Bài viết của Hiểu Ca

[MINH HUỆ 13-11-2024]

(Tiếp theo Phần 2 Phần 1)

4. Côn Luân – Trung Quốc cổ lưu lại trong văn tự

Đại Vũ trị thủy là sự tích mà mọi người đều rất quen thuộc. Thời vua Nghiêu tại vị, một trận hồng thủy hiếm thấy đã nhấn chìm núi cao, gò đồi. Trận đại hồng thủy hủy diệt văn minh nhân loại thời tiền sử này, thì rất nhiều dân tộc đều có ghi chép. “Thượng thư – Nghiêu điển” có thuật lại rằng: Thời vua Nghiêu, trời giáng đại hồng thủy, nước liền với trời, mênh mông rộng lớn, không thấy biên giới.

Cũng trong thời gian tương ứng, “Kinh Thánh – Sáng thế ký” của phương Tây cũng có ghi chép rằng: “Sự việc này xảy ra vào ngày 17 tháng 2. Ngày này, cửa sổ trời mở ra, mưa lớn 40 ngày đêm…. những núi cao trong thiên hạ đều bị nhấn chìm”.

Đó chính là trận đại hồng thủy có tính toàn thế giới, hủy diệt văn minh nhân loại lần trước.

图8:州,甲骨文,水中的高地。
Hình 8: Chữ Châu 州 – cồn đất, cù lao, chữ giáp cốt, là đất cao ở trong nước

Trong Thuyết Văn, chữ Châu 州 đã ghi chép thông tin này: “Châu: Nơi có thể cư trú trong nước gọi là Châu. Xưa thời vua Nghiêu bị hồng thủy, người dân cư trú ở những chỗ đất cao trong nước”.

图9:丘,甲骨文,象两座山相连。
Hình 9: Chữ Khâu 丘 – gò đất, chữ giáp cốt, giống như 2 ngọn núi liền nhau

Trong Thuyết Văn còn có một chữ Khâu 丘, rằng: “Khâu, là nơi đất cao, không phải con người tạo ra. Ý nghĩa theo chữ Bắc và chữ Nhất. Nhất 一 nghĩa là đất, con người cư trú ở phía Nam của Khâu (gò đất), do đó nghĩa chữ Khâu theo chữ Bắc. Quốc gia trung ương là ở phía Đông Nam núi Côn Luân”. Như vậy, Khâu – gò, là nơi có địa thế khá cao, núi Côn Luân cũng được gọi là Côn Luân Khâu. “Quốc gia trung ương” chính là bang quốc của Thiên tử, ở phía Đông Nam núi Côn Luân.

“Sơn hải kinh” có ghi chép rằng: “Đài vua Nghiêu, đài vua Khốc, đài vua Đan Chu, đài vua Thuấn, mỗi vị 2 đài, đài hướng 4 phương, ở phía Bắc núi Côn Luân… Các đài của các vua, ở phía Bắc núi Côn Luân”. Đài vua là dùng để tế tự, quan sát thiên tượng, thường được xây dựng ở gần kinh thành, đó là nơi huyết mạch của mệnh quốc gia. Điều này cũng đã ấn chứng thuyết “quốc gia trung ương” ở phụ cận núi Côn Luân.

Trong “Thủy chú kinh” dẫn dụng “Vũ bản kỷ” viết rằng: “Núi Côn Luân… cao chót vót 5 vạn dặm, là trung tâm của đất”. Trước đại hồng thủy, “trung tâm của đất” là ở núi Côn Luân. Về điểm này, từ những thông tin mà truyền thống tế tự lưu truyền lại cũng có thể ấn chứng.

“Lễ ký chính nghĩa” có dẫn dụng “Quát địa tượng” rằng: “Trung tâm của đất là núi Côn Luân”. Và cũng viết rằng: “5000 dặm phía Đông Nam của nó gọi là Thần Châu”. Từ Côn Luân về hướng Đông Nam 5000 dặm, chính là mảnh đất Thần Châu. Các nghi thức tế tự cổ xưa, vừa phải tế Thần của Thần Châu, vừa phải tế Thần Côn Luân. Trung tâm của đất từ Côn Luân chuyển đến Thần Châu, nhưng vẫn phải tế Côn Luân. Có thể thấy Côn Luân có quan hệ truyền thừa với Trung Quốc. Khi đó, trung tâm văn minh Trung Hoa chính là ở khu vực lân cận núi Côn Luân, sau đó trung tâm không ngừng chuyển dịch về phía Trung Nguyên, thì vị trí trung tâm của núi Côn Luân cũng dần dần nhạt đi.

Độ cao trung bình của núi Côn Luân là 5.500 đến 6.000 mét so với mặt nước biển. Khi xảy ra đại hồng thủy, những người Trung Quốc cư trú ở vùng núi Côn Luân do ở nơi có địa thế rất cao, và đã kịp thời chạy lên núi Côn Luân, do đó rất nhiều người đã may mắn sống sót, vượt qua đại kiếp nạn này.

Trong các truyền thuyết về đại hồng thủy của các dân tộc trên thế giới, sau khi đại hồng thủy qua đi, đều có cực ít những người cá biệt tiếp tục sinh sống. Trong Kinh Thánh có ghi chép rằng, chỉ có gia đình Noah trên con thuyền Noah mới sống sót. Rất nhiều nhân khẩu và nền văn minh Trung Quốc thượng cổ lại được lưu lại một cách thần kỳ. Hà đồ, Lạc thư, Âm dương, Ngũ hành chính là văn minh tiền sử từ trước đại hồng thủy lưu lại, mà trong quá trình này, 3 đời Thánh vương Nghiêu, Thuấn, Vũ với đại đức cảm động trời đất, trên phụng Thiên Đạo, dưới nuôi dưỡng giáo hóa dân, trong kiếp nạn có tính hủy diệt, họ đã kế thừa và truyền lại văn minh Trung Hoa.

Đại Vũ trị thủy, 3 lần qua cổng nhà mà không vào. “Các di tích của Đại Vũ nhiều mênh mông”, có rất nhiều các di tích cổ và truyền thuyết ở các địa phương Trung Quốc liên quan đến Đại Vũ. Làm thế nào mà 4000 năm trước, Đại Vũ chỉ dùng thời gian 7, 8 năm là có thể xẻ núi, đào sông, khai thông 9 châu, 9 con sông. Cho dù là sức mạnh khoa học kỹ thuật ngày nay, thì cũng không phải là việc dễ dàng. Vậy Thần tích đó được ghi chép trong rất nhiều điển tịch, phải chăng là thực sự tồn tại?

Trong “Sở từ – Thiên vấn”, Khuất Nguyên từng viết rằng: “Hà hải ứng long, hà tận hà lịch? Cổn hà sở doanh? Vũ hà sở thành?”, nghĩa là: Ứng long ở sông biển, đã có những trải nghiệm thế nào? Cổn – cha của Vũ, khi trị thủy thì Ứng long đã khởi tác dụng gì? Vũ kế thừa sự nghiệp của cha, đã thành công như thế nào?

Trong “Bão Phác Tử”, Cát Hồng đời Đông Tấn đã viết rằng: “Vũ thừa nhị long, quách chi vi ngự”, nghĩa là: Đại Vũ trị thủy, cưỡi rồng đi lại.

“Thái Bình Quảng Ký” có dẫn “Thập di ký” rằng: “Vũ dốc hết sức đào kênh ngòi, dẫn nước sông, san bằng núi. Hoàng Long kéo đuôi phía trước, Huyền Quy cõng bùn xanh phía sau”. Hoàng Long là Ứng long, đã có tác dụng quan trọng khi Đại Vũ trị thủy.

Vũ mang Thiên mệnh, trị sửa 9 châu, Thượng Thiên an bài các Thần thú như Hoàng Long, Huyền Quy v.v. làm những việc mà sức người không thể làm nổi. Trong văn hóa Trung Quốc, rồng phổ biến tồn tại. Đối với sự xuất hiện của rồng, từ thời thượng cổ liên tục kéo dài đến các triều đại. Trong “24 bộ sử”, rồng liên tục xuất hiện ở các địa phương, được coi là dấu hiệu Thượng Thiên hiển thị thiên tượng.

图10:龙,甲骨文。
Hình 10: Rồng (chữ Long – 龍), chữ giáp cốt

Trong Thuyết Văn đã quy nạp rõ rằng đặc trưng của rồng: “Rồng là loài trùng dài có vẩy. Có thể ẩn, có thể hiện, có thể nhỏ, có thể lớn, có thể ngắn, có thể dài, Xuân Phân bay lên trời, Thu Phân ẩn dưới vực sâu”. Rồng là loài thú có vẩy lớn nhất, có thể tiềm phục nơi tối tăm, có thể bay lên không trung sáng tỏ, có thể biến thành rất nhỏ, có thể biến thành rất lớn, có thể biến thành rất ngắn, có thể biến thành rất dài, tiết Xuân Phân thì bay lên trời, tiết Thu Phân thì ẩn mình dưới vực sâu.

Sau khi trị thủy thành công, Đại Vũ được phong ở đất Hạ, khai sáng lên triều Hạ – triều đại đầu tiên của thời Tam Đại. Thuyết Văn có viết rằng: “Hạ, là người Trung Quốc”. Đất Hạ chính là Vận Thành, Sơn Tây ngày nay. Đại Vũ lập kinh đô ở đất Hạ.

图11:鼎,甲骨文
Hình 11: Chữ Đỉnh – 鼎, chữ giáp cốt

Sửa sang vùng cửu châu là trời thành tựu, 9 châu đổi mới. Thuyết Văn có viết: “Đỉnh, là dụng cụ quý 3 chân 2 tai, điều hòa ngũ vị. Xưa Vũ thu đồng từ 9 vị quan đứng đầu 9 châu, đúc đỉnh ở chân núi Kinh Sơn, vào núi rừng sông đầm, các loài quỷ quái đều không dám gặp, dùng để phụng thiên thể”. Đỉnh là đồ lễ dùng đồng thanh đúc thành, có 3 chân 2 tai, dùng để đựng đồ tế lễ để tế tự trời đất. Đại Vũ thu thập đồng của 9 châu, đúc đỉnh ở chân núi Kinh Sơn. Khi đỉnh vận chuyển qua núi rừng sông đầm, các loài yêu tinh quỷ quái đều không dám xuất hiện. Đó là vì đỉnh có đức dày, có uy nghiêm phụng Thiên ý.

Về nguồn gốc của đỉnh, trong “Sử ký – Phong thiện thư” có viết rằng, Hán Vũ Đế từng hỏi quần thần về sự tình của đỉnh, rất nhiều đại thần đều nói rằng: Tương truyền Thái Đế (tức Thái Hạo) thời thượng cổ chế tạo ra Thần đỉnh, mang ý nghĩa là Nhất thống, tượng trưng cho việc khởi nguồn của thiên địa vạn vật đều là công của Tạo Hóa. Hoàng Đế chế tạo ra 3 bảo đỉnh, tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân hợp nhất, Trời lớn, Đất lớn, Người cũng lớn. Vũ thu thập đồng từ 9 vị đứng đầu 9 châu, đúc 9 đỉnh, phân chia 9 châu, tượng trưng tai họa hồng thủy 9 châu đã được tiêu trừ, Hoa Hạ thay cũ nạp mới, do đó hậu thế gọi là Cách cố đỉnh tân.

Những năm 1920, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng, đỉnh của Trung Quốc có lịch sử xa xưa, khoảng 7000 năm trước, văn hóa Ngưỡng Thiều đã xuất hiện đỉnh gốm – Cách 鬲, sau này dần dần diễn biến thành đỉnh đồng.

Thuyết Văn Giải Tự có viết: “Cách 鬲 là loại đỉnh, 3 chân”. Cách thuộc về chủng loại đỉnh, đứng bằng 3 chân. Điều khiến các nhà khảo cổ nghĩ mãi vẫn không tìm ra lời giải, đó là đỉnh gốm có lịch sử xa xưa này, cũng giống như chữ Hán, chỉ tồn tại ở Trung Quốc, là hiện tượng văn hóa riêng của văn minh Trung Hoa. Nhà khảo cổ nổi tiếng Nhật Bản là Kōsaku Hamada đã từng nói rằng: “Cách là thứ chỉ riêng Trung Quốc có, là nguồn gốc của đỉnh”.

Trong Sử Ký có miêu tả tình cảnh Hoàng Đế đúc đỉnh rằng: “Hoàng Đế khai thác đồng ở núi Thú Sơn, đúc đỉnh dưới chân núi Kinh Sơn. Khi đúc đỉnh thành công, thì có rồng thả râu xuống nghênh đón Hoàng Đế”. Tác giả dùng từ “Xuống nghênh đón” (Hạ nghênh), Hoàng Đế vốn là Thiên Đế trên Thiên thượng, hạ thế khai sáng ra màn mở đầu văn minh Trung Hoa 5000 năm, Hoàng Đế dùng đỉnh để báo cáo với Trời, cưỡi rồng trở về. Đây chính là nguồn gốc của câu thành ngữ “Đỉnh thành long khứ” (đỉnh đúc xong, cưỡi rồng bay đi, sau chỉ đế vương qua đời)

Hoàng Đế đúc đỉnh ở núi Kinh Sơn, Đại Vũ cũng đúc đỉnh ở núi Kinh Sơn, ý nghĩa là kế thừa việc Hoàng Đế tiên phong dùng đức trị, lấy đỉnh tượng trưng cho đức, “Thiên Địa Nhân, đỉnh có 3 chân”, lịch trình văn hóa Thần truyền “Thiên – Nhân hợp nhất” của văn minh Trung Hoa khởi đầu từ đây.

(Hết)

Bản quyền © 1999-2025 thuộc Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/13/484905.html

Đăng ngày 09-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share