Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Middletown, New York

[MINH HUỆ 03-12-2024] Trong những năm đầu, khi chúng ta không có đủ nhân lực cho các hạng mục khác nhau, chúng ta chủ yếu sử dụng bất kỳ học viên nào sẵn sàng làm việc, bất kể họ có đáp ứng tiêu chuẩn hay không. Giờ đây, khi số lượng học viên đã tăng lên, và tôi cảm thấy đã đến lúc cần chú trọng hơn vào việc chọn những người phù hợp nhất để mang lại hiệu quả tốt hơn. Một vấn đề mà tôi nhận thấy là đôi khi các học viên sử dụng mối quan hệ cá nhân làm tiêu chí để chọn người cho các nhiệm vụ.

Nhiều năm trước, mặc dù thiếu nhân lực cho những hạng mục, các học viên đều phối hợp tốt với nhau bằng một tâm thái thuần tịnh để trợ Sư chính Pháp. Khi đó, mâu thuẫn chủ yếu là do sự khác biệt trong nhận thức về Pháp. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng số lượng học viên ở bên ngoài Trung Quốc, tôi nhận thấy một số hạng mục của chúng ta đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng người thường và mối quan hệ cá nhân. Hầu hết chúng ta không nhận ra rằng nhiều cách làm của chúng ta đã tụt hậu so với tiêu chuẩn của các công ty người thường. Một điều đáng chú ý là khi ai đó đảm nhận vai trò điều phối, gia đình của họ lại có xu hướng tự xem mình như là “phó điều phối”, và mọi người cũng vô thức hành xử theo như vậy.

Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, khi một người được bổ nhiệm làm quan Đại Thần, thì các quan lại khác sẽ không tuân theo mệnh lệnh của phu nhân vị ấy như thể bà cũng đang nắm quyền. Tuy nhiên, hiện tượng này lại khá phổ biến trong các hạng mục của chúng ta, đặc biệt là hạng mục có sự tham gia của nhiều người. Ví dụ, khi có vấn đề xảy ra, một số học viên thường liên hệ với thành viên gia đình của người điều phối. Điều này dù có vẻ thuận tiện lúc đó, nhưng nó không chỉ là cách làm không phù hợp mà còn có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực.

Những năm trước, các điều phối viên lựa chọn nhân sự chủ yếu dựa trên thể ngộ về Pháp và trạng thái tu luyện của các học viên. Ngày nay, những quyết định như vậy thường bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ cá nhân. Hành vi này không chỉ sai lệch mà còn có thể khiến mâu thuẫn ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian. Kết quả là, chúng ta phải tiêu tốn thời gian và năng lượng vào việc giải quyết các mối quan hệ, thay vì tập trung nâng cao hiệu quả trong việc cứu người.

Chỉ khi chúng ta có thể giải quyết các vấn đề nhân sự một cách lý trí, thay vì cố gắng giành được một vị trí quan trọng để có thể gặp Sư phụ và nghe giảng Pháp trong phạm vi nhỏ, thì chúng ta mới có thể khôi phục được phương thức tuyển dụng hợp lý và hiệu quả, nhằm đảm bảo kết quả tốt hơn cho hạng mục và tránh những sơ hở phát sinh trong quá trình làm việc.

Hiện tượng nêu trên có thể liên quan nhiều đến văn hóa Đảng, vốn vẫn còn ăn sâu trong nhiều học viên đến từ Trung Quốc đại lục, với lối suy nghĩ chỉ muốn giành lấy những gì có lợi cho bản thân, bất kể hậu quả ra sao đối với người khác. Một số điều phối viên thậm chí còn hành xử theo cách đó. Từ một góc độ khác, chẳng phải đây là chiến thuật mà các đặc vụ ĐCSTQ áp dụng, nhằm kiểm soát các nguồn lực và vị trí quan trọng để đẩy các học viên khác ra ngoài hay sao? Một trong những lý do họ làm được điều này là vì họ đã lợi dụng chấp trước vào các mối quan hệ cá nhân mà các học viên vẫn chưa buông bỏ.

Rốt cuộc, liệu chúng ta có thể hoàn thành sứ mệnh trợ Sư chính Pháp hay không? Có bao nhiêu trong số đó chưa được hoàn thành? Chúng ta sẽ báo cáo thế nào với Sư phụ và những chúng sinh mà chúng ta phải chịu trách nhiệm?

Những bài giao lưu lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi bản quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/3/485660.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/13/222063.html

Đăng ngày 06-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share