Bài của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 10-08-2024] Tôi là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ. Năm ngoái, con trai tôi đã thi đỗ chuyên ngành vũ đạo tại Học viện Phi Thiên, tính đến nay cháu đã nhập học được hơn 1 năm, cháu đã về nhà thăm chúng tôi vài lần. Hai vợ chồng chúng tôi đều rất bất ngờ về sự tiến bộ của cháu. Là cha mẹ, chúng tôi rất hài lòng và biết ơn sự giáo dục của Học viện Phi Thiên.

Gần đây trên mạng Internet có một số người chỉ trích Học viện Phi Thiên, là bậc làm cha làm mẹ, tôi muốn chia sẻ một chút suy nghĩ của mình.

Cả gia đình phản đối cuộc bức hại

Chúng tôi là một gia đình gốc Hoa di cư đến Mỹ. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996 và chồng tôi bắt đầu tu luyện vào năm 1998. Trong suốt hơn 20 năm tu luyện , chúng tôi đã thụ ích rất nhiều, chúng tôi biết rõ cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc nghiêm trọng tới mức nào. Khi có thời gian rảnh, tôi thường tham gia các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.

Con trai và con gái chúng tôi đều sinh ra và lớn lên tại Mỹ quốc. Từ khi còn nhỏ, các cháu đã học các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp và luyện các bài công pháp cùng chúng tôi. Các cháu biết rõ về cuộc bức hại ở Trung Quốc và muốn giúp đỡ bất cứ khi nào có thể, ví dụ tham gia trang trí xe diễu hành hay tham gia quảng bá Shen Yun.

Sư phụ Lý đã giảng:

“…vì vậy cha mẹ cũng dẫn dắt con em tham dự phản bức hại.” “Cũng chính là nói, từng thành viên trong Đại Pháp đều đang phản bức hại.” (Pháp nạn)

Vào Học viện Phi Thiên là ý nguyện của con trai tôi

Chúng tôi đều bất ngờ khi biết con trai chúng tôi muốn đến học ở Học viện Phi Thiên. Từ khi 4 tuổi, mỗi năm cháu đều đi xem Shen Yun cùng chúng tôi. Cháu chưa bao giờ học vũ đạo, ngay cả lớp học võ ngoại khóa cùng các bạn cháu cũng không tham gia. Là mẹ, tôi mong rằng sau khi trưởng thành cháu vẫn tiếp tục tu luyện và trợ giúp Sư phụ cứu người trong xã hội chủ lưu. Ngoài ra, chúng tôi không có bất cứ yêu cầu cụ thể nào khác đối với cháu.

Một lần khi cháu tham gia công việc tình nguyện cho một buổi biểu diễn Shen Yun, trưởng đoàn đã động viên cháu nộp đơn vào Học viện Phi Thiên. Chồng tôi làm việc trong lĩnh vực công nghệ còn tôi làm việc trong lĩnh vực quản lý, vì vậy chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng các con mình sẽ có định hướng nghề nghiệp tương tự như chúng tôi. Ý tưởng cho cháu trở thành vũ công chuyên nghiệp chưa bao giờ xuất hiện trong đầu chúng tôi. Điều này có chút ngạc nhiên và ngoài mong đợi, vì vậy hôm sau tôi đã xác nhận lại với người trưởng đoàn về việc con trai tôi có nên ứng tuyển hay không. Bà ấy nói rằng con trai tôi đủ tiêu chuẩn nhưng việc nộp đơn hay không phụ thuộc vào mong muốn của con và phụ huynh.

Tháng sau đó, con trai tôi tình nguyện tham gia giúp Shen Yun ở hai thành phố khác và tất cả những trải nghiệm này đều khích lệ cháu. Chồng tôi cũng động viên cháu tham gia ứng tuyển vào trường Phi Thiên. Tôi nói với cháu rằng cho dù cháu lựa chọn như thế nào, tôi cũng đều ủng hộ cháu. Tôi cũng nói với cháu rằng tham gia Shen Yun là một lựa chọn nghiêm túc. Sau hai tháng suy nghĩ, con trai tôi đã tham gia ứng tuyển vào Học viện Phi Thiên. Cháu cảm nhận rằng đó là sứ mệnh của mình và cháu muốn trợ giúp Sư phụ.

Tôi rất vui vì cháu đã biết mình muốn gì và làm theo trái tim mách bảo để tùy kỳ tự nhiên bước đi trên con đường của chính mình. Là một người mẹ, nhìn đứa con trai 13 tuổi rời khỏi nhà, tôi có chút buồn. Nhưng tôi biết cháu ra đi để theo đuổi ước mơ và để hoàn thành sứ mệnh của mình. Tôi rất tự hào và hạnh phúc về quyết định của cháu.

Quả nhiên, con trai tôi đã được nhận. Khi nhập học các giáo viên đã hỏi các thí sinh tại sao lại đến Phi Thiên, liệu có phải là do bố mẹ không? Khi đó con trai tôi nói tiếng Trung chưa tốt nên cháu trả lời bằng tiếng anh: “Không phải, do em tự muốn đến đây”. Giáo viên sau đó lại hỏi cháu: “Em có chắc không? Em đã học vũ đạo bao nhiêu năm rồi?” Cháu nói rằng cháu chưa từng học vũ đạo nhưng cháu rất muốn thử sức.

Sư phụ giảng:

“Tại Trung Quốc, người lớn, trẻ em đều đang trong ma nạn. Trẻ em cũng đang bị bắt vào tù, cũng đang bị bức hại đến chết. Thần Vận có một bộ phận là học sinh diễn viên thực tập, cha mẹ các em chính là muốn con cái mình vừa học tập, vừa có thể tham gia phản bức hại. Mục đích cha mẹ đưa con lên học trường Phi Thiên cũng là vì lý do này. Khi nhập học, học sinh đều được nhà trường hỏi đến Phi Thiên làm gì? Các em đều nói để trợ Sư cứu người, đều rất muốn tham gia diễn xuất Thần Vận vạch trần bức hại của Trung cộng, giải cứu đồng tu ở Trung Quốc Đại lục” (Pháp nạn).

Trải nghiệm của con trai tôi đã khẳng định điều này. Nếu như thí sinh không có ý nguyện muốn trợ giúp Sư phụ cứu người, nhà trường sẽ không thu nhận.

[Ghi chú của ban biên tập: Nếu không phải bản thân học sinh tự nguyện mà xuất phát từ ý muốn của cha mẹ, cho dù nhà trường thu nhận thì cũng không cách nào học thành tài, bởi vì cho dù về mặt tu luyện hay chuyên môn, đều phải học tới trình độ hàng đầu thế giới, chịu đựng gian khổ là tâm thái căn bản cần có.]

Một môi trường giáo dục phát huy tiềm năng của con trẻ

Con trai tôi đã đối diện với rất nhiều thử thách trong thời gian đầu nhập học. Học vũ đạo thật sự khó hơn nhiều so với những gì cháu tưởng tượng. Suy cho cùng cháu chưa bao giờ học múa và cháu phải học tất cả các kỹ năng vũ đạo cơ bản. Tôi tin chắc rằng ngay cả những sinh viên đã được đào tạo múa cũng phải sẵn sàng đón nhận những thử thách lớn để đạt đến trình độ chuyên nghiệp.

Tròng vòng hai tháng đầu tiên, tôi thường hỏi con trai qua điện thoại “Con khỏe không?” Cháu trả lời: “Rất khó. Con rất mệt nhưng con vẫn ổn”. Tôi có thể cảm nhận được rằng cháu đang phải đối mặt với một thử thách lớn nhưng cháu không muốn nói cụ thể với chúng tôi. Tôi không chắc cháu có thể duy trì bao lâu hoặc có thể cháu sẽ đột nhiên quyết định từ bỏ và trở về nhà. Nhưng cháu chưa bao giờ nói như vậy. Cháu chưa bao giờ phàn nàn hay lùi bước. Thay vào đó cháu nhắc nhở tôi rằng cháu ở đó để hoàn thành sứ mệnh của mình. Cháu luôn luôn lo rằng mình luyện tập không đủ tốt và không đủ tiêu chuẩn để được ở lại. Lúc đó tôi mới nhận ra rằng đứa trẻ này có tính kiên trì và một tinh thần trách nhiệm cao, khác hẳn với khi còn ở nhà. Tôi tin rằng chỉ có ở Học viên Phi Thiên, tiềm năng này của cháu mới có thể được khai phá trong một thời gian ngắn như vậy.

Sự kiên trì không quản khó khăn chắc chắn là điều mà các giáo viên không thể ép buộc các cháu. Khi cháu còn ở nhà tôi không thể ép buộc cháu làm điều gì đó mà cháu không muốn. Ví dụ, giáo viên nhạc ở trường cấp hai của cháu yêu cầu học sinh luyện tập nhạc cụ ở nhà ít nhất 15 phút mỗi ngày. Con trai tôi chơi kèn và sau vài tháng kiên trì cháu chỉ chơi ở trường mà không còn chơi ở nhà nữa. Khi đó, những lời nhắc nhở của tôi hay những yêu cầu lặp đi lặp lại của giáo viên đều không có tác dụng. Vì vậy tôi biết rằng môi trường ở Học viện Phi Thiên, phương pháp giảng dạy của giáo viên, sự khích lệ lẫn nhau giữa các sinh viên, sự luyện tập hàng ngày cường độ cao, các lớp học về văn hóa, và việc học các nguyên lý của Đại Pháp, các bài công pháp và việc trao đổi trong tu luyện đều đã thúc đẩy các sinh viên trẻ tự giác học tập, kỷ luật, kiên trì, không ngừng trau dồi các kỹ năng và hỗ trợ lẫn nhau. Quan trọng nhất là làm thức tỉnh bản chất của các em để các em tu luyện tốt. Đây chính xác là những trải nghiệm mà những người làm cha mẹ như chúng tôi mong muốn con cái có được để chúng trưởng thành trong tu luyện.

Con trai tôi nói rằng mối quan hệ của cháu với các bạn học cùng lớp ở học viện Phi Thiên rất khăng khít và chúng rất vui vẻ bên nhau. Mặc dù các khóa học chuyên môn rất khó nhưng tôi nhận ra rằng cháu vui vẻ hơn so với thời gian học ở trường trung học của người thường. Cuối cùng cháu đã tìm thấy được mục tiêu của mình.

Nói đến việc có một số sinh viên bày tỏ sự bất mãn của họ đối với nhà trường sau khi rời khỏi Học viện Phi Thiên, tôi cảm thấy rằng: “Bất cứ một ngôi trường đẳng cấp quốc tế nào cũng có môi trường đào tạo bồi dưỡng sinh viên đặc biệt của riêng mình. Để có thể đưa sinh viên của họ trở thành những tài năng hàng đầu trong xã hội không chỉ cần một môi trường giảng dạy và các giảng viên xuất sắc mà còn cần tố chất của chính các sinh viên. Một cách tự nhiên những học sinh không theo kịp sẽ rớt lại. Khi người ta vào đại học, mỗi trường học hay mỗi chuyên ngành đều có một tỷ lệ nhất định các học sinh không theo kịp và rớt lại. Các trường đại học hàng đầu và nổi tiếng cũng không phải là ngoại lệ. Điều này rất phổ biến tại các trường đại học phương Tây.

Theo tôi nghĩ, những học sinh bị rớt lại và viết bài chỉ trích Học viên Phi Thiên có lẽ đã quên mục đích ban đầu của họ khi vào trường.

Môi trường tu luyện cho các bạn trẻ

Nhìn chung, Học viện Phi Thiên là một ngôi trường dựa trên nền tảng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cũng giống như các trường học tôn giáo, họ chắc chắn sẽ dạy về tu tâm tính và thực hành tín ngưỡng. Đó là điều mà chúng tôi, các bậc cha mẹ, hết sức quan tâm.

Mặc dù con trai tu luyện Pháp Luân Đại Pháp với chúng tôi từ khi còn nhỏ nhưng cũng rất khó để yêu cầu cháu học Pháp và luyện công sau khi cháu vào trường trung học cơ sở. Tôi luôn luôn lo lắng có thể cháu sẽ ngừng tu luyện Đại Pháp khi trưởng thành.

Sau khi con trai nhập học tại trường Phi Thiên nửa năm, tôi không cần đốc thúc cháu học Pháp hay luyện công khi cháu về nhà vào kỳ nghỉ nữa. Cháu tự giác sắp xếp thời gian và bắt đầu giục em gái học Pháp và luyện công với cháu mỗi ngày. Trong khi phát chính niệm, cháu không còn đi lại hoặc tạo tiếng ồn như trước đây. Thay vào đó, cháu giữ im lặng và tập trung. Một lần, tôi thấy cháu vẫn đang luyện công vào lúc nửa đêm, tôi đã thay đổi quyết định từ đi ngủ sang đứng luyện công vì hôm đó tôi vẫn chưa luyện được một bài nào.

Hai vợ chồng chúng tôi đã rất xúc động khi thấy các con đã có những đề cao đáng kể trong tu luyện.

Nói thạo tiếng Trung trong vòng một năm

Chồng tôi và tôi đều làm việc toàn thời gian và chúng tôi luôn gặp khó khăn trong việc dạy các con tiếng Trung. Lúc con trai tôi còn nhỏ, tôi chỉ đọc sách Chuyển Pháp Luân bản tiếng Trung với cháu một lần. Cháu đã học được khoảng 20 chữ tiếng Trung, sau đó cháu đã ngừng học. Trước khi đến học tại Học viện Phi Thiên, cháu chỉ có thể hiểu được các đoạn hội thoại tiếng Trung đơn giản và không thể hiểu các bài giảng Pháp của Sư phụ. Cháu chỉ có thể viết được một hoặc hai chữ tiếng Trung và không thể đọc tiếng Trung.

Ở trường Phi Thiên, con trai tôi đã được sắp xếp một lớp tiếng Trung phù hợp với trình độ của cháu. Sau một năm học tập, giờ đây cháu đã có thể đọc sách Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung chính thể, viết được suy nghĩ và trải nghiệm của mình bằng tiếng Trung cùng sự giúp đỡ của máy tính và có thể nói chuyện với giáo viên và các bạn cùng lớp bằng tiếng Trung. Khi cháu về nhà trong kỳ nghỉ cách đây hai tháng, tôi đã bất ngờ vì cháu có thể hiểu được lời giảng của Sư phụ khi tôi bật các bài giảng trên ô-tô.

Lợi ích của phương pháp đào tạo kỷ luật

Người Trung Quốc có câu: “Nghiêm sư xuất cao đồ” (người thầy nghiêm khắc sẽ đào tạo ra đồ đệ xuất sắc). Trước khi vào trường, tôi đã bảo cháu hãy chuẩn bị tinh thần. Các huấn luyện viên đào tạo các vận động viên chuyên nghiệp sẽ hoàn toàn khác với các giáo viên thể dục thể thao ở các trường cấp một và cấp hai. Những huấn luyện viên này cực kỳ nghiêm khắc và có yêu cầu rất cao. Các giáo viên ở trường Phi Thiên là các vũ công đẳng cấp thế giới, các sinh viên phải luyện tập cường độ cao.

Vào năm đầu tiên con trai tôi học ở trường Phi Thiên, tôi thường thảo luận với cháu các cách cư xử đúng với những yêu cầu nghiêm khắc từ các giáo viên. Tôi nói với cháu rằng nếu một học sinh không phải là một đối tượng phù hợp và không có tiềm năng thì giáo viên sẽ không tốn thời gian vào người học sinh đó. Nhưng nếu giáo viên nghiêm khắc với con có nghĩa là con rất có tiềm năng và có nhiều cơ hội để phát triển. Tôi nói với cháu: “Đừng suy nghĩ tiêu cực hay giận dữ khi giáo viên khắt khe với con. Chỉ cần con tập luyện và đạt được yêu cầu của giáo viên là được”.

Nhìn lại những lời đồn đại trên mạng Internet về việc các giáo viên ở trường Phi Thiên đối xử tệ với học sinh hay việc luyện tập gian khổ như thế nào, họ có thể chưa từng chứng kiến quá trình luyện tập gian khổ của các vận động viên chuyên nghiệp đã trải qua để đạt được thành tích cao. Để đạt được thành công, họ phải trải qua một quá trình đau đớn gian khổ, sự thoải mái sẽ không có tác dụng.

Tại học viện Quân Sự West Point ở Hoa Kỳ, những học viên năm nhất phải tham gia khóa huấn luyện cơ bản dài 6 tuần. Khóa huấn luyện gian khổ này không phải là điều mà người bình thường có thể chịu đựng nổi.

Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã tham gia một khóa huấn luyện bơi trong một năm để trở thành một vận động viên bơi lội chuyên nghiệp. Mặc dù tôi bị loại sau một năm, trải nghiệm này đã rất có ích cho tôi trong cuộc sống sau này. Nhờ có trải nghiệm này, tôi hiểu được các huấn luyện viên thi đấu chuyên nghiệp rất nghiêm khắc. Nhưng nếu họ nghĩ một ai đó không có tiềm năng để đào tạo, họ sẽ không nghiêm khắc và không bỏ nhiều thời gian để đào tạo người đó. Với những ai đang phàn nàn về Shen Yun hay các giáo viên tại trường Phi Thiên, tôi hy vọng họ có thể xem chương trình đào tạo chuyên nghiệp của các vũ công hay vận động viên khác trước khi đưa ra kết luận.

Chăm sóc y tế cho sinh viên

Một vài người cũng cáo buộc các sinh viên không được nhận các điều trị y tế hợp lý sau khi bị chấn thương. Tôi cũng muốn chia sẻ trải nghiệm của con trai tôi. Tôi cảm thấy nhà trường và các giáo viên đã quan tâm và bảo vệ các sinh viên và tôi thấy rất an tâm khi con mình theo học tại đây.

Không lâu sau khi con trai tôi nhập học tại Học viện Phi Thiên, cháu bị cảm và sốt. Bời vì đây là lần đầu tiên cháu cảm thấy không khỏe từ khi rời khỏi gia đình, cháu khá nhớ nhà. Là cha mẹ, chúng tôi cũng cảm thấy hơi căng thẳng khi không thể tận tay chăm sóc con trai mình. Nhưng đây là một bước quan trọng con trẻ phải học cách trở nên độc lập về tinh thần và trưởng thành hơn.

Con trai tôi đã xin giáo viên nghỉ một ngày. Giáo viên đã nhắc nhở cháu nghỉ ngơi và đề nghị một bạn sinh viên khác chuẩn bị một ít trà gừng cho cháu. Sau khi hồi phục, cháu nói với tôi rằng cháu đột nhiên cảm thấy phần lớn nội dung luyện tập không còn khó khăn như trước đây. Khi trả lời câu hỏi của tôi qua điện thoại “Con có khỏe không?”, cháu không còn đáp: “Con vẫn ổn” mà đổi thành “Con rất khỏe”. Có thể nói rằng tiêu nghiệp là hảo sự và chịu khổ là hảo sự

Một lần khác con trai tôi bị một chấn thương nhỏ và phải mất một thời gian để điều trị. Giáo viên đã đề nghị cháu giảm bớt thời gian và cường độ tập luyện. Cháu đã hướng nội và tìm ra phương diện cần đề cao trong tính cách của bản thân. Sau đó cháu đã nhanh chóng hồi phục và quay lại luyện tập như bình thường.

Một chuyện khác là khi con trai chúng tôi niềng răng. Bác sỹ nha khoa yêu cầu cháu về nhà để điều trị trong kỳ nghỉ cuối năm và quay lại cho ba lần điều trị tăng cường vào giữa kỳ học, bao gồm cả phẫu thuật nha khoa. Chúng tôi đã thông báo với nhà trường để cháu được về nhà điều trị, nhà trường nhanh chóng đồng ý. Sau khi cháu hoàn thành phẫu thuật, bác sỹ yêu cầu cháu không được thực hiện các bài tập thể dục mạnh trong vòng một tuần, đặc biệt là các động tác cúi đầu. Chúng tôi cũng trao đổi những yêu cầu này với giáo viên của cháu và không ai trong số họ có vấn đề gì với yêu cầu này. Họ thậm chí cho cháu thêm một ngày nghỉ để đảm bảo cháu đã hồi phục.

Trên kênh youtube “Ba chàng lính ngự lâm”, Sam, một vũ công Shen Yun, cũng đã chia sẻ trong một video về một chấn thương nghiêm trọng của mình một vài năm trước, quá trình điều trị mà anh đã trải qua và quá trình phục hồi.

Như đã đề cập phía trên, Học viện Phi Thiên là một ngôi trường có tín ngưỡng với mục đích giúp đỡ các sinh viên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Do đó, họ đã kết hợp việc tu luyện tâm tính trong khía cạnh giảng dạy. Chịu khổ trên thân thể chính là để tiêu nghiệp và điều đó đòi hỏi phải có niềm tin và quyết tâm trong quá trình hồi phục, cộng thêm điều trị y tế đúng cách. Thực ra, tôi nghe nói tỷ lệ chấn thương của các nghệ sỹ Shen Yun thấp hơn nhiều so với các đoàn múa khác và thời gian hồi phục của các vũ công cũng ngắn hơn.

Lời kết

Với tôi, thành công của Shen Yun là một điều tuyệt vời. Với nguồn nhân lực hạn hẹp và không có sự giúp đỡ từ bên ngoài, họ vẫn tiếp tục phát triển và tiếp tục mang văn hóa Trung Hoa chính thống chia sẻ với thế giới, đồng thời nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc. Thành công không bao giờ đến một cách dễ dàng và nó thường đòi hỏi chúng ta trước hết phải vượt qua những khó khăn và trở ngại lớn. Càng thành công thì trở ngại càng lớn.

Sư phụ giảng:

“Khi các đệ tử Đại Pháp đang phản bức hại và cứu người, thì các ác linh đằng sau người ta sẽ khiến con người dùng nhân tâm làm lý do đàn áp, bức hại các đệ tử Đại Pháp và tôi.” (Pháp nạn)

Ở một mức độ sâu xa hơn, chúng ta các đệ tử Đại Pháp biết rằng Shen Yun là quá trình Sư phụ chính Pháp tại thế gian con người. Khi có những lời đồn đại công kích Shen Yun và Học viện Phi Thiên, chúng ta nên nhìn nhận sự việc một cách lý trí và không dễ dàng bị lung lay. Ngay cả đối với những người không tu luyện, tôi tin rằng những người có lý trí cũng sẽ không dễ dàng tin theo những lời đồn mà có thể phân tích sự việc và đưa ra kết luận cho riêng mình.

Là một bậc phụ huynh, tôi tin tưởng rằng con trai của chúng tôi sẽ học tập tốt tại Học viện Phi Thiên, được đào tạo vũ đạo chuyên nghiệp và nâng cao tâm tính. Tôi tin rằng Học viện Phi Thiên là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/10/480709.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/11/219472.html

Đăng ngày 17-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share