Bài viết của Hiểu Ca

[MINH HUỆ 12-11-2024]

(Tiếp theo Phần 1)

3. Nghiêu Thuấn lấy khổ làm vui, đức cảm động Trời

Vua Nghiêu có vị trí đặc biệt trong văn hóa Trung Quốc. Trong “Thượng thư – Nghiêu điển” có viết: “Lệnh cho quan Hy và Hòa tuân theo Thiên Đạo, chiểu theo quy luật của mặt trời, mặt trăng, các hành tinh để chế ra lịch pháp, và truyền thụ lại cho mọi người”. Vua Nghiêu sai quan đại thần quan sát thiên tượng, chế định lịch pháp, và truyền thụ cho bách tính, giúp ích việc canh tác nông nghiệp. Bắt đầu từ đó, việc quan sát thiên tượng, quan trắc thiên thời, hiệu chỉnh sai lệnh thời gian các năm, đã trở thành một sự kiện quan trọng nhất của quân vương các triều đại. Từ những ghi chép văn hiến có thể thấy, vua Nghiên đã khai sáng ra truyền thống này.

Thuyết Văn có viết: “Nhuận là tháng dư, cứ 5 năm lại một tháng nhuận”. Trung Quốc cổ đại sử dụng song song âm lịch và dương lịch, thời lệnh mùa mỗi năm thì hàng năm bị lùi lại hơn 10 ngày so với năm trước, nên sinh ra vấn đề tuế sai, cũng chính là mâu thuẫn giữa mùa và thời lệnh. Cổ nhân định ra biện pháp “đặt tháng nhuận”, đem số ngày dư giữa dương lịch và âm lịch cộng dồn lại, cách vài năm đặt một tháng nhuận.

“Thượng thư – Nghiêu điển” có viết: “Một năm có 366 ngày, dùng tháng nhuận định tứ thời, thành năm. Trị sửa bá quan, chính sự hưng thịnh”. Thời kỳ vua Nghiêu, đã chế định ra lịch pháp, và dùng tháng nhuận để hiệu chỉnh tuế sai, giúp ích cho việc canh tác sản xuất của bách tính. “Tiền Hán thư” có đánh giá rằng: “Quan sát thiên văn, xem vị trí của 28 chòm sao và quy luật của mặt trời, mặt trăng và 5 hành tinh (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), để ghi chép các dấu hiệu hung cát, Thánh vương dùng nó để bàn việc triều chính”. Bậc Thánh vương gánh vác sứ mệnh, dùng thiên văn thiên tượng để quy chính trật tự nhân gian.

Vua Nghiêu thường đi thị sát thiên hạ, tìm hiểu dân ý, xem xét dân tình thế thái. Vua coi bốn biển là nhà, lấy khổ làm vui, rất nhiều địa phương trên toàn quốc đều có những di tích và phong tục mà vua Nghiêu lưu lại.

Thuyết Văn có viết: “Cừ, phương Bắc gọi thịt chim khô là Cừ. Cơ lưu truyền rằng: Vua Nghiêu như Cừ, vua Thuấn như Cừ”. Thuyết này vẫn được lưu truyền từ thời đó đến ngày nay, là nói rằng màu da của vua Nghiêu phơi nắng đến mức đen bóng. Sách “Luận hoành” giải thích rằng, vua Nghiêu, vua Thuấn tuần du thiên hạ, không ngừng bôn ba, bị ánh nắng mặt trời chiếu đến mức “Thân hình gầy gò”.

Vua Nghiêu lưu truyền mỹ đức vô tư đại lượng cho hậu thế. Ông cho rằng, con trai Đan Chu của ông là “Hiêu tụng”, tức ngạo mạn và thích tranh cãi, và đã truyền ngôi vua cho Thuấn – người nổi tiếng bởi đức hiếu hạnh, và trở thành điển phạm thiên cổ. Vua Nghiêu gả 2 con gái cho Thuấn, để khảo nghiệm đức hạnh của Thuấn, và cuối cùng đã chọn Thuấn làm vua chung của thiên hạ. Thuyết Văn có viết: “Nga là con gái của vua Nghiêu, là vợ của Thuấn, tên tự là Nga Hoàng”.

Trong lịch sử Trung Hoa, bất kể là triều đại nào, đời nào, đều có đánh giá cực cao đối với vua Nghiêu. Khổng Tử nói: “Chỉ có Trời là cao nhất lớn nhất, chỉ có vua Nghiêu là học theo được Trời”. Vua Nghiêu được coi là tị tổ của đạo thống Trung Hoa, là tấm gương mà các bậc đế vương các triều đại hậu thế noi theo. Có thể thấy, đức của vua Nghiêu và ảnh hưởng của ông đối với hậu thế lớn như thế nào.

Vua Thuấn nổi tiếng thiên hạ với mỹ đức hiếu hạnh. “Vua Nghiêu học theo Trời, vua Thuấn học theo Đất”, vua Nghiêu quy phạm thiên văn thời lệnh, vua Thuấn giáo hóa đạo đức lễ nghi.

图4:教,甲骨文
Hình 4: chữ Giáo 教 chữ giáp cốt

Thuyết Văn có viết: “Giáo là trên thực thi, dưới học theo”. Giáo hóa tức là trên thực hành, dưới học theo, bắt chước. Quân vương đề xướng điều gì, thì xã hội sẽ theo cái đó. Bên trái chữ Giáo 教 là chữ Hiếu 孝. Thuyết Văn có giải thích rằng: Hiếu là việc giỏi phụng dưỡng cha mẹ”. Thời cổ đại, hiếu được cho là phẩm đức quan trọng nhất, xưa nay đều nói rằng “Bách thiện hiếu vi tiên”.

图5:孝,甲骨文,上为老人,下为子。
Hình 5: Chữ Hiếu 孝 chữ giáp cốt, trên là Lão nhân (người già), dưới là chữ Tử (con)

Vua Thuấn còn dùng lễ nhạc giáo hóa thế nhân. Thuyết Văn có viết: “Nhạc Thiều là khúc nhạc của Ngu Thuấn. Kinh Thư có viết: Tiêu Thiều tấu 9 lần, phượng hoàng bay đến múa”. Tiêu Thiều là khúc nhạc vũ lớn thời vua Thuấn, khi khúc nhạc Tiêu Thiều được diễn tấu, thì ngay cả phượng hoàng từ phương xa cũng bay đến, nhảy múa uyển chuyển.

图6:凤,甲骨文,与篆书相比,甲骨文形象地展现了凤凰的特征。
Hình 6: Chữ Phượng 鳳 chữ giáp cốt, so với chữ triện thì chữ giáp cốt thể hiện một cách hình tượng đặc trưng của phượng hoàng

Thuyết Văn có viết: “Phượng là loài chim thần. Thiên Lão nói: Hình dáng của phượng hoàng là phía trước giống chim hồng, phía sau giống kỳ lân, cổ giống rắn đuôi giống cá, hoa văn giống rồng, lưng giống hổ, hàm giống chim én, mỏ giống gà, có đủ 5 sắc màu. Phượng hoàng ở quốc gia của người quân tử phương Đông, bay lượn ngoài bốn biển, qua núi Côn Luân, uống nước ở Để Trụ, tắm ở Nhược Thủy, tối ngủ ở Phong Huyệt, nó xuất hiện thì thiên hạ đại thái bình”. Phượng hoàng là thần điểu ở Thiên giới, nếu phượng hoàng xuất hiện, thì nhất định là khi thiên hạ đại an định, vạn bang hòa mục.

Vua Thuấn kế thừa đạo thiện nhượng (nhường ngôi) của vua Nghiêu, truyền ngôi cho Đại Vũ. Đại Vũ đã tiếp nhận sự thiện nhượng của vua Thuấn ở Thái miếu của vua Nghiêu, giống như việc vua Thuấn tiếp nhận sự thiện nhượng của vua Nghiêu.

图7:圣,甲骨文,上面的耳上听天道,左边的口教化万民。
Hình 7: Chữ Thánh 聖, chữ giáp cốt, phía trên là chữ Nhĩ 耳 – Tai nghe Thiên Đạo, bên trái là chữ Khẩu 口 – Miệng giáo hóa muôn dân

Vua Nghiêu và vua Thuấn được coi là 2 vị Thánh Vương trong lịch sử thượng cổ. Trong Thuyết Văn giải nghĩa: “Thánh 聖 tức là thông. Theo nghĩa chữ Nhĩ – tai”. Cái gọi là “theo nghĩa chữ Nhĩ – tai” nghĩa là “Nghe Thiên Đạo”. Tai nghe Thiên Đạo, còn chữ Khẩu là miệng phát khẩu lệnh, dưới là chữ Vương 王 – vua. Do đó Thánh tức là nội thông với Thần linh, ngoại trị sửa bách tính, đây cũng chính là Đạo Nội Thánh Ngoại Vương.

(Còn tiếp)

Bản quyền © 1999-2025 thuộc Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/12/484904.html

Đăng ngày 08-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share