Bài viết của đệ tử đại Pháp tại Đại lục
[MINH HUỆ 31-10-2024] Cách đây không lâu tôi đọc được bài viết “Một chút nhận thức đối với việc “đồng tu bị bức hại hết lần này đến lần khác””. Gần đây, khi giao lưu với các đồng tu, nói đến địa phương chúng tôi cũng có không ít đồng tu bị bắt giam bức hại hơn chục lần, trong đó số người chịu án tù oan từ hai lần trở lên chiếm 20%, có người bị án oan đến bốn năm lần, thời gian giam cầm lên đến cả chục năm, còn có người đến 20 năm. Tôi cũng là một trong số đó, được thả ra thời gian chưa lâu đã lại bị bức hại. Nguyên nhân khiến các đồng tu bị bức hại hết lần này đến lần khác thì có nhiều: có trường hợp là do khởi nguồn của sinh mệnh, có trường hợp do cựu thế lực an bài, có trường hợp do chấp trước của tự thân chưa buông bỏ được, có trường hợp là can nhiễu ngoại lai, v.v. Tôi cho rằng chủ yếu nhất vẫn là sau khi ra khỏi hang ổ tà ác mà không thể tĩnh tâm lại học Pháp, hướng nội tìm tu tốt bản thân, trừ bỏ chấp trước căn bản. Dưới đây, tôi đã tổng kết lại từ kinh nghiệm của bản thân và tình huống của những đồng tu bị bức hại nhiều lần tại địa phương, bàn về cách nhìn nhận của mình để cùng các đồng tu cố gắng. Có chỗ nào không ở trong Pháp, xin các đồng tu chỉ chính!
1. Không thể tĩnh tâm xuống để học Pháp, hướng nội tìm, tu bản thân
Các đồng tu sau khi từ ngục tối bước ra đều biết rằng phải học Pháp thật tốt, mới có thể theo kịp tiến trình của Sư phụ. Nhưng vì rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, chủ yếu là bị cựu thế lực nắm chắc những tâm chấp trước của con người chưa buông bỏ được để tiến hành can nhiễu, không thể tĩnh tâm xuống học Pháp, hướng nội tìm, tu bản thân. Có trường hợp sau khi được thả ra thì bận rộn làm các việc giảng chân tướng, cứu độ chúng sinh, đặc biệt là một số đồng tu hoặc người điều phối kỹ thuật, làm tài liệu, làm việc nhiều liền lơ là việc học Pháp. Có trường hợp sau khi ra ngoài, vì giải quyết công việc, lương hưu, vấn đề cuộc sống… mà không thể định tâm học Pháp. Có trường hợp chấp trước vào chính những chấp trước của mình, tâm dao động mà không thể định tâm lại để học Pháp. Có trường hợp mãi vẫn bị ám ảnh do bị bức hại thời gian dài, sợ tà ác theo dõi, sợ lại bị bức hại nữa, nên rất khó tĩnh tâm học Pháp. Còn có trường hợp không buông bỏ được tâm người thường, không đủ nghiêm khắc trong cuộc sống cá nhân, không buông được những lợi ích nơi người thường, v.v. Vì không thể tĩnh tâm xuống học Pháp cho tốt, còn có người tuy cũng học Pháp, nhưng chỉ là truy cầu mỗi ngày học mấy bài giảng, xem việc học Pháp thành như để hoàn thành nhiệm vụ, học Pháp không nhập tâm; còn có trường hợp trường kỳ bị hễ học Pháp là buồn ngủ, mà cũng không tìm nguyên nhân từ căn bản, và rất nhiều nhân tố khác.
Sư phụ giảng:
“Vậy nên các đệ tử Đại Pháp cần mang hy vọng đắc cứu truyền tới thế nhân, đưa những sinh mệnh có thể được cứu lên con đường trở về. Do đó chư vị phải học Pháp thật tốt, trở thành người chân tu thì mới có thể gánh vác được, hoàn thành được trách nhiệm thần thánh và vĩ đại.” (Gửi các đệ tử Đại Pháp tham gia Pháp hội Đài Loan)
Chúng ta cần theo kịp hình thế Chính Pháp, làm tốt ba việc của đệ tử Đại Pháp, đừng để cựu thế lực dùi vào, chính là phải nghiêm túc học Pháp.
Có một năm, chúng tôi đến nhà tù đón một đồng tu bị bức hại nhiều lần, bị án tù oan liên tiếp 17 năm, sau khi ra tù, bảo phải ở nhà tĩnh tâm học Pháp thật tốt, nhưng chẳng bao lâu, bà ấy lại đi khắp nơi, rồi tìm đồng tu. Kết qua, ra tù chưa bao lâu, đồng tu ấy vì đến thăm đồng tu khác bị bắt cóc, lại bị kết án phi pháp bốn năm nữa, vậy là hơn 20 năm đều ở trong tù. Những bài học giáo huấn như thế đã quá nhiều rồi.
2. Làm việc không lý trí, hiển thị bản thân
Có những đồng tu rất để tâm làm việc Đại Pháp, cũng làm được không ít việc, trong tù bị bức hại tàn khốc, chịu khổ không ít, biểu hiện rất kiên định, đến phạm nhân và cai tù cũng bội phục. Sau khi quay về, mọi người đều khen họ, bội phục họ. Trong những lời tán dương, tâm lại nổi lên, cho rằng bản thân rất tốt, có cảm giác mình là nhân vật anh hùng. Sau khi trở về cũng không tiếp thu bài học giáo huấn, không xem trọng học Pháp tu luyện, làm việc cũng không lý trí, thế nên rất dễ bị tà ác dùi vào sơ hở.
Có đồng tu bị cải tạo phi pháp ba năm, trong thời gian cải tạo bị bức hại tàn khốc đủ kiểu, chịu khổ không ít, là người bị bức hại tàn khốc nhất ở địa phương, vậy mà được thả ra chưa bao lâu lại bị kết án phi pháp năm năm. Vừa ra tù, lúc nào cũng cho rằng mình khi ở trong tù đã đường đường chính chính vượt qua rất nhiều ma nạn, chịu khổ được nhiều, cứ như mình đã làm gì rất tuyệt vời cho Đại Pháp. Sau khi ra tù, các đồng tu khác thiện ý nhắc nhở mà cũng không chịu nghe, cứ thế muốn gì làm nấy, không thể tĩnh tâm học Pháp tốt, nói học Pháp buồn ngủ, làm việc cũng không lý trí. Ở nơi công cộng thì luyện công, đọc “Chuyển Pháp Luân”, trên xe thì dán chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, còn cho rằng mình chính niệm mạnh, không có tâm sợ hãi thì tà ác không động vào mình được. Kết quả ra tù chưa bao lâu, lại lần nữa bị bắt cóc giam giữ. Nhờ Sư phụ điểm hóa bảo hộ, trong trại giam, thân thể xuất hiện trạng thái nghiệp bệnh, nên được thả về dưới diện tại ngoại để điều trị y tế. Thế nhưng, sau khi bị kết án vẫn cứ không lý trí, kết quả bị tà ác dùi vào sơ hở, lại bắt cóc tăng hình phạt, còn bị đưa vào tù để bức hại.
Sư phụ giảng:
“Hết thảy điều chư vị làm, gồm cả những gì đã làm và những bức hại gánh chịu khi giảng chân tướng, là [điều] trong quá trình tu luyện và điều ắt phải làm, bức hại mà cựu thế lực cưỡng chế cũng là do nghiệp lực tồn tại nơi bản thân chư vị tạo thành. Hết thảy điều ấy không phải làm vì Đại Pháp, không phải làm cho Sư phụ, mà là bởi vì chư vị có nợ nghiệp nên mới bị cựu thế lực nắm được cán.” (Tránh xa hiểm ác)
Đây cũng là vấn đề mà rất nhiều người khi bị bức hại nhiều lần vẫn chưa nhìn nhận nghiêm túc, còn cho rằng đó là công lao của bản thân. Thật ra tất cả những gì chúng ta làm, nếu không lấy Đại Pháp làm chỉ đạo, không có Sư phụ coi sóc, thì chúng ta không là gì cả, cái gì cũng không thành, hơn nữa ngay giữ cho bản thân còn khó. Phải biết rằng, tất cả của chúng ta đều do Đại Phap cấp cho, là nhờ Sư phụ bảo hộ mới được, chúng ta chỉ bất quá là làm những gì mình nên làm mà thôi, không có gì đáng nói cả.
3. Làm việc dễ đi sang cực đoan
Những người từng trải qua trong hang ổ tà ác đều có một cảm giác, bị nhốt thời gian dài khiến lòng dạ người thường trở nên nhỏ nhen, làm việc dễ đi sang cực đoan. Đệ tử Đại Pháp tuy khác với người thường, nhưng vì ở trong hang ổ tà ác thời gian dài, không thể học Pháp tu luyện một cách hệ thống, cũng không có đồng tu để giao lưu, lại tiếp xúc thời gian dài với các tội nhân hình sự, đồng thời ở nơi tràn ngập văn hóa tà đảng, bị ép buộc xem TV của tà đảng, lại phải xem “Tân Văn Liên Bố” của tà đảng, xem video của người thường, bị tà đảng liên tục tẩy não. Như vậy khó tránh bị những thứ xấu trong người thường can nhiễu, tư tưởng bị ảnh hưởng, thế nên có một số đồng tu sau thời gian dài bị giam giữ, khi làm việc thành ra cũng không nghĩ cho người khác, dễ đi sang cực đoan, từ đó bị cựu thế lực dùi vào.
Có lần, tôi giao lưu cùng một đồng tu mới được ra tù, bà ấy là bị kết án oan lần thứ năm. Bà ấy kể cho tôi vài câu chuyện không phối hợp với cảnh sát tà ác thế nào, trong đó kể về một biểu hiện. Có lần, bà đang ngồi đả tọa, cảnh sát nhìn thấy liền nói với bà: “Khi đả tọa, bà dùng chăn che chân lại, đừng để camera quay được, bên trên thấy được, với bà với tôi đều không tốt. Bà ấy nói: Tôi nào thèm quan tâm, tôi không những không che, còn để chăn qua một bên.
Tôi chia sẻ với bà ấy về cách làm và cách nghĩ của mình: chúng ta hiện giờ không còn là tu luyện cá nhân, mà cần gánh vác sứ mệnh cứu độ chúng sinh, chúng ta làm gì cũng phải cân nhắc cho người khác, lúc nào cũng đều mang trong tâm việc cứu độ chúng sinh. Khi ấy, bà cũng không cho là việc gì. Sau này, nghe nói bà ấy vẫn nghe không lọt lời khuyến thiện của đồng tu, làm việc gì cũng dễ sang cực đoan. Không lâu sau, tôi lại thấy tin trên mạng là bà ấy bị bắt cóc giam giữ vào trại tạm giam.
4. Chấp trước vào việc bù đắp lỗi lầm
Có một số đồng tu trong ngục tối, vì các loại nhân tâm chấp trước, đã trái lòng mình mà viết hay biểu thị gì đó với tà ác. Sau khi được thả, lại thấy hối hận, thấy có lỗi với Sư phụ, có lỗi với Đại Pháp, luôn muốn bù đắp lỗi lầm. Vốn là nên học Pháp nhiều, nghiêm túc tổng kết ra bài học, làm sao để nhận thức Pháp từ trên Pháp, hướng nội tìm chấp trước căn bản, đề cao thăng hoa lên, nhưng bà lại cho rằng làm việc, giảng chân tướng nhiều, làm tam thoái, là có thể bù đắp lỗi lầm rồi. Kết quả, bà lại bị tà ác bắt giam, có người còn bị bắt nhiều lần, mà vẫn không tiếp thu bài học này. Thực ra, đây là nhân tâm bất hảo nhất, Sư phụ muốn chúng ta dùng tâm của một người tu luyện chân chính.
Tôi biết một đồng tu hơn 70 tuổi, khi bị giam tại trại cải tạo đã tà ngộ, thân thể xuất hiện bệnh trạng. Sau khi được đồng tu thiện ý khuyên giải, bà đã quay lại tu luyện. Sau khi quay lại, vì muốn bù đắp lỗi lầm, bà đã tích cực tham gia giảng chân tướng, rồi bị kẻ ác vu cáo, bắt giam. Vì tâm sợ bị khấu trừ tiền lương hưu, bà lại thỏa hiệp với tà ác. Một thời gian sau, bà cảm thấy phải bước ra giảng chân tướng, nhưng bước ra không lâu lại bị kẻ ác vu cáo bắt cóc, kết án, rồi lại lo lắng nếu bị kết án vào tù thì người nhà sẽ không lý giải, vẫn mãi chưa vượt quan triệt để được. Cách đây không lâu, bà lại bị kẻ ác vu cáo bắt cóc, kết án. Lần này, bà đã thật sự buông cái tâm ấy xuống, không thừa nhận bức hại của cựu thế lực, kiên tín đệ tử Đại Pháp không có sai, vậy nên trong hai phiên xét xử, bà đều vượt qua áp lực của người nhà, cảnh sát nói thế nào, bà cũng không động tâm, một mực từ chối ra tòa, kết quả hai lần xét xử đều thất bại.
5. Tâm oán hận ẩn hiện trong bức hại
Rất nhiều đồng tu trong khi bị bức hại, đặc biệt là những ai bị bức hại tàn khốc phi nhân tính, có một loại tâm oán hận đối với người tham gia bức hại. Bởi vậy, khi ra tù, họ rất khó dùng từ bi và thiện tâm để đối diện với kẻ bức hại. Ngay cả những người bị Trung Cộng lừa dối ở khu phố, đơn vị, tiểu khu, họ cũng coi là tà ác bức hại Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp, chứ không xem họ là sinh mệnh đang cần được cứu độ, thậm chí còn cáo buộc họ. Thực ra, họ phần lớn đều là vì công việc, cuộc sống mà bị tà ác lợi dụng tham gia vào bức hại, cựu thế lực cũng muốn lợi dụng Đại Pháp để đào thải họ, nếu chúng ta không từ bi thiện đãi họ, giảng chân tướng Đại Pháp cứu độ họ, thì họ rồi sẽ rơi vào cảnh bị đào thải.
Sư phụ giảng:
“Đã là đệ tử Đại Pháp mà xét, đã là một người tu luyện mà xét, tôi nói rằng người tu luyện là không có kẻ địch; chư vị chỉ có vai trò độ nhân, không có vai trò dùng phương cách của con người và dùng cái lý của con người để trừng trị con người cũng như phán quyết con người. Đó là vấn đề căn bản.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago – Giảng Pháp các nơi VII)
Chúng ta vạch trần tà ác, là để thế nhân biết việc chúng ta bị bức hại, là để vạch trần tà ác, giải thể tà ác, mục đích là để cứu độ chúng sinh, trong cả quá trình ấy cũng là quá trình tu luyện tốt bản thân, buông bỏ chấp trước, chứ không phải mục đích là để ai đó bị làm sao. Chính là vì có đồng tu ôm giữ tâm oán hận muốn họ bị thế nào đó, mà bị tà ác dùi vào sơ hở, lại bức hại lần nữa. Những ví dụ thế này có rất nhiều. Giai đoạn trước đây, địa phương tôi có hơn 10 đồng tu bị bức hại bắt giam, trong đó có nhiều đồng tu đã bị bức hại nhiều lần, có người vừa mới ra tù chưa bao lâu. Cho dù có nhiều loại nguyên nhân, nhưng trong đó, làm các việc bằng tâm oán hận là một chấp trước rất lớn.
6. Không nhận ra tác hại của “tán tụng”
Sư phụ giảng:
“Trong bức hại tôi cũng đang quan sát kỹ càng, có những học viên quả thật không có học bài học giáo huấn ấy. Vừa mới ra từ trại cưỡng bức lao động, tâm hiển thị của họ đã nổi lên, nhân tâm lại lên.” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)
Tôi chính là thuộc loại người mà Sư phụ giảng, có không ít đồng tu đã bị bức hại nhiều lần cũng tồn tại vấn đề này.
Mỗi lần bước ra khỏi ngục tối, tôi đều không tĩnh tâm xuống học Pháp thật tốt, bận rộn với việc làm tài liệu. Hơn nữa, hầu như ngày nào cũng có đồng tu ngưỡng mộ đến nhà tôi “giao lưu”, những lời khen ngợi nghe nhiều rồi, thời gian lâu dần, tôi cũng ý thức được vấn đề này, nhưng vẫn cho rằng mình đang giúp đồng tu, thật ra là đang tiếp nhận sự “tán tụng” của đồng tu dành cho mình, mà chính đồng tu cũng không nhận thức ra được. Vì ngày nào tôi cũng bận rộn từ sáng đến tối, nên càng không có thời gian học Pháp thật tốt, luyện công cũng chỉ kiên trì được nửa giờ.
Ba lần tôi bước ra từ ngục tối, đều có đồng tu đến nhà nhắc nhở vấn đề hướng nội tìm, tôi đều không đặt tâm. Vì không học Pháp tốt và hướng nội tìm bản thân, nên mỗi lần trở về chưa đến một năm đã bị giam lại. Thế nên sau khi bức hại bắt đầu, phần lớn thời gian của tôi đều là trải qua trong ngục tù.
Sau khi kết thúc lần bắt giam thứ tư, tôi mới thực sự nhận ra 10 năm nay đều không được học Pháp một cách có hệ thống nên thấy rất gấp gáp. Thế là tôi bài trừ tất cả can nhiễu, chân chính tĩnh tâm lại học Pháp. Mỗi ngày (trừ lúc có trường hợp đặc biệt), tôi đều kiên trì dành thời gian buổi sáng để học Pháp, chép Pháp, học thuộc Pháp, cảm thấy tâm càng ngày càng tĩnh. Về nhà được hơn năm năm, tôi dùng bút lông chép cuốn “Chuyển Pháp Luân” bảy lần, chép “Hồng Ngâm” và những kinh văn khác nhiều lần. Nhờ đặt việc học Pháp tu luyện lên vị trí số một, tôi đã chú trọng đề cao tâm tính, không có loại tâm bốc đồng như trước, những đồng tu đến nhà cũng càng ngày càng ít, làm việc càng thêm lý trí, khi làm việc, đều là sự bán công bội.
7. Chấp trước không buông bỏ được nhân tâm
Sư phụ giảng:
“cựu thế lực tại sao nghiêm khắc với đệ tử Đại Pháp đến thế? Một mặt là từ tâm tật đố đối với chư vị, mặt khác là coi thường những đệ tử Đại Pháp mà nhân tâm quá nhiều, quá nặng, gặp các việc không [nhận thức] theo Pháp, dùng nhân tâm xét vấn đề. Cho nên [ai] làm không tốt thì nạn sẽ lớn, trường kỳ như thế sẽ rất nguy hiểm!” (Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc)
Địa phương chúng tôi có đồng tu vì chấp trước vào tâm sắc dục, tâm lợi ích, tình của con người mà không buông bỏ được, mà bị tà ác dùi vào sơ hở, có người thậm chí còn bị đoạt mất sinh mệnh.
Địa phương tôi có mấy vị đồng tu nam nữ làm việc cùng nhau, không đủ nghiêm khắc trong vấn đề nam nữ, thậm chí làm những việc đệ tử Đại Pháp không nên làm, mâu thuẫn sinh ra giữa đồng tu với nhau ảnh hưởng đến cả người thường. Trong đó, có một đồng tu không những chưa qua được quan sắc dục, còn đem tài nguyên Đại Pháp đầu cơ vàng có kỳ hạn dưới danh nghĩa mỹ miều là: kiếm tiền cho Đại Pháp dùng. Cuối cùng bị cựu thế lực dùi vào sơ hở, cướp đi sinh mệnh. Hai đồng tu khác lần lượt bị bức hại bắt giam kết án.
Còn có không ít đồng tu tập trung với nhau làm sản phẩm tài chính gì đó, có người đã làm hơn 30 năm, nói là vì tương lai con cháu. Kết quả những đồng tu tham gia không bao lâu đã lại bị bức hại bắt giam, kết án, người chủ trì cũng bị cựu thế lực đoạt mất sinh mệnh.
Có một đồng tu, 10 năm trước kể chuyện con cháu nhà bà cho tôi, hết chuyện các con, lại đến chuyện cháu ngoại. Nói con gái mất sớm vì tai nạn xe, để lại đứa cháu gái rất đáng thương. Sau khi bức hại nổ ra mới tinh tấn thực tu, thường đến doanh trại bộ đội, trại tạm giam để giảng chân tướng trực diện, phát tài liệu chân tướng. Sau này, bà bị bắt giam kết án hai lần. Nhưng cái tình con người chưa buông xuống, cháu ngoại tốt nghiệp nghiên cứu sinh, làm việc trong viện cảnh sát, cháu gái yêu cầu đồng tu đừng qua lại với đồng tu mà làm ảnh hưởng đến tiền đồ của cháu vậy mà bà ấy cũng nghe. Tôi đã không gặp bà hơn một năm, nghe nói đồng tu đã bị tà ác cướp đi sinh mệnh.
Trên đây chỉ là tóm tắt lại một vài biểu hiện, nhưng cũng không phải chỉ có vậy, đều do nhiều loại chấp trước mà ra, chỉ là biểu hiện khác nhau mà thôi.
Sư phụ giảng:
“Tôi vẫn luôn giảng rằng, chúng ta là cứu người từ trong kẽ hở, con đường của chúng ta rất hẹp, không thể đi lệch chỉ một chút, mới có thể hoàn thành tốt việc chúng ta cần làm” (Giảng Pháp tại Pháp hội Tân Đường Nhân và Đại Kỷ Nguyên năm 2018)
Chúng ta chỉ có buông bỏ những tâm chấp trước bất hảo này, quan trọng nhất là phải tĩnh tâm lại học Pháp, hơn nữa học Pháp, tu tâm là quán xuyến trong toàn bộ quá trình làm ba việc của chúng ta, vì con đường của chúng ta rất hẹp, chỉ hơi không chú ý thì sẽ bị cựu thế lực dùi vào sơ hở, chỉ có đi thật chính con đường tu luyện, mới ít chiêu mời ma nạn, cũng mới có thể làm tốt ba việc, làm tròn thệ ước lịch sử của bản thân.
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/31/484409.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/2/221914.html
Đăng ngày 19-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.