Bài viết của Tôn Bách và Tô Dung, các phóng viên Minh Huệ ở Đài Loan

[MINH HUỆ 30-10-2024] Anh Lam Sỹ Triết, một bác sỹ Trung Y Cổ truyền ở Đài Loan, và vợ anh là cô Lý Dực Lăng, một nữ y tá, đều trưởng thành trong gia đình có người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Họ gặp nhau trong một hoạt động tập thể của Pháp Luân Đại Pháp và cuối cùng đã kết hôn với nhau. Dưới sự dẫn dắt của các nguyên lý trong Pháp Luân Đại Pháp, họ đã khích lệ và giúp đỡ nhau trên hành trình tu luyện chung và trong sự nghiệp y khoa của mình.

2024-10-26-tw-couple-story-01.jpg

Anh Lam Sỹ Triết và cô Lý Dực Lăng

2024-10-26-tw-couple-story-02.jpg

Anh Lam Sỹ Triết, cô Lý Dực Lăng và các con của họ cùng nhau tập các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

Vào mùa hè năm 2003, cũng là lúc anh Sỹ Triết đang học năm thứ hai tại trường y khoa, anh để ý thấy mẹ mình đang đọc một quyển sách có tiêu đề là Chuyển Pháp Luân. Mẹ anh đã nhiệt tình đề xuất anh đọc quyển sách. Sau khi đọc xong Chuyển Pháp Luân một lần, anh Sỹ Triết đã quyết định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Vào thời điểm đó, tinh thần của anh Sỹ Triết không được tốt và xuất hiện nhiều dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Mặc dù là một bác sỹ chuyên khoa Trung Y nhưng anh lại phải học cả Trung Y và Tây Y theo yêu cầu của trường đại học. Anh phải đăng ký các khoá học Tây Y vào kỳ học thông thường và các khoá học Trung Y vào mùa hè, vì vậy không còn thời gian để nghỉ ngơi.

Sau một thời gian dài bị căng thẳng thần kinh, anh Sỹ Triết nhận thấy mình trở nên lo âu và kiệt quệ. Anh không thể tập trung trong giờ học và chỉ muốn thoát ra ngoài để giải lao. Anh ấy cảm thấy cuộc đời thật vô nghĩa và ảm đạm. Anh thường tự hỏi mình rằng: “Mục đích của cuộc đời là gì?”

Anh Sỹ Triết đột nhiên tìm thấy ánh sáng khi đọc phần “Khí công chính là tu luyện” trong sách Chuyển Pháp Luân. Anh nói: “Tôi nhận ra rằng cuộc sống nên là như thế. Tôi vẫn luôn thích đọc về các nền văn minh tiền sử và thần thoại. Khi đọc bài giảng của Sư phụ về các Pháp lý trong tu luyện, tâm tôi cảm thấy chấn động. Một cách rất tự nhiên, tôi đồng tình với những gì Sư phụ giảng.”

Vào lúc đó, anh Sỹ Triết không hề luyện công. Anh thường xuyên đọc sách và cảm thấy mình được khích lệ bởi một dòng năng lượng ấm áp, lấp đầy trái tim anh bằng niềm hy vọng. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm, bao gồm tiêu cực, lo âu và những suy nghĩ phụ diện bắt đầu tan biến từng chút một, cuối cùng thì hoàn toàn biến mất. Từ tận đáy lòng mình, anh vô cùng biết ơn sự từ bi của Sư phụ.

Anh Sỹ Triết từng gặp khó khăn trong việc phủ định những tư tưởng xấu, như thể vật lộn trong một đầm sâu vô tận. Dù lý trí của anh đã cố gắng phủ định những tư tưởng xấu, anh ấy đơn giản là không thể làm được. Anh ấy không thể không bật khóc khi nghĩ đến việc Sư phụ có lẽ sẽ không thể chấp nhận một đệ tử có những suy nghĩ xấu xa như thế. Một vài ngày trước khi kỳ nghỉ đông kết thúc, anh đã nhờ mẹ mình hướng dẫn luyện công.

Anh Sỹ Triết hào hứng bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Anh ấy không thể không nóng lòng chia sẻ điều này với bạn thân của mình ở trường. Trước sự ngạc nhiên của anh, người bạn đó nói: “Bạn cùng phòng của tớ cũng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.” Khi người đó nói ra câu này, bạn cùng phòng của anh ấy tình cờ đi ngang qua và nghe được cuộc trò chuyện của họ. Anh ấy đề cập đến việc mình và một sinh viên khác học trường điều dưỡng cùng nhau luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp vào mỗi buổi sáng. Anh Sỹ Triết đã tham gia luyện công tập thể với họ. Khi bạn cùng phòng của bạn anh ấy tốt nghiệp, người đó đã để lại tấm biểu ngữ Pháp Luân Đại Pháp cho anh Sỹ Triết. Mặc dù là một học viên mới, anh Sỹ Triết đã thành lập một câu lạc bộ sinh viên Pháp Luân Đại Pháp trong thời gian đại dịch, với hy vọng rằng nhiều người hơn nữa sẽ được thọ ích từ môn tu luyện tuyệt vời này.

Khát khao được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Mẹ cô Dực Lăng đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi cô ấy còn nhỏ. Bà ấy không thúc ép cô Dực Lăng tu luyện. Cô Dực Lăng luôn nghĩ rằng các bài giảng của Sư phụ rất tuyệt vời, nhưng lại cho rằng tín ngưỡng là dành cho người lớn. Cô ấy cảm thấy mình chưa sẵn sàng để tu luyện.

Vốn tính cách độc lập và cởi mở, cô Dực Lăng đã rời nhà để đến học ở trường điều dưỡng sau khi tốt nghiệp cấp hai. Cô hoạt động rất tích cực trong các tổ chức sinh viên và trở thành đội trưởng trong các hoạt động và những đợt cắm trại. Khi kỳ thi quan trọng nhất đến gần vào năm thứ năm ở trường điều dưỡng, cô nhận ra mình đang bị rớt lại phía sau và sẽ không thể thi đậu. Cô cảm thấy rất áp lực. Mẹ cô khuyên cô bình tĩnh và đọc quyển sách Chuyển Pháp Luân. Cô Dực Lăng đã mất 6 tháng để đọc xong Chuyển Pháp Luân và quyết định bước vào tu luyện. Cô đã tham gia một khoá học chín ngày của Pháp Luân Đại Pháp.

Sau khi cô Dực Lăng bắt đầu tập trung chuẩn bị cho kỳ thi, tâm trí cô trở nên thanh tỉnh lạ thường. Cô đã thi đậu và được nhận vào trường đại học mơ ước của mình, trường Đại học Khoa học Điều dưỡng và Sức khoẻ Quốc gia Đài Bắc. Cô Dực Lăng hân hoan kinh ngạc khi tìm thấy ba bông hoa Ưu đàm bà la bên dưới khung cửa sổ ký túc xá của mình. Cô xem đó là sự khích lệ của Sư phụ để cô bước vào tu luyện Đại Pháp.

Cô Dực Lăng từng có thói quen nói chuyện thị phi với các bạn nữ khác nhưng đã loại bỏ thói quen này một khi cô quyết định tu luyện. “Kể từ khi đọc quyển sách Chuyển Pháp Luân, tôi trở nên nghiêm khắc với lời nói của chính mình. Tôi đã ngưng nói về người khác. Đôi khi tôi nghe được những gì người khác nói về mình nhưng tôi không còn nghĩ về chúng nữa. Nhiều bạn học của tôi nói rằng trông tôi đẹp hơn từ khi bắt đầu tu luyện. Họ còn nói tôi tử tế và chân thành. Nhờ ảnh hưởng của tôi, các mối quan hệ của họ đã trở nên tốt hơn. Tất cả là vì họ đã được thọ ích từ các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.”

Vào những năm đại học, cô Dực Lăng thường xuyên tham gia luyện công tập thể và học Pháp nhóm. Cô đã đọc hết toàn bộ các bài giảng của Sư phụ trong đợt cắm trại của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ. Sau đó, cô tham gia sản xuất các chương trình cho Đài truyền hình Tân Đường Nhân và cảm thấy rằng những kinh nghiệm trước đó của mình đã được vận dụng một cách tốt đẹp.

Kết hôn và cùng nhau tu luyện

Anh Sỹ Triết cũng tham gia vào một nhóm các học viên Pháp Luân Đại Pháp là nhạc sỹ để sáng tác nhạc và sau đó tham gia vào Thiên Quốc Nhạc Đoàn. Anh gặp cô Dực Lăng khi làm việc trong một chương trình sức khoẻ của Đài truyền hình Tân Đường Nhân.

Họ đã kết hôn và xây dựng một gia đình hạnh phúc. Dưới sự dẫn dắt chung của các Pháp lý, họ đã hướng nội tìm những điểm thiếu sót và tâm chấp trước vào những lúc bất hoà, nắm tay nhau đề cao trong tu luyện bằng sự tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau. Họ cũng nuôi dạy hai con trai của mình theo cách đó, cho phép các con phát triển bản thân. Chìa khoá cho đời sống gia đình hạnh phúc của họ là các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/30/484330.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/10/221583.html

Đăng ngày 03-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share