đến nay, trong 100 năm, chữ giáp cốt đã ứng thời xuất hiện, những tư liệu chữ giáp cốt có hơn 1 triệu chữ, trở thành cửa sổ quan trong để con người tìm hiểu thời Tam đại Hạ, Thương, Chu và văn hóa thượng cổ xa xưa hơn nữa. Nghiên cứu chữ giáp cốt đã trở thành khoa học có tính thế giới, được sự quan tâm chú ý rộng rãi.

2. Tam Hoàng Ngũ Đế trong chữ Hán

Lịch sử có văn tự ghi chép là “Tín sử” (lịch sử khả tín). Vậy trước ‘tín sử’ là gì? Thời đại chưa có văn tự ghi chép, thường được gọi là “Văn minh tiền sử” (prehistory). Chiểu theo tiêu chuẩn này, thì lịch sử Tam Hoàng Ngũ Đế, triều Hạ, triều Thương trước khi Bàn Canh dời đô, tức trước khi chữ giáp cốt ra đời, đều thuộc về thời kỳ văn hóa tiền sử.

Trong “Thuyết văn” (Thuyết văn giải tự, ở dưới đều gọi tắt là “Thuyết văn”), giải thích chữ Hoàng 皇 là: “Hoàng là lớn. Theo chữ Tự 自. Tự là khởi đầu. Hoàng khởi đầu là Tam Hoàng, là những vua lớn”. Chữ Hoàng trong Hoàng Đế là có hàm nghĩa đặc định, tức là chỉ Tam Hoàng, là “đầu tiên”, “là vua lớn”. Tam Hoàng là những người gây dựng nền văn minh Trung Hoa đầu tiên, thường cho rằng Tam Hoàng là Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông. Còn có các thuyết khác, và không kết luận cố định. Nhưng Phục Hy thì tất cả các thuyết đều công nhận.

“Lễ ký – Khúc lễ” có ghi chép rằng, Phục Hy chế định ra một loạt chế độ cưới hỏi như sính lễ, mai mối v.v., khiến cho mối quan hệ giữa nam với nữ không còn tùy ý nữa, đã quy phạm ra đạo đức nhân luân.

图1:网,甲骨文
Hình 1: Chữ Võng (lưới) chữ giáp cốt

Đã có gia đình, vẫn còn cần phải sắp xếp cuộc sống cho họ. Phục Hy dạy học đan võng bắt cá săn thú. Thuyết Văn giải nghĩa: “Võng (lưới) là do Bào Ky dùng thừng kết thành để bắt cá”. Kết thừng tức là đan lưới. Trong “Bão phác tử”, Cát Hồng có viết: “Thái Hạo học theo nhện đan lưới”. Thái Hạo là chỉ Phục Hy, được sự gợi mở của việc nhện chăng tơ làm mạng nhện, ông đã dùng dây thừng bện thành lưới để bắt cá.

Mỗi một vị Thánh trong Tam Hoàng, đều có sứ mệnh khác nhau. Thuyết Văn có viết: “Nữ Hoa là vị Thần Thánh nữ cổ đại, là người đã tạo ra vạn vật”. Nữ Oa là vị Thánh có thần lực thời thượng cổ, tạo ra và dưỡng dục vạn vật, là mẫu nghi thiên hạ.

Hoàng 簧 (lưỡi gà trong ống sáo) là lưỡi gà trong cái sênh (nhạc cụ từ quả bầu và 13 ống, thổi ra âm thanh). Thuyết Văn có ghi chép rằng, Nữ Oa phát minh ra loại nhạc khí sênh hoàng này. Bà dùng nhạc vũ khiến vạn vật trong thiên hạ đều được giáo hóa và quy chính, tu dưỡng đức dân, khiến thiên hạ thịnh trị.

Thần Nông nếm trăm loại cây cỏ, phát minh ra công cụ cày ruộng đất – Lỗi tỉ 耒耜 (cái cày), đó là câu chuyện mà mọi người đều quen thuộc. Thuyết Văn có viết rằng: “Khương, Thần Nông cư trú bên sông Khương, do đó lấy đó là tên họ của mình”.

Thuyết Văn có ghi chép lịch sử Thần Nông phát minh ra đàn Cầm 琴 rằng: “Cầm, là do Thần Nông sáng tạo ra, có 5 dây, thời Chu thêm 2 dây”. Ngũ huyền (5 dây) gồm Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ. Cổ cầm “nói nên cái đức của trời đất, biểu đạt sự hòa đồng với đức trời đất của Thần Nông”, bồi dưỡng vun đúc tính tình. Tam Hoàng quy phạm luân lý nhân gian, truyền thụ cho mọi người kỹ năng sinh sống, đặt điều kiện nền tảng cần thiết cho văn minh Trung Hoa.

Thần Nông truyền 17 đời, đều gọi là Viêm Đế. Viêm Đế đời cuối cùng tên là Du Võng. Đến thời kỳ Du Võng, tộc Thần Nông đã đi đến suy bại. Lúc này vùng đất Hoa Hạ sinh ra Hoàng Đế – Thủy tổ nhân văn mở màn văn minh Trung Hoa. Hoàng Đế đứng đầu Ngũ Đế. Thời kỳ Hoàng Đế, là sự khởi đầu của lịch sử gần 5000 của Trung Quốc. Người Trung Quốc thường xưng là “con cháu Viêm Hoàng”, ý nghĩa là Viêm Đế và Hoàng Đế là thủy tổ chung của dân tộc Hoa Hạ.

图2:帝,甲骨文,用木头搭成的祭台,供奉天帝。
Hình 2: Chữ Đế 帝 chữ giáp cốt, dùng gỗ bắt thành đài tế, thờ cúng Thiên Đế

Trong Thuyết Văn có giải thích chữ Đế là: “Đế 帝 nghĩa là đế 谛 – chân lý, là hiệu của vua thiên hạ”. Đế 谛 – chân lý nghĩa là thẩm tra, xem xét, Đế với Thiên mệnh hiệu triệu thiên hạ. Ngũ Đế được ghi chép trong Kinh Dịch, “Đại Đới lễ ký” là: Hoàng Đế, Chuyên Húc, Khốc, Nghiêu, Thuấn.

Trong Thuyết Văn, những chữ có liên quan đến Hoàng Đế là:

“Cơ 姬, Hoàng Đế cư trú bên sông Cơ, nên lấy đó làm tên họ”.

“Miện 冕, là mũ của quan đại phu trở lên. Mũ miện tấm phản ở trên, có các dây lưu đeo các viên ngọc ở trước và sau, có chùm tua ở 2 bên. Nghĩa theo chữ Mạo 冃 (chữ mạo cổ, tức cái mũ), âm Miễn 免. Hoàng Đế thời cổ đại là người đầu tiên làm ra mũ Miện”. Hoàng Đế đã thiết lập các chức vị quan, và chế tác ra mũ miện cho các quan chức đội.

“Chỉ 畤, là nơi Ngũ Đế tế trời đất. Nghĩa theo chữ Điền 田, âm Tự 寺. Hữu Phù Phong có 5 Chỉ (nơi tế lễ). Các địa danh Hảo Chỉ, Phu Chỉ đều là nơi tế lễ thời Hoàng Đế”. Từ thời kỳ Ngũ Đế, tế lễ trời đất đã có nơi sử dụng riêng rồi, trong đó Hảo Chỉ và Phu Chỉ ở Phù Phong chính là địa chỉ tế lễ thời Hoàng Đế.

图3:典,甲骨文,双手小心地捧着典册,记录重要的典礼。
Hình 3: Chữ Điển 典, chữ giáp cốt, hai tay cẩn thận nâng sách lễ, ghi chép điển lễ quan trọng.

Đã tương truyền Thương Hiệt sáng tạo ra chữ Hán, vậy có thư tịch lưu lại không? Thuyết Văn có viết: “Điển 典 là sách của Ngũ Đế. Nghĩa là sách ở trên cái Ki, tức gác cao”. Nghĩa gốc của chữ Điển chính là sách thời đại Ngũ Đế. Có nhà khảo cổ cho rằng, thời kỳ Hoàng Đế, chủ yếu là hoạt động ở lưu vực sông Hoàng Hà, nên có lẽ các văn vật sách ở điển tịch đã bị phù sa Hoàng Hà tàn phá và vùi lấp, không thể nào khai quật được.

Ấn tượng chung là, Tam Hoàng Ngũ Đế là hình tượng hư cấu trong Thần thoại, nhưng trong chữ Hán – loại chữ được gọi là ‘hóa thạch sống’, thì nó thực sự đã lưu giữ được những thông tin về Tam Hoàng Ngũ Đế ở các phương diện khác nhau.

(Còn tiếp)

Bản quyền © 1999-2025 thuộc Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/11/484897.html

Đăng ngày 06-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share