Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Toronto, Canada

[MINH HUỆ 23-11-2024] Từ ngày 7 đến ngày 19 tháng 11 năm 2024, Minh Huệ Net đã đăng tải 43 bài chia sẻ thể hội tu luyện từ Pháp hội Trung Quốc lần thứ 21. Những bài chia sẻ này đã giúp các học viên Bắc Mỹ cảm thụ được trí huệ và năng lực phi thường của các học viên đại lục, cũng như chứng kiến sự đề cao của họ trong quá trình vượt quan và thực tu.

Nhiều học viên nói rằng các bài chia sẻ của Pháp hội Trung Quốc cũng mang đến cho họ cơ hội đề cao bản thân, giúp họ nhận ra những thiếu sót của mình để trở thành những sinh mệnh thánh khiết và mỹ hảo hơn.

Vượt qua mặc cảm, thoát khỏi lối tư duy hẹp hòi

Thạch Vũ là sinh viên mới tốt nghiệp và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2018. Anh ấy rất cảm động khi đọc bài chia sẻ “’Nấu cơm’ cho chúng sinh, ‘nấu cơm’ cho đồng tu“. Tác giả của bài viết chia sẻ rằng khi bản thân chỉ mới tu luyện được vài tháng thì người phụ trách đã đề nghị cô ấy làm điều phối viên. Cô ấy đã từ chối với lý do không đủ năng lực, nhưng rồi đột nhiên nhận ra rằng, chỉ là việc Đại Pháp cần, nếu không có ai khác làm, thì cô ấy sẽ làm. Với niệm đầu vô tư này, tác giả đã đảm nhận trách nhiệm của một điều phối viên và khi gặp khó khăn, cô ấy có thể mỉm cười mà đối diện với nó.

Tác giả bài chia sẻ cũng gặp phải một vấn đề: cô ấy bận rộn in tài liệu và không có thời gian để giảng chân tướng mặt đối mặt. Cô ất không biết liệu điều này có đúng hay không. Sau đó, cô ấy mơ thấy mình đang bán bánh bao hấp và một đội quân đến cửa hàng của cô để lấy đồ ăn rồi rời đi. Điều này khiến tâm cô ấy bình ổn lại, cô ngộ rằng trong cuộc chiến giữa thiện và ác này, việc in tài liệu chính là sứ mệnh của cô.

Sau khi tu luyện, Thạch Vũ tham gia hồng Pháp tại một quầy thông tin Đại Pháp. Hai năm trước, vì điều phối viên có con nhỏ nên đã nhờ Thạch Vũ thay cô ấy làm điều phối. Lúc đầu, Thạch Vũ lo rằng năng lực của mình không đủ: là một sinh viên và là một học viên mới, liệu mình có đủ năng lực và kinh nghiệm xã hội không? Khi suy xét thêm, anh thấy thấy bản thân có đủ điều kiện khách quan: có thể sắp xếp thời gian để vận chuyển và dựng quầy thông tin, bàn ghế vào các ngày trong tuần, và có thể giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp vào các ngày cuối tuần. Vì vậy, anh đồng ý với đề nghị của điều phối viên.

Sau khi tiếp quản vị trí điều phối, mọi điều Thạch Vũ lo lắng đều không xảy ra, thay vào đó, mọi thứ đều suôn sẻ. Trong hai năm qua, các học viên khác đã tình nguyện hỗ trợ quầy thông tin. Thạch Vũ chia sẻ: “Khi Sư phụ an bài cho tôi làm việc đó, thì điều kiện đã chín muồi rồi. Tôi chỉ cần vượt qua tâm lý tự ti để bước ra. Khi hạng mục Đại Pháp cần tôi, thì tôi đơn giản là chỉ cần phối hợp, thay vì để nhân tâm cản trở.”

Thạch Vũ còn làm phóng viên trong thời gian rảnh. Vì không có sự kết nối trực tiếp với độc giả, anh không biết liệu bài viết của mình có được nhiều người quan tâm hay không. Quá trình viết bài khá nhàm chán và anh ấy dần mất đi động lực. Khi đọc về việc các học viên ở Trung Quốc in lượng lớn tài liệu, Thạch Vũ cảm thấy phấn chấn trở lại. Anh chia sẻ: “Bị giới hạn bởi quan niệm ‘thấy mới tin’, tôi không nhận ra sự ảnh hưởng lâu dài của các bài viết, điều này khiến tôi sinh ra cái tâm hoàn thành nhiệm vụ, phản ánh rằng lối nghĩ của tôi quá hạn hẹp rồi. Trên thực tế, tôi cũng đang đảm nhiệm vai trò ‘nấu ăn’ [cho chúng sinh]. Tôi cần phải tĩnh tâm và dụng tâm viết bài.”

Tu xuất thiện tâm

Trương Hâm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng mẹ từ trước khi cuộc bức hại bắt đầu và cô đã rời Trung Quốc vào năm 2010. Trong bài chia sẻ “Cân nhắc đến người khác trước, thiện đãi đối phương”, đồng tu ấy mới bắt đầu giảng chân tướng. Khi có người thắc mắc, cô ấy thường cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, cô đã chính lại suy nghĩ đó và nhận ra đây là cơ hội để tu bỏ tâm sợ hãi của mình. Vì vậy, cô đã kiên nhẫn trả lời từng câu hỏi một, và cuối cùng, mọi người đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Cô Trương cho biết khi đọc bài chia sẻ này, cô ấy cảm nhận được sự chất phác và thiện lương của tác giả. Cô cho rằng sự thiện lương có được một cách tự nhiên đó chính là phương diện mà cô cần tu.

Khi gặp người Trung Quốc, cô Trương thường cố gắng thể hiện ra sự thân thiện của mình để có thể khuyến khích họ thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Tuy nhiên, sau khi họ đồng ý thoái, cô lại không biết nói gì tiếp, khiến tình huống trở nên khó xử. Cô nhận ra sự thiện lương mà cô thể hiện ra lúc đầu tiếp xúc với họ chỉ là để họ thoái xuất khỏi ĐCSTQ, chứ không phải là sự quan tâm xuất ra từ nội tâm.

Cô Trương bắt đầu yêu cầu bản thân phải thiện lương vô điều kiện với người khác. Trong một lần giảng chân tướng cho bạn học cùng lớp tiếng Anh, người bạn này tỏ thái độ không hài lòng và từ chối nói chuyện với cô. Dẫu vậy, khi gặp mẹ của bạn học đó, cô Trương không để bản thân bị ảnh hưởng bởi thái độ tiêu cực của bạn mình, mà đối đãi với mẹ bạn như người thân trong gia đình. Cô chỉ muốn làm theo yêu cầu của Sư phụ và đối tốt với người khác. Sau đó, khi cô thuyết phục mẹ của bạn cùng lớp thoái xuất khỏi ĐCSTQ, bà đồng ý và nói: “Bác hoàn toàn tin những điều cháu nói”.

Cô Trương xúc động nói: “Khi nói đến sự từ bi của Sư phụ, một số học viên chia sẻ rằng mỗi khi gặp Sư phụ, họ luôn thấy Ngài mỉm cười. Từ giờ trở đi, tôi cũng sẽ chào đón mọi người mà tôi gặp bằng nụ cười hòa ái, đối xử với hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp và cả những người qua đường như người thân trong gia đình.”

Các học viên tỏa sáng ở bất cứ nơi nào họ đến

Ông Chu Đào bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996 và chuyển đến Canada cách đây 10 năm. Ông cho biết: “Năm nay, tôi có một cảm nhận khác biệt khi đọc các bài chia sẻ Pháp hội Trung Quốc. Những câu chuyện này thật tuyệt vời”. Trong bài viết “Con đường đã dang dở, Sư phụ đã trải phẳng cho tôi lần nữa”, tác giả chia sẻ rằng mình đã tu luyện Pháp Luân Công 27 năm, từ khi còn niên thiếu và giờ đã ở tuổi trung niên. Do cuộc bức hại của ĐCSTQ, ông đã mất đi cơ hội nghề nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp và bị kết án tù oan sai. Sau khi ra tù, ông không chỉ tìm được một công việc tốt, mà còn thi lại và một lần nữa có được bằng cấp chuyên môn của mình.

Ông Chu cho biết: “Tôi rất cảm động với câu chuyện của học viên này, ông ấy đã mất đi công việc tốt và phải đối mặt với sự bức hại tàn bạo, nhưng vẫn kiên định tu luyện Đại Pháp. Hiện tại, khi sống ở nước ngoài, tôi cảm thấy bản thân ngày càng cách xa bầu không khí khủng bố của cuộc bức hại, chia sẻ của các đồng tu đã đưa tâm trí tôi trở về Trung Quốc.”

Cũng giống như tác giả của bài viết, ông Chu cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ khi là một thiếu niên, và đến nay ông đã bước vào tuổi trung niên. Cuộc sống bình thường của ông bị gián đoạn bởi cuộc bức hại. Khi ông còn học trung học cơ sở, bố mẹ ông đã bị bắt và bị kết án 5 năm tù. Thời điểm họ ra tù, ông đã tốt nghiệp trung học, nhưng gia đình không có điều kiện để chu cấp cho ông học đại học. Ở nơi làm việc, ông nhanh chóng được thăng chức và được tăng lương. Ông Chu cho biết: “Tại Pháp hội Trung Quốc năm nay, có nhiều bài chia sẻ về việc các đệ tử Đại Pháp rất được quý trọng ở nơi làm việc”.

Ông Chu làm kỹ sư ánh sáng trong ngành công nghiệp điện ảnh. Ông cũng chia sẻ một câu chuyện tại nơi làm việc của mình: “Khi tôi mới bắt đầu công việc, tiếng Anh của tôi kém, và tôi không thể hiểu các đồng nghiệp nói gì. Công việc của tôi cũng đòi hỏi kỹ năng lẫn sức khỏe, và tôi phải cạnh tranh với những người phương Tây cao lớn. Tôi không có lợi thế, nhưng dù ở đoàn làm phim nào, các đồng nghiệp đều quý mến tôi. Đến năm thứ hai tôi làm việc, bộ phim tôi tham gia có hai tuần nghỉ. Ngay trước kỳ nghỉ, quản lý của ba nhóm khác nhau đã ngỏ lời mời tôi làm việc cho họ trong khoảng thời gian hai tuần đó.”

Ông Chu cho biết: “Việc tu luyện Đại Pháp từ khi còn bé đã giúp tôi có được nhiều phẩm chất quý giá. Sư phụ yêu cầu các đệ tử phải làm tốt công tác của mình, vì vậy, dù có được quan tâm, ghi nhận hay không, tôi cũng làm những gì mình nên làm. Khi tôi tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn để hành xử, thì dù là ở nơi nào tôi cũng được chào đón. Những phẩm chất này là Sư phụ và Đại Pháp đã ban cho tôi. Nhờ những phẩm chất này nên dù trong hoàn cảnh khó khăn đến thế nào tôi cũng có thể tỏa sáng”.

Trong bài “Tu bản thân và cứu người trong môi trường bảo trì kỹ thuật và làm việc”, tác giả chia sẻ: Điện thoại thông minh hiện nay đã tương đối phổ biến, nhưng các đồng tu nhận thấy nó là nguồn gây can nhiễu rất mạnh mẽ. Có lúc, người tu luyện sa vào dục vọng phóng túng với điện thoại di động mà không hay không biết, thật đáng tiếc. Vài năm trước, tôi bắt đầu sử dụng chiếc điện thoại Nokia đời cũ làm điện thoại hàng ngày. Một khách hàng hỏi tôi: “Sao anh dùng điện thoại di động như thế này chứ?” Tôi trả lời: “Cho rảnh cái đầu thôi, tôi không xem video, không lướt Kuaishou (video ngắn), đỡ tốn thời gian.”

Ông Chu cho biết: “Vì tôi có một kênh trên Ganjing World nên tôi cần xem nhiều tin tức và các chương trình khác nhau để trau dồi bản thân. Tuy nhiên, điều này khiến tôi bị phân tâm và rất khó tĩnh tâm lại. Khi học Pháp, tôi phải cất điện thoại đi và tĩnh tâm để học, và tôi nên duy trì việc luyện công mỗi ngày. Trong khi luyện công, tôi có thể giữ tâm an định và loại bỏ những suy nghĩ xao nhãng. Chỉ bằng cách này, tôi mới có thể sản xuất ra những video giảng chân tướng chất lượng hơn”.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/23/485324.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/26/221821.html

Đăng ngày 04-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share