Bài viết của một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi ở Đại Lục
[MINH HUỆ 07-11-2024]
Con xin kính chào Sư phụ tôn kính!
Kính chào các đồng tu!
Tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp từ khi còn học mẫu giáo. Trong giai đoạn đầu, Sư phụ từ bi đã an bài cho tôi được tịnh hóa, trưởng thành trong Pháp và phản bổn quy chân. Dưới sự coi sóc của Sư tôn, tôi đã trải qua một chặng đường học tập và làm việc đầy trắc trở nhưng cũng nhiều thuận lợi trong Đại Pháp. Cảm ân Sư tôn vẫn luôn dắt tay con, để con không bị lạc hướng trong cõi trần thế mê mang này, không ngừng được thăng hoa và thuần tịnh trong Pháp.
Hồi tôi còn nhỏ, gia cảnh bần hàn, cha tôi mất sớm từ khi còn tráng niên, trong nhà không còn gì cả. Nhờ sự trợ giúp tài chính từ các nguồn khác nhau, tôi đã hoàn thành sự nghiệp học hành của mình. Tuy điều kiện vật chất thiếu thốn, nhưng mỗi khi gặp tình cảnh khốn khó, tôi luôn tìm thấy lối thoát. Tôi biết đó đều là an bài của Sư phụ, để tôi trong khổ nạn mà tiêu trừ nghiệp lực, trừ bỏ chấp trước vào ham muốn vật chất, mài giũa ý chí kiên cường và trải con đường viên mãn trở về trời.
Nhìn lại những chuyện cũ đã qua, dù quãng đường gập ghềnh, nhưng tôi vô cùng vinh hạnh vì được làm đệ tử của Sư phụ. Dưới đây, tôi sẽ viết lại quá trình tu tâm, cứu người ở trường học và nơi làm việc để báo cáo lên Sư phụ và chia sẻ cùng các đồng tu. Nếu có chỗ nào thiếu sót, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.
1. Tu bản thân và cứu người trong thời gian học hành bận rộn ở trường cấp ba
1.1 Tâm niệm thuần chính, giảng chân tướng bằng tiếng Anh trong lớp học
Nhiệm vụ học tập ở trường trung học khá nặng, nên tôi tranh thủ thời gian mỗi kỳ nghỉ về nhà để học Pháp thật nhiều. Tôi dành toàn bộ kỳ nghỉ để học một lượt tất cả các bài giảng Pháp của Sư phụ, đôi khi học đến 1-2 giờ sáng cũng không thấy buồn ngủ. Thời gian nội trú ở trường, tôi không có thời gian học nên chép tay các bài thơ của Sư phụ, có cơ hội thì đưa cho các bạn cùng lớp và thầy cô giáo xem để giảng chân tướng. Có lần, thầy chủ nhiệm đứng trên bục giảng hỏi: “Ai trong lớp chúng ta không phải là Đoàn viên?” Tôi không chút do dự giơ tay lên, khi quay lại nhìn, một người bạn cùng lớp mà tôi đã giảng chân tướng mấy hôm trước thế mà cũng giơ tay. Tôi được khích lệ và cảm động trước sự dũng cảm và chính nghĩa của bạn ấy. Vốn tôi nói với bạn ấy chỉ cần thoái xuất trong tâm là được rồi. Thầy chủ nhiệm cũng không làm khó dễ chúng tôi và đã trả lại tiền đoàn phí được thống nhất thu cho cả hai chúng tôi.
Một lần trong giờ học, giáo viên nước ngoài cho mọi người tự do phát biểu ý kiến bằng tiếng Anh, các bạn học sinh không tích cực lắm, nên lớp học rất trầm. Tôi nghĩ đây là một cơ hội tốt để giảng chân tướng, không hề chuẩn bị trước, tôi trực tiếp đứng dậy và hỏi bằng tiếng Anh: “Thưa thầy, thầy đã bao giờ nghe nói đến Pháp Luân Công chưa ạ?” Ông ấy lắc đầu, tôi gom góp lượng từ vựng có hạn của mình và dùng tiếng Anh đơn giản nói với thầy ấy: “Pháp Luân Công là tốt, những gì chính phủ Trung Quốc nói đều là nói dối! Những người học Pháp Luân Đại Pháp đều là những người tốt theo Chân, Thiện, Nhẫn.” Thầy giáo gật đầu không nói gì. Trong giờ giải lao, thầy vẫy tôi lại và hỏi tôi tình huống cặn kẽ về Pháp Luân Công. Lúc đó, tôi mới nhận ra rằng thầy đang bảo vệ tôi trong lớp. Thầy sợ rằng tôi sẽ gặp nguy hiểm nếu tôi nói công khai trước tất cả các bạn cùng lớp. Đáng tiếc rằng, trình độ tiếng Anh của tôi lúc đó thực sự còn hạn chế và tôi không thể diễn đạt chân tướng một cách thấu triệt hơn. Tôi nói với thầy ấy rằng trình độ tiếng Anh của tôi chưa đủ tốt, để thầy ấy sau này có cơ hội tìm được người khác và thông tin chi tiết có liên quan để liễu giải chân tướng. Thầy gật đầu đồng ý.
1.2 Pháp lý phá mê, khảo nghiệm lớn của đời người là chính là được và mất
Trong ba năm trung học và các kỳ thi thử trước kỳ thi chính, thành tích của tôi luôn đứng đầu lớp. Thầy giáo chủ nhiệm của tôi nói rằng tôi có thể đậu vào “trường đại học tốp đầu”. Hôm đi thi tuyển sinh đại học môn toán, một bạn học sinh mà tôi không quen ở bàn trên cứ liên tục ngoái đầu lại và bảo tôi đưa đáp án cho cậu ấy. Tôi trước giờ có một yếu điểm: Không thể từ chối người khác. Thời gian thi cử vốn hạn hẹp, lại cứ bị cậu ấy cắt ngang mạch suy nghĩ, tôi cũng sợ giáo viên phát hiện và cho rằng tôi gian lận. Trong tâm tôi vừa sợ, vừa gấp lại vừa tức, kết quả là chưa làm xong bài kiểm tra thì đã đến thời gian nộp bài.
Về nhà, tôi khóc lóc và kể cho gia đình nghe chuyện đã xảy ra. Người thân là đồng tu dùng Pháp lý ngộ được để an ủi tôi: “Không sao đâu. Nếu kiếp trước con nợ cậu ấy, thì lần này coi như đã hoàn trả cho cậu ấy rồi; nếu không phải, thì cậu ấy sẽ cấp đức cho con. Mọi việc đều có quan hệ nhân duyên mà.” Khi công bố kết quả thi đại học, lần đầu tiên tôi đạt được điểm số tệ nhất trong ba năm học trung học, thấp hơn khoảng 40 điểm so với đề mô phỏng, không còn lựa chọn nào khác tôi chỉ đành nộp hồ sơ vào một trường đại học mà bình thường tôi chẳng bao giờ đoái hoài đến.
Đối mặt với mức chênh lệch quá lớn, mới đầu tôi rất buồn, không cam tâm và khó lòng chấp nhận. Sau khi bình tĩnh lại và nhớ lại Pháp mà Sư phụ giảng, tôi ngộ ra: Là người tu luyện, đối đãi với bất kể sự việc gì cũng đều phải dùng Pháp lý để nhận định. Một chuyện trọng đại như vậy trong đời có thể nào tồn tại một cách ngẫu nhiên không? Hết thảy sớm đã được an bài rồi, có lẽ là Sư phụ đã dùng hình thức này để giúp tôi hoàn trả nợ nghiệp mà tôi đã nợ trong lịch sử! Vì đây là một cuộc thi quan trọng trong đời người, chẳng phải cũng là một khảo nghiệm lớn trong tu luyện sao? Tôi nhanh chóng bình thường trở lại và không còn oán hận bạn học sinh đã gây ảnh hưởng đến tôi nữa. Bây giờ nghĩ lại, lúc đó tôi quá chấp trước vào điểm số, chấp vào việc học một trường đại học tốt, tôi có tâm cầu danh, tâm thể diện, tâm ngại phiền phức, và tâm truy cầu sự hoàn hảo.
Sau khi vào đại học, tôi đứng đầu chuyên ngành trong cả hai học kỳ của năm nhất, tôi bất ngờ khi biết mình đủ điều kiện để chuyển sang chuyên ngành tốt nhất của trường. Điểm xét tuyển của ngành mà tôi chuyển sang tương đối cao nếu thi tuyển sinh đại học bình thường. Như vậy có thể thấy, cái gì là của tôi thì sẽ không mất và hết thảy đều là an bài tốt nhất.
2. Không quên sứ mệnh trong thời gian rảnh ở trường đại học
2.1 Sử dụng tài nguyên thích đáng, học bổng phát huy tác dụng lớn
Tôi có rất nhiều thời gian rảnh ở trường đại học. Tôi hiếm khi tham gia các hoạt động giải trí, ngoài thời gian trên lớp, tôi chủ yếu ôn bài một mình, học Pháp và phát chính niệm trong phòng tự học. Tính tôi cởi mở, hiền lành, các bạn cùng lớp thường tìm tôi nhờ giúp giảng giải những câu hỏi khó và chép lại những tài liệu ôn thi mà tôi đã dày công soạn sẵn, tôi kiên nhẫn giải thích, chia sẻ một cách vô tư mà không hề giữ lại chút gì, tôi chưa bao giờ từ chối người khác vì lo lắng rằng họ sẽ vượt qua tôi.
Vào năm nhất, tôi đã giành được học bổng 8.000 nhân dân tệ. Tôi bỏ ra 4.000 nhân dân tệ để nhờ đồng tu người nhà luân phiên ủng hộ các điểm sản xuất tư liệu ở hai thôn làng. Đây cũng là một trong những tâm nguyện của tôi trước khi tôi giành được học bổng. Lúc đó, một đồng tu cho rằng tôi đang cố tình khoe mẽ, gia cảnh tôi khó khăn, tôi phải dựa vào khoản vay sinh viên để học đại học, mà lại bỏ ra số tiền lớn như thế. Vào thời điểm đó, tôi chỉ cảm thấy đa số các đồng tu ở nông thôn không khá giả gì, 4.000 tệ có thể cứu được rất nhiều người, hơn nữa tôi cảm thấy rất vinh hạnh khi có thể dùng học bổng để cứu người.
Tôi biết rằng cho dù là học bổng đại học trong nhiều năm liền hay mức lương hậu hĩnh trong công việc sau này thì đều là Sư phụ cấp cho và đều thuộc về tài nguyên Đại Pháp. Về bản thân, tôi đủ sống là được rồi, xa xỉ quá mức thì là lãng phí và cũng dễ sinh ra chấp trước.
2.2 Tận dụng tốt mọi thứ, biến bàn học thành bảng trưng bày chân tướng
Phòng tự học của trường đại học thường thường có rất nhiều người, ai cũng yên lặng tự học, nên rất ít có cơ hội để giảng chân tướng trực diện riêng lẻ. Có lần, tôi ngồi trong một phòng tự học nhỏ, đang đeo tai nghe nghe nhạc do đệ tử Đại Pháp sáng tác. Trong phòng chỉ có một sinh viên mà tôi không quen khác, tôi nghĩ đây là một cơ hội hiếm có và tôi nên giảng chân tướng cho cậu ấy. Tôi nhẹ giọng nói với cậu ấy: “Bạn này, tôi có thể nói chuyện với bạn một lúc được không?” Cậu ấy đồng ý, và tôi bắt đầu giảng chân tướng cho cậu ấy, nhưng mới nói được một câu: “Bạn từng nghe nói đến Pháp Luân Công chưa?” Chẳng nói chẳng rằng, cậu ấy nhanh chóng nhét sách và các đồ dùng khác của mình vào cặp rồi vội vã rời khỏi phòng học. Trông dáng vẻ sợ hãi của cậu ấy, tôi biết thực ra chính là tà linh đằng sau cậu ấy sợ bị tiêu diệt nên mới bỏ chạy nhanh như vậy.
Sau này, tôi nghĩ ra một ý tưởng hay: dùng một cây bút bi khó tẩy để viết những cụm từ giảng chân tướng lên bàn tự học (phải tránh camera trong phòng học), và phát một niệm để chân tướng luôn được lưu giữ, để ai nhìn thấy cũng được cứu độ. Lần nào tôi cũng cố gắng chọn học các phòng học và bàn học khác nhau. Trong hơn 1.000 ngày đêm, tôi không nhớ mình đã viết ra bao nhiêu chân tướng nữa. Đôi lúc, tôi vừa định viết, thì thấy những gì mình đã viết trước kia vẫn còn trên mặt bàn.
Hy vọng sau này từng khoá sinh viên học tại đây sẽ có cơ hội lựa chọn một tương lai tốt đẹp hơn cho mình sau khi nhìn thấy chân tướng.
2.3 Gánh vác trách nhiệm, một mình xóa bỏ những biểu ngữ tà ác
Một hôm, tôi đạp xe về ký túc xá sau giờ tự học. Trên đường, tôi nhìn thấy một biểu ngữ tà ác rất dài treo từ hướng Nam sang hướng Bắc bên trong rào chắn sân thể dục. Bên ngoài rào chắn là con đường chính mà hàng ngày sinh viên phải đi qua để đến lớp học, thư viện, căng tin,… không biết có bao nhiêu chúng sinh đã bị độc hại bởi tấm biểu ngữ này! Đây là lần đầu tiên tôi gặp cảnh tượng như vậy, tim tôi đập thình thịch, nhưng tôi kiên định một niệm: Tối nay, tôi phải đến gỡ nó xuống! Tôi vừa đạp xe chầm chậm vừa quan sát địa hình, lập sẵn kế hoạch hành động trong đầu. Sau khi kiên định chính niệm, tôi lại không thấy sợ nữa. Lúc đó, tôi có tư tưởng đơn thuần, không có tư duy phụ diện. Tôi biết Sư phụ đang gia trì cho tôi.
Đợi đến lúc trời tối, tôi mặc quần áo tối màu, cầm theo dao gọt bút chì, rồi đạp xe đến sân thể dục. Quan sát qua hàng rào một lúc, trong sân thể dục không có ai, ở đầu phía Bắc tấm biểu ngữ khá tối, còn đầu phía Nam sáng đèn. Tôi bước nhanh vào sân thể dục và ngồi xổm xuống ở đầu phía Bắc tấm biểu ngữ. Lối đi được chiếu sáng, có một số sinh viên qua lại không ngớt. Lúc này, giữa tôi và họ chỉ cách nhau một cây cột, tôi nín thở tập trung và lặng lẽ quan sát mặt sau tấm biểu ngữ. Sau một lúc, cuối cùng không còn ai đi qua. Có một sinh viên ở đằng xa đang đi về phía bên này, tôi nhân cơ hội dùng dao nhỏ nhanh chóng cắt đứt biểu ngữ và nhẹ nhàng đặt nó xuống đất. Tôi bước ra khỏi sân thể dục với tâm trạng nhẹ nhõm, với cảm giác thiêng liêng đã hoàn thành sứ mệnh của mình, tôi đạp xe đến lớp tự học buổi tối.
Khi đi ngang qua sân vận động một lần nữa, tôi phát hiện tấm biểu ngữ trên mặt đất đã bị dọn đi. Kể từ đó, tôi không còn nhìn thấy biểu ngữ tà ác nào treo trong trường nữa.
2.4 Dẫn dắt từng bước, chỉ còn một học sinh không thoái
Trong kỳ nghỉ, tôi được giáo viên trường cấp hai cũ mời đến dạy toán cho một lớp dạy bù mà cô phụ trách. Trong lớp, tôi thường dùng những câu chuyện văn hóa truyền thống để hóa giải mâu thuẫn giữa các học sinh, khuyến khích các em suy nghĩ độc lập, làm bước đệm cho việc giảng chân tướng về sau. Các em cũng rất thích phương thức giảng dạy này.
Một lần, tôi dùng trí huệ học được trong Pháp để dẫn dắt các em: “Những sự vật nhìn không thấy không nhất định là không tồn tại. Chúng ta không nhìn thấy Thần Phật không có nghĩa là Thần Phật không tồn tại. Ví dụ, trong không khí có oxy cho chúng ta cần hít thở nhưng chúng ta không thể nhìn thấy nó. Nếu đem các phân tử trong không khí phóng to bằng kích thước của trái đất, nói không chừng cũng có sinh mệnh trên đó đấy!“ Một cô bé mỉm cười khanh khách chỉ về phía trước và nói: “Nói không chừng không khí trước mặt em cũng có các vị Thần Phật.” Tôi ngạc nhiên khi một đứa trẻ mười mấy tuổi lại có ngộ tính tốt như vậy và tôi cảm thấy rất vui.
Khi khoá dạy bù sắp kết thúc, tôi đã giảng chân tướng tường tận cho toàn thể học sinh trong lớp. Giảng xong, tôi nói: “Em nào không muốn thoái xuất đoàn, đội thì hãy giơ tay”. Lúc này chỉ có một học sinh nữ giơ tay. Tôi hỏi cô bé tại sao không muốn thoái xuất, nhưng cô bé ấy không nói gì với tôi. Tôi cũng không gặng hỏi cô bé. Khi tôi giảng chân tướng cho các học sinh, giáo viên ở trường cũ của tôi đang ngồi ở phòng sau cũng nghe rất rõ ràng. Lúc đó, tôi cũng không đắn đo quá nhiều, tôi chỉ cảm thấy thời cơ đến thì cần phải giảng, và tôi không thể bỏ lỡ những chúng sinh hữu duyên.
2.5 Chính niệm chính hành, hết thảy đều được an bài tốt nhất
Trước năm ba đại học, tôi chỉ biết chăm chăm vào học tập, chưa bao giờ nghĩ đến chuyện tìm việc làm. Mãi đến khi trường chuẩn bị tổ chức hội chợ việc làm, tôi mới nhận ra: Hoá ra chuyên ngành mình học sau này sẽ làm công việc này à! Vào thời điểm đó, tình trạng việc làm vốn đã rất nghiêm trọng, sinh viên đều vắt óc suy tính để nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân về mọi mặt, nghe nói rất nhiều người tạo dựng quan hệ với phụ đạo viên để tranh giành hạn ngạch gia nhập Đảng, họ nói vào Đảng là điều kiện bắt buộc để tìm được việc làm và cũng được cộng thêm điểm tổng hợp. Tôi sẽ không đi cửa sau để tạo quan hệ, càng không gia nhập đảng, tôi chỉ tập trung chuẩn bị hồ sợ và tích cực phỏng vấn. Một số công ty nhỏ đến tuyển dụng trước, tôi đến phỏng vấn với một số nhưng cuối cùng đều không nhận được phản hồi.
Dần dần, tôi nhận ra rằng tuyển dụng không đơn giản là chỉ nhìn vào năng lực cá nhân, mà còn liên quan đến nhiều nhân tố phức tạp. Là người đứng thứ hai trong chuyên ngành, đây là lần đầu tiên tôi nghi ngờ năng lực của bản thân, trong lòng không biết liệu mình có thể xin được việc làm tốt hay không. Đúng lúc tôi có phần hoang mang, nhân viên tư vấn đã chủ động tìm tôi và nói: “Ở đây có mấy hạn ngạch vào đảng, tôi sẽ cho cậu một cái.” Đối mặt với khảo nghiệm sâu hơn, tôi từ chối không chút do dự và cũng không hề suy nghĩ. Dùng ngộ tính lúc đó để lý giải: Cho dù không tìm được công việc tốt, cũng kiên quyết không vào đảng. Khi đó, tôi nhận thức Pháp lý chưa thấu đáo. Tôi chỉ dựa vào chính tín vào Sư phụ và Đại Pháp. Khi đứng trước lựa chọn được mất, tôi đã chọn tuân theo những yêu cầu của Pháp và buông bỏ chấp trước đối với tiền đồ của cuộc đời mình.
Tại hội chợ tuyển dụng việc làm chính thức, tôi đã xin việc thành công ở một doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước. Năm đó, công ty chỉ tuyển dụng ba người ở chuyên ngành chúng tôi, hai người kia điểm số sàn sàn. Tôi còn thấy khó hiểu là tại sao không tuyển dụng sinh viên có thành tích tốt? Sau này, tôi mới biết có thể gia đình họ có mối quan hệ nào đó.
Mãi đến khi nộp đơn xin việc, tôi mới biết với cùng điểm tuyển sinh, chuyên ngành chính ở một trường đại học bình thường có nhiều lợi thế việc làm hơn các chuyên ngành bình thường ở một trường đại học tốt. Nếu không có sự tác động của cậu học sinh đó dẫn đến việc tôi không phát huy hết năng lực của mình trong kỳ thi tuyển sinh đại học, thì tôi đã không chọn trường đại học này, mà sẽ chọn học một chuyên ngành bình thường ở một trường đại học lý tưởng. Đến lúc này, tôi mới bừng tỉnh đại ngộ: Hóa ra Sư phụ sớm đã an bài hết thảy điều tốt nhất cho đệ tử rồi! Tôi ngu ngơ không có kinh nghiệm thi cử, không hiểu xã hội phức tạp, và thực tế cũng không cần tôi phải uổng phí tâm tư làm gì. Chỉ cần tôi có chính niệm chính hành và đi theo con đường mà Sư phụ đã an bài là được rồi.
Nhìn lại toàn bộ con đường học vấn, có thu hoạch và có cả những tiếc nuối. Để đậu điểm cao, tôi đã dành quá nhiều thời gian cho việc học và không đặt ưu tiên việc cứu độ chúng sinh. Thực ra, tôi vốn có thể tạo ra nhiều cơ hội hơn để cứu nhiều giáo viên và bạn học hơn, họ đều là người hữu duyên với tôi. Có những người một khi cách biệt, có những việc một khi đã bỏ lỡ, thì có lẽ là cả đời khó mà bù đắp lại được. Nắm chắc khoảng thời gian hiện tại và ráng sức cứu độ những người xung quanh mới không lưu lại bất kỳ tiếc nuối nào.
3. Dũng mãnh tinh tấn trong môi trường làm việc phức tạp
3.1 Trong tâm chứa Pháp, đối mặt khảo nghiệm mỉm cười hoá giải
Sau khi đi làm, tôi vẫn lạc quan tiến bước, lãnh đạo và đồng nghiệp cũng rất tốt với tôi. Sau khi được điều chuyển tạm thời từ cấp [phòng ban] cơ sở lên cấp cơ quan, trách nhiệm công việc trở nên nặng nề, quan hệ xã hội cũng tương đối phức tạp. Khi còn ở cấp cơ sở, tôi là phó trưởng phòng, ngay khi được điều lên cấp cơ quan tôi đã được phân công phụ trách một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Có lần, lãnh đạo dự định cùng tôi lên công ty cấp trên để cập nhật tiến độ công việc, trước khi đi thì đột nhiên ông ấy có cuộc họp khẩn nên không đi được, bèn nhờ tôi trực tiếp báo cáo và tạm cử phó trưởng phòng W đi cùng. Việc mô tả tiến độ công việc rất thuận lợi, lãnh đạo công ty hết lời khen ngợi báo cáo của tôi, khi quay về, tôi cũng không để ý gì lắm.
Một hôm, phó trưởng phòng L, là người khá chính trực, nói với tôi: “Cách đây vài ngày, lãnh đạo đã mời tất cả các trưởng phòng đi ăn tối. W nói với lãnh đạo rằng anh đang cố lấy lòng lãnh đạo công ty, đồng thời còn nói một số điều rất khó nghe.” Đối với nhân sự tạm thời được điều lên như tôi mà nói, tôi có thể ở lại hay không vẫn còn chưa biết. Anh ta gièm pha tôi như thế này chẳng phải là muốn để lãnh đạo có ấn tượng xấu với tôi và không trọng dụng tôi nữa sao.
Tôi giật mình sau khi nghe anh ấy kể, nhưng tôi lập tức nhớ đến điều Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:
“Ví như cá nhân kia đi đến đơn vị [công tác], liền nhận thấy không khí tại đơn vị rất không bình thường. Sau đó có người bảo rằng: một người kia đã công khai nói xấu chư vị, tố cáo chư vị với lãnh đạo, làm chư vị rất mất mặt. Những người khác đều nhìn chư vị với cặp mắt kỳ dị. Người bình thường đâu chịu nhịn việc này? Làm sao nén nổi tức giận đây? “Hắn chơi tôi, [thì] tôi chơi hắn. Hắn có người [ủng hộ], tôi cũng có người [ủng hộ]; xử lý nhau thôi.” Ở nơi người thường, [nếu] làm thế, thì người thường sẽ nói chư vị là người mạnh mẽ. Tuy nhiên là một người luyện công, thì như thế là quá dở. Chư vị cũng tranh cũng đấu giống như người thường, thì chư vị chính là người thường; nếu chư vị còn hơn cả hắn, thì chư vị lại còn chẳng bằng người thường như hắn..“ (Chuyển Pháp Luân)
Trước đây, khi học đến đoạn Pháp này, tôi cảm thấy sự tình như vậy hẳn là cách tôi rất xa. Không ngờ rằng hôm nay nó lại thực sự xảy ra với tôi! Tôi thấy vui, cảm thấy khá thú vị, giống như gặp bài thi “trúng tủ” vậy, tôi biết rõ đây là để khảo nghiệm mình. Tôi thản nhiên nói với L: “Có lẽ anh ấy ghen tị với tôi thôi, ha ha, không hề gì, không sao đâu, tôi là người thế nào, lãnh đạo trong lòng cũng rõ mà.” Tôi vẫn cư xử với W như thường lệ. Sau đó, báo cáo độc lập của tôi được thưởng, tôi còn chia cho W một phần tiền thưởng, điều này khiến anh ấy không khỏi bất ngờ. Thực ra, nghĩ đi nghĩ lại thì anh ấy không có chủ ý vu khống sau lưng tôi mà chỉ là được an bài để đề cao tâm tính của tôi, giúp tôi nhất cử tứ đắc, tôi không những không thể tức giận anh ấy, còn thật sự phải cảm ơn anh ấy!
Sau đó, hướng nội tìm bản thân, tôi cũng có những điểm thiếu sót: Tôi chỉ một mực nói về bản thân mình trong báo cáo, chú trọng quá nhiều vào kết quả công việc, có tâm làm việc, tâm hiển thị; nghe lãnh đạo tán dương thì có tâm hoan hỷ và tâm tự cho mình là đúng; không quan tâm đến hoàn cảnh của anh ấy, không tu xuất tâm vị tha. Như vậy xem ra, anh ấy xác thực đã cho tôi một cơ hội tốt để phát hiện chấp trước và đề cao cảnh giới của mình.
3.2 Buông bỏ danh lợi, tu bỏ chấp trước vào việc đứng đầu
Vì trong kỳ thi đầu tiên trong đời, tôi bất ngờ được đứng đầu, cha tôi nói: “Sau này, con phải giữ vững vị trí đứng đầu đấy!” Sau này, thỉnh thoảng tôi thi không tốt, cha sẽ bắt tôi phải quỳ trên bàn giặt và úp mặt vào tường để tự ngẫm, cha thậm chí còn nổi cơn tam bành. Tôi biết ông ấy là vì muốn tốt cho tôi nên tôi chưa từng oán trách cha. Sau khi cha qua đời, không còn ai trách phạt tôi nữa, nhưng quan niệm “mình phải đứng đầu trong các cuộc thi” đã hình thành trong tư tưởng mê muội của tôi. Bởi vì tôi được khai trí khai huệ từ Đại Pháp, nên hồi còn đi học, tôi luôn đứng đầu, toàn nghe lời tán dương từ người khác. Tâm chấp trước vào danh của tôi ngày càng lớn, còn hình thành tâm sỹ diện “không đạt được vị trí số một thì mất mặt”. Hồi đó, tôi không phát giác ra đây là chấp trước và cho rằng nỗ lực học tập và ra sức giành vị trí đứng đầu là phù hợp Pháp lý. Kỳ thực, tôi không lý giải tốt Pháp mà Sư phụ giảng.
Sau khi đi làm, tôi nỗ lực phấn đấu để giành vị trí số 1 trong nhiều cuộc thi khác nhau, dường như tôi đã hình thành một loại định thức tư duy. Có lãnh đạo nửa đùa nửa thật nói: “Sau này, không cho cậu tham gia bất kỳ cuộc thi nào nữa. Một khi cậu tham gia thì chẳng ai còn cơ hội giành giải nhất!”. Tôi tỏ vẻ khiêm tốn nhưng bên trong đắc ý. Tôi không ngộ ra rằng đây là Sư phụ mượn miệng người khác điểm hoá cho tôi phải bỏ đi cái tâm cầu danh.
Có lần, công ty tổ chức diễn đàn thanh niên, lãnh đạo cực lực yêu cầu tôi tham gia nên tôi chối từ mà không được.Tôi nghĩ: Thế thì mượn cơ hội này để hồng dương văn hóa truyền thống và mở mang một chút tư duy khuôn sáo của các đồng nghiệp và lãnh đạo vậy, tiện bề cho họ tiếp nhận chân tướng trong tương lai. Lúc viết bản thảo, nguồn tư liệu không ngừng phản ánh vào đầu não tôi, tôi biết một niệm vì người khác của tôi là phù hợp với Pháp và Sư phụ đang khích lệ tôi. Tôi đã giành vị trí thứ nhất ở cả vòng sơ loại và bán kết. Trong trận chung kết, đối mặt trực tiếp với hàng trăm người và hơn 7.000 người xem phát sóng trực tiếp, những bài phát biểu của người khác gần như toàn là ca tụng lịch sử vẻ vang và những câu chuyện cảm động của công ty. Tôi có vẻ lạc điệu khi lồng ghép văn hóa truyền thống vào bài viết nhưng lại tập trung đúng chủ đề, khơi dậy thiện niệm của mọi người, khuyến khích họ tư duy độc lập và mạnh dạn khám phá chân tướng sự thật. Phản ứng từ khán giả rất tốt và ban lãnh đạo có mặt đã rất cảm động. Nhiều người đã để lại tin nhắn trong buổi phát sóng trực tiếp yêu cầu tôi diễn giảng. Tôi biết điều này không phải do trình độ cá nhân của tôi cao như thế nào, mà là Sư phụ đang gia trì cho tôi.
Cuối cùng, người có mối quan hệ đã đạt giải nhất, còn tôi đạt giải nhì. Lãnh đạo và đồng nghiệp đều bất bình thay tôi. Tổng giám đốc công ty đã gọi điện cho lãnh đạo đơn vị của tôi để bày tỏ sự áy náy: “Mấy người chúng tôi đều thấy rằng nhân viên trong đơn vị các anh đã có bài phát biểu hay nhất, nhưng không biết vì lẽ gì cuối cùng điểm số của ban giám khảo lại không chấm cao hơn…” Đối mặt với kết quả này, tôi không cam tâm. Tôi biết nội dung mà tôi hồng dương hoàn toàn xứng đáng đứng hạng nhất. Nhưng khi dùng Pháp lý để nhận định, tôi nhanh chóng minh bạch ra: Ước nguyện ban đầu mà tôi tham gia cuộc thi đã thực hiện được rồi, thứ hạng mấy cũng không còn quan trọng nữa. Tôi quá chấp trước vào danh rồi, cần loại bỏ cái tâm tranh đoạt hạng nhất này thôi.
Kết quả kịch tính này còn xuất hiện nhiều lần trong các cuộc báo cáo thành tích của nhiều năm sau đó: Điểm số của tôi đáng ra phải là hạng nhất, nhưng khi xếp hạng, người khác lại được cộng điểm với nhiều mục không có trong định mức, tôi trước sau đều là giải nhì. Thậm chí, có cuộc thi công bố tôi điểm cao nhất trước mặt mọi người nhưng khi cấp giấy chứng nhận lại là giải nhì. Dần dần, tôi càng ý thức rõ hơn phải triệt để tu bỏ cái tâm “Tôi phải là hạng nhất” và liên tục bài xích nó. Sau này, khi tham gia thi đấu, trước khi công bố kết quả, tôi trước tiên cảnh cáo mình: Dù có đoạt giải nhì thì cũng không được oán trách nữa, phải tu bỏ tâm cầu danh, tâm thể diện, tâm tật đố và phải giữ vững tâm tính.
Sau mấy năm mài giũa, bây giờ khi đối mặt với hạng nhì lần nữa, tôi đã có thể thản nhiên đối đãi. Đối mặt với những lời bàn tán của lãnh đạo và trưởng phòng tỏ ra bất bình giùm tôi trong nhóm làm việc, trong tâm tôi không mảy may gợn sóng.
Nhìn lại toàn bộ quá trình, khi tôi muốn loại bỏ tâm chấp trước này và không ngừng làm tốt hơn, Sư phụ từ bi đã giúp tôi lấy xuống thứ vật chất cứng đầu đã tích tụ hơn 20 năm. Trước đây, tôi nắm giữ “hạng nhất” mãi mà không buông, thân tâm mệt nhọc bị tâm cầu danh chi phối mà cứ hồn nhiên không hay không biết, khiến Sư phụ lo lắng rất nhiều; sau khi tôi loại bỏ chấp trước vào “hạng nhất”. Tôi thực sự có loại cảm giác nhẹ nhõm siêu phàm thoát tục.
3.3 Chân tu thực tu, quy chính trong Pháp, ma nạn hóa giải
Đa số đồng nghiệp ở đơn vị của tôi có trình độ học vấn khá cao, tôi thường tận dụng cơ hội ở một mình với họ, như đi dạo sau bữa ăn, trên đường đi công tác, ở cùng ký túc xá, v.v. để giảng chân tướng cho họ từ góc độ người thứ ba. Về cơ bản họ đều chưa từng được nghe chân tướng và vô cùng sốc sau khi minh bạch. Ngoại trừ một số người cười mà không trả lời, hầu hết họ đều sẵn lòng tam thoái. Hiện tại, hơn một nửa số đồng nghiệp của tôi đã nghe được chân tướng, còn lại phần lớn là đồng nghiệp khác giới ít tiếp xúc với tôi. Những nhân viên văn phòng vội vội vàng vàng này, thường hiếm khi có cơ hội được nghe chân tướng chi tiết. Lấy danh nghĩa đồng nghiệp để giảng, có đủ thời gian, vừa an toàn, vừa có sức thuyết phục, hiệu quả khá tốt. Tôi dự định sẽ giảng xong cho đồng nghiệp trước rồi mới giảng đến lãnh đạo.
Có lần, khi đang phân phát tài liệu chân tướng thì tôi bị bắt giữ, bị lục soát nhà. Tôi tuyệt thực kháng nghị, không khai gì, mà kiên trì phát chính niệm. Mỗi lần đối thoại, tôi chỉ giảng chân tướng, và đã làm tam thoái cho hai viên cảnh sát. Cảnh sát an ninh quốc gia tra hỏi không được gì, nhưng thông qua nhận dạng khuôn mặt họ đã tìm ra đơn vị làm việc của tôi, họ liên lạc với lãnh đạo đơn vị công tác và thả tôi theo diện “tại ngoại chờ xét xử”. Sau khi về nhà, tôi tĩnh tâm xuống và xem xét trạng thái tu luyện của mình, tôi giật mình khi thấy tu luyện cá nhân của mình quá hời hợt và giải đãi, luyện công và phát chính niệm không đủ, còn rất nhiều tâm chấp trước người thường (tự ngã, cậy thế, coi thường người khác, không để người khác nói, tâm oán hận, tâm tật đố, tâm an dật, v.v.), tôi hối hận đã không học được chân tu, thực tu sớm hơn, mà tạo thành những tổn thất không đáng có. Tôi lập tức quy chính những tư tưởng, ngôn hành không phù hợp với Pháp, phát chính niệm cường độ cao trong thời gian dài, cầu xin Sư phụ gia trì cho tôi, toàn diện phủ định an bài của cựu thế lực và chỉ đi theo con đường mà Sư phụ an bài. Sư phụ thấy tôi đã quy chính trong Pháp nên đã giúp đệ tử này hóa giải ma nạn. Cảm ân Sư tôn đã vì đệ tử mà làm mọi việc!
Kể từ đó, các lãnh đạo trong đơn vị công tác đều biết tôi là đệ tử Đại Pháp. Hai vị lãnh đạo chủ chốt đã tìm tôi nói chuyện nhiều lần, những mong tôi sẽ từ bỏ Đại Pháp, nhưng tôi trước sau vẫn một mực cự tuyệt. Lãnh đạo khó hiểu nói: “Cậu coi cậu trước đây xuất sắc như thế nào, tin tức về cậu quả thực như sét đánh ngang tai, kinh động tất cả mọi người. Tổng giám đốc ngoài việc bàng hoàng, còn phải đi giải thích với các sếp lớn, nói rằng tư duy của cậu rất logic rõ ràng, năng lực làm việc rất tốt. Hoàn toàn không thể nào như vậy!” Tôi mỉm cười và nói một cách kiên định và tự hào: “Chính là vì học Pháp Luân Đại Pháp nên tôi mới ưu tú như vậy. Tôi bắt đầu học Đại Pháp từ khi mới vài tuổi. Đại Pháp chỉ dạy chúng tôi rằng là học sinh thì nên học tập thật tốt, là nhân viên thì nên làm tốt công tác của mình. Một gia đình trộm cắp và bạo hành không thể dạy dỗ ra những đứa trẻ có phẩm hạnh tốt, cũng vậy, chứng kiến lời nói và việc làm của tôi, sếp cũng có thể biết được Đại Pháp rốt cuộc là tốt hay không tốt!“ Tôi đã giảng tường tận chân tướng về Đại Pháp cho lãnh đạo. Có thể thấy rõ ông ấy rất xúc động, nói: “Giảng chân tướng, vậy chẳng phải có nhiều người học hay sao? Tại sao nhất thiết phải là cậu chứ?” Tôi nói một cách đanh thép: “Tôi không thể vong ân phụ nghĩa! Đối diện với áp bức, không phải ai cũng dám làm như vậy. Đợi đến một ngày kia chân tướng hiển lộ, sếp nhất định sẽ cảm thấy tự hào khi có một nhân viên như tôi!”
Sau sự việc đó, các lãnh đạo đối xử với tôi còn tốt hơn trước. Tôi tin rằng sau khi họ minh bạch chân tướng, trong lòng họ sẽ kính phục Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp.
Lời kết
Hiện tại, tôi càng nhận thức rõ hơn về tính trọng yếu của thực tu. Mỗi ngày, tôi sắp xếp thời gian đầy đủ: Dậy sớm để luyện công học Pháp, học thuộc Pháp trên đường đi làm, phát chính niệm trong thời gian rảnh ở nơi làm việc, thường xuyên hướng nội tìm bản thân, giảng chân tướng cho đồng nghiệp khi có cơ hội và tiếp tục học Pháp sau khi tan làm. Tôi phải nắm bắt thời gian để tu bỏ mọi chấp trước nhân tâm, và đồng hóa với Đại Pháp 100%. Chỉ có tu tốt bản thân mới có thể cứu độ chúng sinh một cách bình ổn.
Tôi viết ra những điều này để báo cáo với Sư phụ những tâm đắc tu luyện của tôi trong những năm qua, cảm ân Sư tôn đã từ bi khổ độ và gia trì bảo hộ; đồng thời tìm ra những thiếu sót của mình, đốc thúc bản thân tinh tấn hơn; Tôi cũng hy vọng tất cả các đồng tu trẻ đều có thể làm tốt hơn vào thời khắc tối hậu này. Chúng ta thật may mắn biết bao, trong vô lượng vô số những sinh mệnh của vũ trụ bao la này, có thể được Sư tôn tuyển chọn để trở thành đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp! Chúng ta hãy trân quý cơ duyên, tay trong tay bước đi tốt chặng đường cuối cùng, tinh tấn như thuở đầu, đoái hiện thệ ước và cùng theo Sư phụ về nhà.
Thể ngộ cá nhân, có chỗ nào chưa phù hợp kính mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Khấu bái Sư tôn! Cảm tạ Sư tôn!
Cảm ơn các đồng tu!
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/8/221565.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/7/484394.html
Đăng ngày 20-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.