Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 29-11-2024] Pháp hội Trung Quốc Đại lục lần thứ 21 trên Minh Huệ là một sự kiện quan trọng đối với đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian nan, tín niệm tín Sư tín Pháp, vững như bàn thạch của các đệ tử Trung Quốc đã khiến tâm trợ Sư cứu người của các đệ tử Đại Pháp ở các quốc gia hải ngoại ngưng tụ lại. Các học viên đắc Pháp lâu năm ở Đài Loan cũng được thụ ích không ít qua lần thịnh hội này, hy vọng sẽ có thể cùng các đồng tu Đại lục tỷ học tỷ tu, cộng đồng tinh tấn.

Cảm ngộ sức mạnh của sự từ bi vô tư của các đồng tu

Ông Trương, công tác trong lĩnh vực truyền thông với tư cách là người dẫn chương trình bình luận chính trị, đã đắc Pháp 24 năm. Ông cho biết: “Chủ thể của đệ tử Đại Pháp là ở Trung Quốc. Pháp hội Trung Quốc Đại lục trên Minh Huệ hàng năm có ý nghĩa trọng đại. Những trải nghiệm và thể ngộ của các đồng tu Trung Quốc khi kiên trì thực tu và làm tốt ba điều trong hoàn cảnh khắc nghiệt và phức tạp nhất là rất đáng trân quý. Là đệ tử tu Đại Pháp ở bên ngoài Trung Quốc, thông qua trang web Minh Huệ và mỗi kỳ Pháp hội Trung Quốc Đại lục, chúng ta có thể nhận thức được, còn làm sao để làm cho tốt hơn nữa xung quanh chủ thể ở Trung Quốc, và hình thành chỉnh thể, cũng là cơ hội quý báu để tu bản thân và chứng thực Đại Pháp.”

Khi đọc các bài viết của Pháp hội Trung Quốc Đại lục, ông đã tìm ra chỗ thiếu sót và bước ngoặt để cải biến bản thân. Ông nói, “Mỗi bài viết của Pháp hội Trung Quốc Đại lục trình bày một cách có hệ thống quá trình tu luyện của các đồng tu, từ tăng cường học Pháp đến kiên định tu luyện, trong quá trình ấy mà buông bỏ tự ngã và tu xuất tâm từ bi. Tôi thấy các bài viết mộc mạc, kiền tịnh của các đồng tu Đại lục đã thể hiện ra cảnh giới vô tư vô ngã, trong tâm họ đều là nghĩ cho người khác, là sứ mệnh cứu người. Bất kể khó khăn lớn hay nhỏ, họ luôn đối đãi bằng chính niệm, hướng nội tìm vô điều kiện, chiểu theo Đại Pháp để làm. Đồng thời, họ làm mà không cầu, vượt qua khó khăn, và thực hiện sứ mệnh trợ Sư cứu người.”

Ông Trương cho biết, đọc bài “Cảm ngộ sức mạnh của từ bi”, đồng tu viết về quá trình một mình đột phá cá tính cô độc nơi nhân gian, không thích tiếp xúc với mọi người, đồng thời sinh xuất tâm từ bi với “Phòng 610”, cảnh sát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và chúng sinh, điều ấy khiến ông xúc động sâu sắc. Ông nói, “Khi tôi gặp khó khăn, áp lực và can nhiễu trong hạng mục, tôi lại nổi tâm tranh đấu. Thấy đồng tu đối mặt với cảnh sát, mà có thể suy xét từ góc độ cứu người, buông bỏ tâm sợ và mọi thứ nơi con người. Điều này phản ánh tâm từ bi của họ có thể buông bỏ sinh tử, một lòng vô tư vị tha, cứu vãn sinh mệnh. Tôi tự hỏi, liệu tôi có làm được buông bỏ tự ngã, sinh tử mà đặt lợi ích của chúng sinh lên trên được mất của bản thân mình không?”

Trong bài viết “Học được buông bỏ tự ngã – Đại Pháp hiển thần uy”, đồng tu thừa nhận rằng biểu hiện khi bị tự ngã, giả ngã dẫn động, khống chế là mang theo tự ngã mạnh mẽ mà đo lường người khác, áp đặt nhận thức của mình lên người khác. Cụ thể, đồng tu có nói: “Tôi sao lại có thể bị thứ này khống chế cơ chứ? Tu luyện chính là nhắm thẳng vào cái tâm này mà tu, tôi lại dùng để nhắm vào người khác, tu người khác, vì thế mới sinh ra mâu thuẫn mà còn không biết phản tỉnh.”

Ông Trương bày tỏ: “Quá trình nhận thức về buông bỏ tự ngã trong bài viết của đồng tu, có sức dẫn dắt lớn đối với tôi. Gần đây, tôi đã gặp trở ngại trong công việc, trong quan hệ lợi ích giữa người khác và bản thân cũng xuất hiện nhiều khảo nghiệm và tình huống đáng ngại, tôi đã thấy tự ngã và tâm lợi ích mạnh mẽ. Nhất là khi giảng chân tướng cho người khác, tôi lại dùng quan niệm hậu thiên để liễu giải đối phương, vì thế mà ức chế lực độ cứu người. Tôi nhận ra tu bỏ vị tư vị ngã là trọng yếu và vô cùng cấp bách rồi, tôi nhất định phải chiểu theo Pháp lý mà thực tu, học Pháp nhiều, học thuộc Pháp nhiều hơn, thời thời khắc khắc đối chiếu với Pháp. Khi đọc các bài viết của Pháp hội Trung Quốc Đại lục, tôi thấy tâm đắc thể hội của đồng tu rất hữu ích để giúp tôi nhanh chóng bắt kịp tiêu chuẩn. Tôi sẽ thời thời khắc khắc dĩ Pháp vi Sư, từng bước tu chính những thói quen xấu, và thiết thực nỗ lực để làm được đến đó.”

Học Pháp là then chốt để chứng thực Pháp

Ông Cao, làm việc trong ngành truyền thông, đã tu luyện 26 năm. Sau khi đọc bài viết “Tu luyện trong khi chịu đựng 14 năm bức hại liên tục”, ông cho biết, “Trong thời gian đồng tu chịu án tù oan, chồng cô (cũng là đồng tu) đã qua đời, em gái chồng cô đã lấy hết số tiền tiết kiệm của cô đem đánh bạc rồi thua hết, đến khi về nhà, cô rơi vào cảnh khốn khó, cuộc sống không có chỗ dựa, một số đồng tu khá thân thiết cũng không tới thăm cô. Đúng là bách khổ nhất tề giáng, điều này khiến một người trong hoàn cảnh an dật như tôi phải giật mình sao lại khác biệt lớn đến vậy.”

Trong bài viết, người đồng tu tự hỏi: “Tôi có phải là đệ tử Đại Pháp không? Sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp là gì?” Chính vào thời khắc đó, đồng tu nhớ ra rằng Sư phụ đã nhiều lần nhấn mạnh tính trọng yếu của việc học Pháp, bèn quyết định học Pháp cho tốt trước đã, kiên tín Đại Pháp có thể cải biến hết thảy. Ông Cao bày tỏ: “Một niệm kiên tín của đồng tu khiến tôi vô cùng xúc động. Tôi ngộ ra rằng mỗi ngày dù công việc bận rộn đến đâu, tôi cũng phải coi trọng việc học Pháp, dành thời gian học Pháp, bởi vì đề cao tâm tính là quan trọng nhất. Khi tâm tính đề cao rồi, thì việc cần làm mới có lực lượng chứng thực Pháp. Ngay cả khi tôi phải đối mặt với khổ nạn và khảo nghiệm lớn, thì vẫn có thể nhớ rằng mình là đệ tử Đại Pháp, minh bạch rằng đây là khảo nghiệm về tu luyện tâm tính, và vững vàng tiếp nhận từng khảo nghiệm để dung luyện bản thân mà tu xuất ra.”

Đồng tu tự thuật trong bài viết: “Mỗi sáng sớm, chúng tôi thức dậy vào lúc 3 giờ sáng, luyện năm bài công pháp và phát chính niệm xong, tôi ăn sáng đơn giản, khoảng chừng 7 giờ là xuất phát. Chúng tôi đi bộ, gặp ai hữu duyên liền giảng chân tướng. Đến 10 rưỡi, chúng tôi quay về, ăn trưa đơn giản, xong nghỉ ngơi 40 phút, rồi bắt đầu học Pháp, một mạch cho đến 11 rưỡi đêm, phát chính niệm xong rồi lại đi ngủ.”

Ông Cao đọc xong, đã rất xúc động, ông nói, “Bao nhiêu năm nay, tôi rất ít khi tập hết một mạch năm bài công pháp, thật vô cùng xấu hổ. Tôi nhớ Sư phụ giảng trong “Lời chúc gửi Pháp hội Argentina”: “‘luyện’ là phụ trợ của tu luyện, hai cái này thiếu một là không được.” Sau này, tôi sẽ càng coi trọng việc luyện công hơn, cố gắng luyện một mạch hết các bài công pháp.”

Quay về truyền thống, dùng trạng thái từ bi để đối đãi với hết thảy

Bà Lý, đã đắc Pháp được 24 năm, đảm nhận công tác viên chức giáo dục đào tạo. Sau khi đọc bài viết “Người nhà khởi chính niệm sau khi tôi đối đãi bằng từ bi”, bà vô cùng xúc động. Bài viết kể về đồng tu trong cuộc sống hôn nhân, vì có mâu thuẫn và tranh chấp với chồng, mà thân tâm gần như kiệt quệ, trong tâm hai bên đã gieo mầm oán hận nhau. Nhưng sau khi tu luyện, đồng tu thể ngộ rằng tình là sợi dây trói buộc trong tu luyện, phải buông bỏ cái tình với chồng, xem chồng như chúng sinh, từ bỏ tâm bị dẫn động bởi tình, dùng thiện ý và tâm thương yêu để đối đãi với anh, nên đã làm được nhẫn nhượng, đồng cảm, và khoan dung.

Người đồng tu đã viết trong bài viết: “Tôi thể hội sâu sắc rằng, thiện là điều sẽ tồn tại mãi nơi thế gian con người, lực lượng của thiện là vô cùng tận, chỉ có thiện mới có thể thức tỉnh chúng sinh.” Còn chồng của đồng tu, trong sự từ bi và thiện niệm của vợ, cũng hoàn toàn trở thành một người khác, không chỉ chính niệm bảo vệ vợ mình, mà còn nâng sách Đại Pháp lên đọc và bước vào hàng ngũ tu luyện.

Bà Lý nói, “Trong bài viết này, tôi cảm nhận được sự thuần tịnh và từ bi của đồng tu khi nhảy ra khỏi tình, không phải một mực dán mắt vào hành vi bề mặt của chồng, muốn sửa chồng, hay mang theo tâm bất mãn mà suy đoán vì sao anh ấy lại đối xử với mình như vậy. Mà cô ấy thực sự hiểu được chỗ khó của anh, nhìn vào những điểm tốt của anh, và dùng tâm thuần thiện tu xuất ra được để cứu sinh mệnh này.”

Bà Lý thể ngộ rằng, qua đây, bà càng hiểu được tầm quan trọng của điều Sư phụ giảng là “quay về truyền thống”. Bà nói, “Đó không chỉ là phẩm chất đạo đức của một người tốt, là tiêu chuẩn được Thiên thượng thừa nhận, mà còn là biểu hiện tự nhiên của sự thuần thiện trong bản chất và nội tâm. Như tôi đời này là một người vợ, thì nội tâm và hành vi cần phải phù hợp với quy phạm và tiêu chuẩn truyền thống cổ xưa. Đồng thời, tôi cũng là người tu luyện, cũng phải đạt đến tiêu chuẩn về từ bi và vô tư trong tầng tầng cảnh giới.”

Bà nhận xét, “Muốn làm được điều này, chúng ta phải thời thời hòa tan trong Pháp, học Pháp nhiều, học thuộc Pháp nhiều, mới có thể nhảy xuất ra khỏi tình và tư, dùng từ bi tu xuất ra được để giải thể hết thảy những gì không phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn. Đó sẽ là trạng thái của Thần, cũng là cảnh giới mà chúng ta nên nỗ lực đạt đến.”

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/29/485536.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/2/221908.html

Đăng ngày 05-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share