Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 07-11-2024]

Con xin kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các đồng tu!

Nhóm học thuộc Pháp của chúng tôi đến nay đã được ba năm rưỡi. Trong ba năm rưỡi qua, tôi cảm thấy mình thực sự tu luyện trong môi trường học Pháp tập thể.

1. Cầu Sư phụ ban cho môi trường học Pháp tập thể

Tôi từng bị bức hại trong tù nhiều năm, khi trở về nhà, điều đầu tiên tôi phải đối mặt là vấn đề sinh kế. Trong mấy năm đầu, tôi dành rất nhiều thời gian và công sức cho công việc, tôi bận đến mức cảm thấy không thể tìm được trạng thái tĩnh tâm để học Pháp, mặc dù sau này cường độ công việc không còn lớn như trước, nhưng khi có thời gian, tôi vẫn không thể tĩnh tâm học Pháp.

Học Pháp không vào, điều này quá đáng sợ, tôi truy xét bản thân vì sao lại đến nỗi này. Tôi nhận ra tâm tự cho mình là đúng, và bất kính với Sư phụ. Sư phụ luôn yêu cầu học pháp tập thể, tôi tuy luôn tích cực khích lệ các đồng tu khác tham gia vào môi trường học pháp tập thể, nhưng bản thân đối với việc này lại có cũng được, không có cũng không sao, trong tiềm thức cảm thấy mình vẫn ổn, ngay cả khi không ở trong môi trường học Pháp tập thể cũng không thành vấn đề. Sư phụ giảng mà không làm theo, tôi còn có thể được coi là đệ tử không? Điều này không chỉ là không tôn kính Sư phụ, mà còn là không tín Sư. Tôi bèn nhận lỗi với Sư phụ “Con đã sai rồi”, và cầu xin Sư phụ đưa một đồng tu đến học Pháp cùng chị em tôi, vì chị tôi mở cửa hàng, thường không đi đâu được, nếu tôi đi học Pháp nơi khác, chị ấy sẽ hoàn toàn mất đi môi trường tập thể.

Không lâu sau, đồng tu A đã đến. Nguyên do là vì người nhà của đồng tu A bị bắt cóc, nên đồng tu A có chút lo lắng, lại có đồng tu khác nói rằng tà ác thực sự muốn bắt cô ấy, vậy nên cô ấy không dám ở nhà, nhưng cũng không muốn đến nhà họ hàng là người thường, thành ra không biết đi đâu. Tôi để đồng tu A ở lại học Pháp cùng chúng tôi, trước tiên ở tạm nhà tôi. Đồng tu A hỏi tôi, nhà cô ấy có người bị bắt cóc, nếu cô ấy ở nhà tôi thì tôi có áp lực gì không? Lần này, tôi rất rõ ràng trong tâm, nói với đồng tu rằng tôi không có áp lực. Sau đó, chúng tôi giao lưu, cũng không nhớ lúc đó đã chia sẻ những gì, chỉ nhớ rõ đồng tu A nói: môi trường này quá trọng yếu, chúng tôi vừa chia sẻ mà cô ấy đã cảm thấy tà ác không liên quan đến mình nữa, áp lực lúc mới đến của cô đã hoàn toàn biến mất.

Chúng tôi bắt đầu học pháp tập thể. Đồng tu A là một đệ tử Đại Pháp rất nổi bật ở địa phương, tôi và chị gái tôi cũng vậy, nên ngay từ đầu khi chúng tôi tụ tập lại học Pháp, có nhiều đồng tu đã lo lắng cho chúng tôi, nói rằng ba người chúng tôi đều bị chú ý như vậy, hàng ngày lại học Pháp cùng nhau, liệu có ổn không? Thậm chí còn có đồng tu tùy tâm nhi hóa, mơ thấy cảnh sát đến nhà tôi. Về vấn đề này, Sư phụ đã cho tôi chính niệm, vì tôi luôn cảm thấy việc đồng tu A đến nhà tôi học Pháp là do tôi cầu Sư phụ mà thành, an bài của Sư phụ vượt trên tất cả. Những gì Sư phụ để cho làm, ai dám động đến? Hơn nữa, việc bị chú ý hay không đều do tâm của bản thân dẫn động, nếu bản thân cảm thấy bị tà ác đặc biệt chú ý, thì hãy xem lại tâm của mình, có phải cảm thấy mình khác với người khác không? Nếu không có cái tâm ấy, thì người khác, bao gồm cả cảnh sát, cũng sẽ không cảm thấy bạn khác biệt, cần được đặc biệt chú ý.

Khi đồng tu A mới đến học Pháp, mỗi lần học là ngồi liên tục tới ba, bốn tiếng liền. Tôi và chị gái không ngồi bất động học Pháp thời gian lâu được như vậy. Chị tôi nói, trong những ngày đầu, thậm chí trong lòng chị còn nghĩ: Sao đồng tu A còn chưa đi nhỉ? Tất nhiên, chúng tôi đều biết rõ đây chính là phản ứng của nghiệp tư tưởng.

2. Học thuộc Pháp tập thể: “Chúng ta phải tạo thành chỉnh thể trong việc học thuộc Pháp”

Sau khi chúng tôi đọc một lượt “Chuyển Pháp Luân”, đồng tu A đề nghị chúng tôi cùng nhau học thuộc Pháp. Cô ấy kể rằng ở nơi khác có mẹ chồng nàng dâu, hai người cùng một đồng tu khác học thuộc Pháp đã nhiều năm. Cảnh sát sách nhiễu ai chứ không sách nhiễu họ, họ còn nói với cảnh sát không nên đi sách nhiễu người khác, trường nơi họ rất chính. Chúng tôi cũng thảo luận xem có nên đến gặp ba đồng tu học thuộc Pháp đó không, xem họ học thuộc như thế nào. Cuối cùng, chúng tôi quyết định không đi, nghe nói ai đó làm tốt ở phương diện nào, liền muốn đi gặp họ, điều này không phù hợp với Pháp, có dấu hiệu sùng bái người khác. Vậy nên, nếu như chúng ta biết đồng tu nhờ học thuộc Pháp nhóm mà trạng thái được tốt như thế, chúng ta cứ chiểu theo Pháp mà thực hiện, bắt tay vào cùng nhau học thuộc Pháp là được.

Mặc dù đã từng học thuộc một lượt cuốn Chuyển Pháp Luân một cách không lên tục, nhưng nói đến việc học thuộc Pháp nhóm, tôi vẫn có tâm lý ngại khó. Nhưng tôi nghĩ mình không thể bàn lùi, phải kiên trì theo nhóm học thuộc Pháp. Chị tôi học Pháp ít nhất, trong 20 năm trước, một năm cũng không học được mấy lượt Chuyển Pháp Luân, hơn nữa, chị ấy còn tự nhận trí nhớ không tốt bằng tôi và đồng tu A. Trong ba chúng tôi, đồng tu A là người học Pháp nhiều nhất, trước đó đã học thuộc một lượt Chuyển Pháp Luân. Ba người có mức độ học Pháp khác nhau, trí nhớ cũng không giống nhau, liệu có thể học thuộc cùng nhau hay không, đây trở thành vấn đề đầu tiên chúng tôi phải đối mặt. Về điểm này, tâm tính của đồng tu A rất phù hợp với Pháp, cô ấy không hề gấp gáp. Khi học thuộc bài giảng thứ nhất, thường thì đồng tu A đã học thuộc rồi, mà trong đầu chị tôi vẫn chưa có chút nào, hoàn toàn vẫn chưa nhớ được. Đôi khi tôi cũng cảm thấy hơi ngại, nghĩ rằng để đồng tu A chờ chị tôi lâu quá, làm mất thời gian của đồng tu. Nhưng đồng tu A nói: Chúng ta phải tạo thành chỉnh thể trong việc học thuộc Pháp.

Mỗi ngày trước khi học thuộc Pháp, chúng tôi phát chính niệm trong nửa giờ. Ba người ngồi đó cảm thấy rất tĩnh, trường năng lượng rất mạnh. Phương pháp chúng tôi học thuộc là, mỗi đoạn cả nhóm cùng tám đến mười lần (đến lượt thứ hai, thứ ba thường không cần đọc nhiều lần như vậy). Sau đó, mỗi người tự học thuộc một lúc, cảm thấy được rồi thì từng người đọc thuộc. Đến khi cả ba chúng tôi đều thuộc làu không sai một chữ nào, thì cùng đọc thuộc một, hai lần nữa. Ban đầu chị tôi rất vất vả, có khi đọc thuộc lòng cùng chúng tôi rồi mà vẫn chưa thuộc, lại về nhà tìm mẹ, nhờ mẹ tôi học thuộc cùng. Lúc này cơ chế của Pháp nhanh chóng phát huy tác dụng, sau khi chị ấy vất vả học thuộc bài giảng thứ nhất, từ bài giảng thứ hai như thể mở mang trí tuệ, không còn vất vả nữa, hai người chúng tôi học thuộc xong thì chị ấy cơ bản cũng đã thuộc rồi. Hiện tượng này tôi cũng đã thấy ở hai đồng tu khác, ban đầu nền tảng học Pháp không tốt, không theo kịp tiến độ học thuộc tập thể, nhưng kiên trì học thuộc một thời gian, rất nhanh đã có thể theo kịp. Chúng tôi đều cảm thấy học thuộc tập thể và tự học thuộc không giống nhau, học thuộc tập thể vững chắc hơn, nhập tâm hơn, học thuộc cũng nhanh hơn.

Có một thời gian, sau khi chúng tôi học thuộc xong, lại cùng đọc thuộc thêm vài lần, khi đọc thuộc cảm thấy âm thanh phát ra như đang cộng hưởng với vũ trụ. Có lần, một đồng tu đến nhà có việc muốn trao đổi với chúng tôi. Chúng tôi nói: “Chúng ta học thuộc Pháp trước đã, rồi chia sẻ sau”. Anh ấy đã cùng chúng tôi học thuộc khoảng một giờ, mặc dù chưa thuộc được nhưng sau đó anh ấy nói: “Trường học thuộc Pháp của các chị rất tĩnh, rất mạnh, lúc tôi đến trong đầu đầy tạp niệm, mà giờ không còn nghĩ ra chuyện gì nữa.” Trong mấy năm qua, mỗi lần chúng tôi đều học thuộc Pháp trong khoảng hai giờ, bắt đầu còn phải phát chính niệm nửa giờ, nên thực sự cùng nhau học thuộc chỉ hơn một giờ một chút, học xong đôi khi còn cần trao đổi thêm. Nhưng mọi người đều cảm thấy được thụ ích rất nhiều từ mỗi lần học thuộc Pháp nhóm trong hai giờ.

Bản thân tôi còn có một vấn đề, học thuộc bài giảng đầu tiên rất trôi chảy, đến bài giảng thứ hai thì không còn trôi chảy như vậy. Tôi mới phát hiện khi học thuộc bài giảng thứ nhất đều là trong trạng thái trượt đi, thường là không nhập tâm, vậy chẳng phải là phó nguyên thần đã đắc, còn chủ nguyên thần không đắc sao? Bài giảng thứ hai không còn trượt đi nữa, Sư phụ không cho trôi, chỉ có thể học thuộc nhập tâm. Kết quả tôi càng học thuộc càng nhập tâm.

Trong quá trình học thuộc Pháp có một hiện tượng, đôi khi rõ ràng cảm thấy tự học rất thuộc rồi, nhưng đến lượt mình đọc thuộc thì lại sai, mà chữ hoặc câu sai đó, nghĩ kỹ lại, chính là những điều bản thân làm chưa tốt, hoặc là Sư phụ đang điểm hóa cho. Tình huống này hầu như ngày nào cũng xuất hiện, mỗi người đều có thể đưa ra nhiều ví dụ. Đôi khi chúng tôi chia sẻ một chút về những chỗ đọc thuộc sai, và thường trong khi trao đổi có thể phát hiện ra những vấn đề sâu sắc không phù hợp với Pháp mà lâu nay bản thân không nhận ra.

Ví như khi học thuộc đoạn đầu của “Tâm thanh tịnh”, chỉ có mấy câu, mà tôi mãi không thể thuộc được. Tôi biết là do mình thường xuyên suy nghĩ quá nhiều, rất khó tĩnh tâm, trong vấn đề này tôi không đồng hóa với Pháp, nên đoạn “Tâm thanh tịnh” học thuộc rất khó khăn. Hay khi học thuộc lần đầu Bài giảng thứ sáu của Chuyển Pháp Luân, đến câu “Bởi vì luyện công không phải thể thao”, tôi dường như luôn muốn đọc thuộc thành “Luyện công chính là thể theo”. Tôi hiểu ra, Sư phụ đang nói rằng tôi luyện công thường không thanh tỉnh, đó chính là tập thể dục. Một lần, đồng tu A học thuộc đến “vĩnh viễn không còn chịu khổ, và [được] giải thoát” (Bài giảng thứ hai), lại đọc thành “vĩnh viễn không khổ nữa, và được hưởng phúc”, khi tự học thuộc cô ấy không sai như vậy, mà khi đọc thuộc trước nhóm lại thành như thế. Đào sâu nội tâm, đồng tu A phát hiện đằng sau ẩn chứa chấp trước căn bản khi bước vào tu luyện Đại Pháp, hy vọng mình có thể tu thành Phật, sau này được hưởng phúc. Hay khi chị tôi học thuộc Bài giảng thứ nhất của Chuyển Pháp Luân, đến câu “chư vị ngủ, công cũng luyện chư vị; chư vị đi đường, công cũng luyện chư vị; chư vị đi làm; công cũng luyện chư vị, chị ấy luôn muốn tự thêm câu “chư vị ăn cơm, công cũng luyện chư vị”, còn có một chỗ khác trong Bài giảng thứ nhất, chị ấy cũng đã nhiều lần thêm “ăn cơm” vào. Chị tôi từ nhỏ sức khỏe đã không tốt, mỗi ngày phải ăn nhiều bữa mà vẫn luôn cảm thấy đói. Kể từ khi những chỗ học thuộc sai này được sửa lại, chị ấy nhận ra mình có trạng thái không đúng về vấn đề ăn uống, có thể là can nhiễu. Sau khi nhận ra điều đó, một ngày nọ, không biết từ đâu trong đầu chị xuất niệm: “Tôi ăn cơm thì tôi phải đắc được.” Trong quá trình đó không biết không gian khác đã xảy ra chuyện gì, nhưng chị ấy cảm thấy mình không cần phải ăn nhiều bữa trong một ngày nữa, cũng không còn thường xuyên cảm thấy đói nữa.

Chúng tôi mới nhận ra rằng, việc học thuộc lòng Pháp không chỉ giúp chúng ta buông bỏ chấp trước, mà còn có thể điều chỉnh trạng thái không đúng đắn của bản thân ở tầng thâm sâu. Việc học thuộc Pháp giúp chúng ta học Pháp thật sự nhập tâm, và cũng thật sự có thể đắc Pháp, không giống như trước đây, có lúc học xong hai bài mà vẫn không biết mình đã học được gì, bây giờ học Pháp xong thì trong lòng chúng tôi rất an tâm.

Còn một điểm nữa, việc học thuộc Pháp có thể thuộc từng chữ một cách chính xác hay không là hoàn toàn khác nhau. Chỉ khi thuộc từng chữ một cách chính xác, lúc đó mới là bản thân từ vi quan đến hồng quan thật sự hòa tan trong Pháp, thiếu một chữ kỳ thực là vẫn còn bộ phận chưa đồng hóa.

3. Học thuộc Pháp giúp chúng tôi càng thêm chính niệm

Năm đầu tiên, sau mấy tháng học thuộc Pháp, chúng tôi gặp phải hai vấn đề: một là điểm tài liệu lớn ở địa phương bị phá hoại, không ai làm lịch để bàn; hai là đồng tu bị bắt cóc. Chúng tôi đã nhiều lần nghĩ cách giải cứu đồng tu, nhưng lúc đó môi trường ở khu vực chúng tôi có vẻ rất tà ác, các đồng tu dường như có tâm sợ hãi rất nặng, đến nỗi ít giao lưu với nhau; còn nghe nói tà ác sắp thực hiện cái gọi là “chiến dịch xóa sổ”. Liệu chúng tôi có nên can thiệp vào hai việc này không? Chúng tôi đều cảm thấy không thể không quan tâm, nhưng cũng chưa có chính niệm để hành động. Sau một thời gian học thuộc Pháp, cả hai người kia đều nói: Chúng ta phải hành động. Lúc đó, tôi là người sợ hãi nhất, trong lòng nghĩ: tà ác đều muốn xóa sổ, chúng ta còn chủ động tìm việc để làm sao? Nhưng tôi không nói ra, tôi nghĩ mình không thể bàn lùi.

Ban đầu khi nghĩ cách giải cứu đồng tu, chúng tôi đều rất sợ, không ai dám đến nhà đồng tu bị bắt cóc, chỉ hẹn gặp người nhà đồng tu ở quán ăn. Rút cuộc, sang năm thứ hai, cũng không có cái gì gọi là xóa sổ cả, cảnh sát đã đến nhiều địa phương, nhưng không quấy rối chúng tôi. Mùa xuân năm thứ hai, đồng tu mà chúng tôi giải cứu bị xét xử phi pháp, vì lý do dịch bệnh, tòa án mở phiên tòa tại trại tạm giam. Vì chúng tôi không làm xét nghiệm axit nucleic, nên cũng không có ý định vào nghe. Thực ra, lúc trước, điều chúng tôi sợ nhất là sự chú ý của cảnh sát địa phương đối với việc giải cứu đồng tu, vì trong lần giải cứu trước đó, cảnh sát từ đồn công an đã đến nhà tôi, phó đội trưởng đội an ninh nội địa còn trực tiếp gọi thẳng vào điện thoại của chị tôi, và bắt cóc một đồng tu phối hợp với chúng tôi. Lần đó, nhờ kịp thời hướng nội tìm, cùng sự bảo hộ của Sư phụ mà chúng tôi không gặp vấn đề. Nhưng trong tâm tôi vẫn bị ám ảnh.

Vào ngày xét xử lần đó, cảm giác như cán bộ công-kiểm-pháp địa phương hoàn toàn không ai chú ý đến việc này. Tài xế của luật sư lái xe vào, trên đường đi ra nói với chúng tôi: “Nếu các vị muốn vào thì cứ vào đi, không ai để ý đâu, xét nghiệm axit nucleic gì đó, cũng không ai kiểm tra”. Hình như chỉ có người của tòa án và viện kiểm sát thành phố đến, cảm giác như tà ác không còn nơi trú ngụ trong cái trường ấy. Nhớ lại cuối năm trước khi cùng luật sư đến viện kiểm sát thành phố xem hồ sơ, tôi cảm thấy mình phải buông bỏ sinh tử mới có can đảm đi. Nơi các trường không gian khác đã có biến hóa tự lúc nào.

Đồng tu A cũng nói, trước đây làm việc chứng thực pháp đều theo đám đông, nửa vời, đến đâu tính đến đó, không biết ở khâu nào mà gây ra sự cố (bị bắt cóc). Sau khi học thuộc Pháp, đồng tu A khi làm việc cảm thấy có chính niệm, có chủ ý, hơn nữa trong lòng cảm thấy có cơ sở, không phải miễn cưỡng.

Cảm nhận của tôi là, chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà nỗ lực làm, thì dù cảm thấy phía trước là bức tường, đi tiếp sẽ gặp trở ngại, nhưng nếu yêu cầu của Pháp là tiếp tục đi về phía trước, thì hãy buông bỏ mọi suy nghĩ mà tiến về phía trước, cứ bước cứ bước sẽ phát hiện bức tường trước mặt không còn nữa, ngược lại còn thấy con đường càng rộng mở hơn.

Tôi cũng nghĩ đến một số việc giải cứu và giúp đỡ đồng tu bị bệnh trước đây, thường sau khi làm xong thì rắc rối lại đến. Kỳ thực lúc đó chính là học Pháp không nhập tâm, làm việc dựa vào lòng nhiệt tình của con người và tâm chân thành với Đại Pháp, nhưng vì học Pháp không theo kịp, không có yếu tố Pháp ở phía sau, nên thường không làm được việc hướng nội tìm khi gặp chuyện.

Sau khi học thuộc Pháp nhóm, còn có một biến đổi rõ ràng khác. Trước đây, nhà tôi bị cảnh sát bố trí người theo dõi xung quanh, sau khi chúng tôi học thuộc Pháp, nhân tố này đã biến mất không biết từ khi nào, môi trường còn tốt hơn trước.

4. Kiên trì và duy hộ môi trường học Pháp tập thể

Học pháp tập thể là hình thức do Sư phụ lưu lại. Ba người chúng tôi khi bắt đầu học thuộc Pháp đều có chung một tâm ý bất thành văn, đó là bất kể điều gì xảy ra cũng phải kiên trì học Pháp nhóm này, đây cũng là hình thức duy hộ Đại Pháp trong thế gian. Vì vậy, ngay cả trong thời gian dịch bệnh, khi tình hình căng thẳng, trên đường có người kiểm tra axit nucleic, đeo băng tay đỏ không cho người đi qua, việc học pháp tập thể của chúng tôi cũng không bị gián đoạn. Về phương diện này, đồng tu A đã bỏ ra rất nhiều công sức, có lúc cửa hàng của chị tôi có khách, công việc của tôi cũng có sự cố bất ngờ, đồng tu A đến mà không học được. Nhưng cô ấy chưa từng phàn nàn hay giải đãi vì điều đó, luôn kiên trì mỗi ngày. Trong quá trình này, chúng tôi cũng có lúc giúp nhau vượt quan tâm tính, vừa giúp nhau vượt quan vừa minh bạch rõ ràng trong tâm, không gì có thể ảnh hưởng được việc học Pháp tập thể của chúng tôi.

Địa phương chúng tôi đã từng trường kỳ tồn tại một số tình huống phức tạp. Trước khi chúng tôi cùng nhau học Pháp, đã không còn sự giao tiếp thẳng thắn giữa các đồng tu, không còn thẳng thắn chỉ ra vấn đề của nhau, sợ bị làm khó dễ, sợ bị cô lập hoặc gặp rắc rối. Nhưng sau khi bắt đầu học thuộc Pháp, chúng tôi đã gặp nhau trao đổi một cách thẳng thắn, không những không phát sinh bất kỳ điều tiêu cực nào, mà ngược lại, một số vấn đề gia đình đã tồn tại thời gian lâu hoặc những vấn đề không thể vượt qua đã được giải quyết triệt để. Hơn một năm sau, có đồng tu gia nhập nhóm học Pháp của chúng tôi. Sau đó, khi số người tham gia càng ngày càng nhiều, có đồng tu đã tách ra thành lập nhóm nhỏ khác. Dù có bao nhiêu người, không khí của chúng tôi luôn là thẳng thắn, rõ ràng, không ai duy hộ những thứ thuộc về nhân tình thế thái. Chúng tôi cũng thống nhất không tùy ý trao đổi vật chất với nhau, làm cho mối quan hệ giữa chúng tôi trở nên thuần khiết hơn, làm cho môi trường của chúng tôi trở nên trong sạch hơn, không để những thứ tình cảm xen vào Đại Pháp, duy hộ sự thuần tịnh của Đại Pháp.

Trong khi học thuộc Pháp tập thể, chúng tôi thường cảm nhận được sự an bài có trật tự của Sư phụ, thường qua việc học thuộc Pháp, chúng tôi phát hiện ra một số vấn đề mà nhiều người đều gặp phải, quyết tâm chỉnh sửa vấn đề này, rồi có thể tìm thấy nhiều bài chia sẻ liên quan trên Minh Huệ Net. Mọi người sau khi đọc các bài chia sẻ đều rất cảm khái, nhận ra rằng những gì Sư phụ an bài cho chúng tôi trong khoảng thời gian đó đều là những vấn đề tương tự. Dường như chúng ta đều có một tiến trình tu luyện chung.

Hiện nay, trường thuần tịnh và thẳng thắn này đang ngày càng lan rộng tới nhiều đồng tu xung quanh. Số đồng tu học thuộc Pháp cũng ngày càng nhiều hơn. Chúng tôi có thể chân chính thực tu, trường tu tâm tính đang được mở rộng. Các điểm tài liệu cũng đang dần trở nên độc lập hơn. Nhưng việc giảng chân tướng của chúng tôi vẫn cần phải tăng cường, tuy nhiên, ngày càng nhiều đồng tu cũng trở nên gấp gáp hơn trong việc cứu người, cũng làm nhiều hơn trước.

5. Đôi lời với các đồng tu chưa tham gia học Pháp tập thể

Sư phụ giảng:

“Bảo cho mọi người biết, xem băng hình, học Pháp tập thể, luyện công tập thể và Pháp hội chúng ta mở ra hôm nay thế này, đó là hình thức tu luyện Đại Pháp duy nhất mà tôi lưu lại cho chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc)

Tại địa phương chúng tôi, có nhiều nhóm học Pháp ở nông thôn không kiên trì được, trong vài năm qua không có học Pháp tập thể. Tôi muốn trao đổi với các đồng tu vì sợ hãi mà đến nay vẫn chưa tham gia học Pháp tập thể rằng: Tín Sư, tức là làm theo những gì Sư phụ dạy, ngay cả khi có can nhiễu cũng biết đó đều là giả tướng, chỉ cần làm theo những gì Sư phụ giảng, chúng ta chắc chắn sẽ an toàn nhất, vì trong vũ trụ này hết thảy đều do Sư phụ quyết định. Khi chúng ta thật sự có thể kiên định một niệm này, giả tướng sẽ biến mất. Chúng ta sẽ phát hiện hoàn cảnh đã trở nên tốt hơn.

Khoảng năm 2005, có một khu vực nông thôn bên cạnh chúng tôi bắt đầu học Pháp tập thể. Mỗi tối đi học Pháp nhóm, bên đường có nhiều người thường ngồi hóng mát, họ hỏi các đồng tu: Bạn đi đâu vậy? Các đồng tu rất đơn thuần, liền trả lời: Đi học Pháp. Khi đi qua lần nữa, người thường sẽ hỏi: Các bạn đi học Pháp à? Hoặc một ngày nào đó, người thường còn hỏi: Hôm nay bạn không đi học Pháp à? Điều đó trở thành một cách chào hỏi rất bình thường. Các cán bộ thôn ở đó cũng từng tham gia bức hại đệ tử Đại Pháp, từng nhảy tường vào nhà các đồng tu lưu lạc để tìm người. Nhưng sau khi họ kiên trì học Pháp tập thể, hoàn cảnh đã thay đổi, mỗi khi đến “ngày nhạy cảm”, các cán bộ làng trực tiếp đến điểm học Pháp, nhìn qua cửa sổ, thấy các đồng tu đang học Pháp, họ yên tâm nói: Chà, mọi người đều đang học Pháp ở đây. Rồi họ rời đi. Môi trường ở đó có lẽ chính là do các đồng tu học Pháp tập thể tạo ra.

Tôi lý giải rằng, việc học Pháp tập thể không chỉ bảo đảm cho các đồng tu địa phương đề cao trong tu luyện, mà còn là phúc cho chúng sinh địa phương, vì chỉ khi chúng ta tu tốt, chúng sinh địa phương mới có hy vọng. Vậy nên, việc học Pháp tập thể là điều mà mặt minh bạch của bất kỳ sinh mệnh nào cũng không muốn can nhiễu. Khi chúng ta có thể đặt Đại Pháp tại một vị trí xứng đáng nơi thế gian, chúng sinh cũng sẽ có thái độ tích cực đối với việc này.

Mặc dù tôi cũng thấy trên Minh Huệ Net có nhóm học Pháp bị bắt cóc, nhưng tôi nghĩ vấn đề nào đều có nguyên nhân, việc học Pháp tập thể là nghiêm túc, phải làm thật chính. Nếu học Pháp thường xuyên lơ là, miệng đọc mà không nhập tâm; trong khi học Pháp lại nói chuyện phiếm; giữa các đồng tu với nhau không vượt qua được quan tâm tính, thời gian lâu sẽ hình thành gián cách; hoặc cái tình với nhau quá nặng, pha trộn tình cảm vào Đại Pháp, thậm chí cùng nhau ăn uống tiệc tùng v.v., những hiện tượng không phù hợp với Pháp đều có thể trở thành cái cớ để tà ác nắm lấy. Chỉ cần chúng ta làm đúng, thì ai cũng không dám động vào. Cũng không cần lo lắng có đi sai đường hay không, tôi cảm thấy chỉ cần chúng ta học Pháp không phải chạy theo hình thức, thì dù là thông đọc hay học thuộc lòng tập thể, khi thật sự học Pháp nhập tâm, thì chúng ta có chỗ nào làm không đúng, Sư phụ sẽ điểm hóa cho chúng ta, hoặc qua miệng đồng tu, hoặc qua miệng người thường, hoặc qua những việc không thuận lợi trong cuộc sống, đó có thể là Sư phụ đang nhắc nhở chúng ta, giúp chúng ta quy chính.

Tôi nghe nói có những nhóm học Pháp không duy trì được vì các đồng tu tham gia không tích cực, không muốn đi. Về vấn đề này, Sư phụ đã giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2015 rằng:

“Đệ tử: Con là đệ tử Đại Pháp Thổ Nhĩ Kỳ, một số đệ tử cũ không tham gia học Pháp tập thể và hạng mục Đại Pháp, chúng con làm thế nào thành một chỉnh thể?

Sư phụ: Kỳ thực, tôi từng giảng cho những người phụ trách Châu Âu, tôi nói rằng đệ tử Đại Pháp vào thời đầu cuộc bức hại, Châu Âu đã có tác dụng to lớn phi thường, lực phản bức hại rất lớn, cái tâm ấy của mọi người, quả thực có thể tụ lại cùng nhau, [nhưng] về sau dần dần càng ngày càng lơi lỏng. Tôi bèn giảng với những người phụ trách Châu Âu, tôi nói rằng làm thế nào về tu luyện khiến mọi người thật sự thiết thực hơn lên, có thể quả thực như một đệ tử Đại Pháp. Nếu chư vị không thể đạt được [việc] bỏ công phu vào tu luyện, thì sẽ tản mất, người sẽ trôi mất, ngay cả về hình thức [chư vị] khiến họ tụ lại, làm gì cũng tụ hợp lại như người thường thì cũng không khác gì đâu, cũng không lưu họ lại nổi đâu. Là vì đã là sinh mệnh mà nói, họ là vì để đắc Pháp, họ là vì để tu luyện, là quan niệm hậu thiên ảnh hưởng việc họ đắc Pháp, ảnh hưởng họ tiến về phía trước. Họ ý thức không được những điều đó, học viên cũ nhất định cần theo Pháp mà dẫn dắt họ.”

Trong ba năm qua, qua việc học Pháp tập thể, tôi thể hội rằng nếu có thể thực sự kết hợp việc học Pháp và tu tâm, các đồng tu sau khi đến học Pháp có thể cảm nhận được sự đề cao của bản thân, từ đó sẽ sẵn lòng tham gia học Pháp tập thể. Hầu như mỗi đồng tu trong nhóm nhỏ của chúng tôi đều có thể thường xuyên nhận ra tâm chấp trước của mình, khắc chế nó, trong quá trình tu luyện đã cải thiện được hoàn cảnh gia đình, giải quyết được những vấn đề nan giải trước đây không thể giải quyết. Tất cả đều nhận thấy rằng, cho dù gặp phải chuyện gì, chỉ cần luôn hướng nội tìm thì mọi chuyện sẽ thay đổi. Vì vậy, mọi người rất muốn đến nhóm để học Pháp và học thuộc Pháp. Khi nhóm đã có đông người, vẫn có đồng tu đến hỏi chúng tôi liệu họ có thể tham gia vào nhóm không. Các nhóm tách ra cũng đang trong quá trình thực tu, ngày càng có nhiều đồng tu cảm nhận được lợi ích của việc học Pháp tập thể và giao lưu, theo lời các đồng tu thì là: đã thấy được thành quả. Vì vậy, các đồng tu dẫn dắt việc học Pháp tập thể cần nỗ lực hơn trong tu luyện của bản thân, bắt đầu từ chính mình, khi gặp vấn đề thì hướng nội tìm, thực tu, mới có thể thu hút đồng tu đến học Pháp nhóm.

Hy vọng chúng ta đều có thể tinh tấn hơn nữa, làm tốt hơn nữa, để Sư phụ ít phải lo lắng hơn, an tâm hơn.

Cảm ơn Sư phụ, con xin khấu bái Sư tôn.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/7/484397.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/12/221609.html

Đăng ngày 08-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share