Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục
[MINH HUỆ 07-11-2024]
Con xin kính chào Sư phụ tôn kính!
Kính chào các đồng tu!
Tôi là đệ tử Đại Pháp bắt đầu tu luyện từ trước năm 1999, 25 năm thăng trầm trong tu luyện chính Pháp, từng vấp ngã, có kinh nghiệm, có giáo huấn, xúc động, cảm ngộ rất nhiều. Nhân dịp Pháp hội Trung Quốc đại lục trên Minh Huệ net lần thứ 21, tôi viết ra những trải nghiệm khi chứng thực Pháp phản bức hại trên cương vị công việc của mình vào thời đầu bức hại.
1. Vì kiên tu Đại Pháp mà bị điều đến vùng núi dạy học
Năm 1999, sau khi cuộc bức hại xảy ra, tôi vì kiên trì tu luyện, mà bị giam giữ phi pháp một thời gian, từ một trường học trọng điểm của thành phố, bị điều chuyển đến dạy học ở vùng núi cách nhà hơn 40 dặm. Sau đó, văn phòng sở quyết định: Để cho cô ta luyện, xem cô ta không về nhà nữa, thì còn luyện thế nào?!
Tôi bỏ lại con nhỏ đang học tiểu học, đạp xe đi, mang theo hành lý, vừa đi vừa hỏi đường, trong tâm nhẩm niệm liên tục bài “Khổ Kỳ Tâm Chí” trong Hồng Ngâm, đến phòng giáo dục địa phương báo danh. Khi tôi đang hỏi lãnh đạo phòng giáo dục đường đi tiếp theo như thế nào, thì có một người bước vào phòng, lãnh đạo nói: “Đúng lúc quá, đây chính là chủ nhiệm trường của cô, anh ta xong việc rồi, cô đi cùng anh ta là được.” Tôi mừng mừng tủi tủi: “Sư phụ à, là Ngài biết đệ tử không biết đường, cố ý phái người đến đón con. Cảm tạ Ngài!” Tôi tuy chưa từng đạp xe xa như thế, nhưng dưới sự gia trì của Sư phụ, tôi còn chưa thấy mệt gì mà đã đến trường học rồi.
Đứng trước ngôi trường sơ sài, từng gương mặt xa lạ, cảm xúc bi thương không ngừng dâng lên. Tôi vội cảnh tỉnh bản thân: Không được, nhất định phải khống chế vững cảm xúc của bản thân, dùng thần thái của một người tu luyện Đại Pháp để đối diện thế nhân.
Tôi đem theo “quyết định kỷ luật” bị thuyên chuyển đến đây, các giáo viên và học sinh ở đây đã biết trước chuyện tôi đến. Khi tan học, các học sinh leo lên cửa sổ bên ngoài văn phòng nhìn tôi ở bên trong, tôi chủ động chào hỏi các giáo viên, nhưng họ chỉ trả lời rất không tự nhiên, bởi vì khi ấy TV liên tục phát sóng những lời miệt thị, phỉ báng Pháp Luân Công, người ta bị trúng độc rất sâu, họ còn cho rằng tôi không biết lý lẽ, lại còn cố chấp như thế (đây là sau này họ mới nói với tôi), nên họ nhìn tôi bằng ánh mắt cảnh giác và kỳ thị. Đối diện với hoàn cảnh như thế, tôi nghĩ chỉ có thể làm thật chính, mới có thể thay đổi được cục diện này, thay đổi hiểu lầm của mọi người về Đại Pháp.
2. Dùng lương thiện và yêu thương để hòa vào tập thể giáo viên, học sinh
Sự thật chiến thắng hùng biện, tôi cần dùng ngôn hành của mình để chứng thực sự tốt đẹp của Đại Pháp, phá trừ những dối trá của tà đảng.
2.1. Dân thôn nói: “Cô là giáo viên giỏi ở thôn chúng tôi bao nhiêu năm qua”
Người thường khi bị tấn công, thì hoặc là ngã không vựng dậy, hoặc là tiêu cực chây ỳ, hoặc là trả thù. Còn tôi là đồ đệ Đại Pháp, phải lấy tâm lương thiện để đối đãi với công việc. Trình độ của các giáo viên đó thấp, thành tích dạy và học bị tụt hậu xa so với mặt bằng, đây là sự thật mà mọi người đều biết rõ. Tôi không chỉ cần giảng dạy tri thức, mà còn phải dạy thêm bổ sung rất nhiều so với giáo trình ban đầu. Trong lớp học, tôi dùng thái độ hòa nhã, thân thiện; ngôn ngữ giảng bài súc tích, chuẩn xác; giảng giải chuẩn xác, dễ hiểu, rất nhanh chiếm được cảm tình của học sinh, đa số các em trong thời gian ngắn đều có tiến bộ khá lớn. Phụ huynh tận mắt chứng kiến, học sinh trong lòng mừng vui.
Hồi ấy chưa có xe đưa đón, nên tôi không thể về nhà hàng ngày, bèn dành thời gian sau giờ học để kèm thêm cho hai em học sinh, giúp cả hai lần lượt nhận được giải nhất và giải ba trong cuộc thi cấp huyện. Hai em học sinh và phụ huynh rất mừng, cũng rất cảm kích tôi. Sự kiện này đã khuấy động khu vực, bởi vì nhiều năm nay, trường học này, ngay cơ hội tham gia cuộc thi cấp huyện cũng gần như không có, bởi vì khi dự tuyển cấp xã còn bị rớt, chứ đừng nói đến đoạt giải.
Ở đó, tôi tôi vừa kiêm nhiệm xây dựng giáo trình cho khối thi tốt nghiệp vừa làm chủ nhiệm lớp, từ đó ngôi trường này không chỉ gỡ bỏ được cái mũ kết quả tốt nghiệp kém nhiều năm liền, mà còn vượt nhiều trường khác. Giáo viên, hiệu trưởng, cùng lãnh đạo phòng giáo dục trong thị trấn cũng mở to mắt nhìn tôi, bỏ đi cái nhìn phụ diện về Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp, điều này khai sáng điều kiện rất tốt cho việc tôi giảng chân tướng sau này.
Tôi dùng Pháp lý ngộ được trong Đại Pháp để dạy dỗ học sinh, giảng cho học sinh: con người làm điều tốt, chịu khổ sẽ sinh ra vật chất màu trắng – đức, đức sẽ mang đến phúc phận cho người ta; làm điều xấu sẽ sinh ra vật chất màu đen – nghiệp lực, nghiệp lực sẽ gây đau khổ, bệnh tật, tai nạn cho người ta; thế nên nếu muốn có tương lai tốt đẹp, thì nhất định phải chân thành, lương thiện, làm người tốt. Tôi liên hệ với chuyện xảy ra ở thôn giáp thôn chúng tôi, chỉ vì một câu nói đùa mà xảy ra đánh nhau, dẫn đến việc một người mất mạng, hai người phải ngồi tù; giảng về tính trọng yếu của khoan dung, nhẫn nại; dạy học sinh đạo lý đối nhân xử thế. Đến mùa đông, những học sinh nhà xa buổi trưa không về nhà, mà ăn mì ăn liền, thì tôi đun nước nóng cho chúng, hoặc giúp hâm lên.
Có lần, một chủ nhiệm nói với tôi: “Con mắt của người dân sáng rõ lắm, dân thôn ra đường mà tán gẫu, thì hay nói về cô, nói cô dạy tốt, con người lại tốt, nếu không phải vì Pháp Luân Công, làm sao phái cô đến chỗ này của chúng tôi được? Người dân đều đang khen cô, nói cô là giáo viên giỏi nhất ở thôn ta nhiều năm qua.” Khi ấy tâm danh lợi của tôi rất nhẹ, không vì lời khen của người dân mà vui mừng, có thể dùng hành động thực tế của tôi để xóa bỏ đi những lời dối trá bôi nhọ Đại Pháp của Trung Cộng, tôi thật sự rất vui mừng. Người dân có thể biết đệ tử Đại Pháp là người tốt, Đại Pháp đang bị oan, với tôi chính là sự khích lệ rất lớn.
2.2. Cam tâm tình nguyện làm nhân viên nhà bếp
Ngôi trường này của chúng tôi là trường tiểu học do mấy thôn hợp thành, giáo viên đến từ các thôn khác nhau. Giáo viên ở thôn khác đều đi lại trên con đường đất đỏ nhấp nhô không bằng phẳng, ngày mưa tuyết càng thêm lầy lội, có người buổi trưa không về nhà. Thế là, tôi ban ngày dạy học như thường lệ, đến trưa lại thành nhân viên nhà bếp, vì phần lớn họ là giáo viên nam, không biết nấu cơm, hơn nữa đồ ăn và rau phần lớn đều do tôi mang từ nhà đến. Tôi nghĩ đến đoạn Pháp mà Sư phụ giảng về tiểu hòa thượng, nên không hề có chút tâm bất bình nào, lúc nào cũng vui vẻ nấu cơm, rồi mời họ ăn. Những ngày mưa gió, có tuyết, tôi thường chủ động mời các giáo viên không về nhà ở lại cùng mình.
Nghĩa cử lương thiện của tôi làm cảm động hiệu trưởng và tất cả giáo viên, họ vốn dĩ phụ trách giám sát tôi, giờ lại trở thành bạn tâm giao với tôi. Tôi có thể công khai giảng về chân tướng Đại Pháp và cuộc bức hại của tà đảng ngay tại văn phòng trường, có lúc căn cứ theo những vấn đề mà họ đưa ra, tôi còn đọc cho họ nghe những nội dung có tính nhắm thẳng trong kinh sách đại Pháp, họ vừa nghe, liền bừng tỉnh đại ngộ, đều nói: “Trên TV đúng là nói dối.”
2.3. Giáo viên chính nghĩa giao cho tôi chìa khóa ngăn kéo của ông
Có lúc, nghe nói bức hại bên ngoài đang căng thẳng, các giáo viên liền nhắc nhở tôi chú ý an toàn. Có lần, sở giáo dục đến trường tôi kiểm tra, khi ấy tôi đang dạy học trên lớp, hiệu trưởng phái giáo viên đến chỗ tôi lấy chìa khóa ký túc xá. Các giáo viên đều không hiểu là chuyện gì, còn cho rằng muốn lục soát phòng tôi, vì họ đều biết trong phòng tôi có sách Đại Pháp, sợ lại đưa tôi đi, đưa đến các lớp giam giữ tẩy não phi pháp, bức hại. Họ bị dọa sợ đến nỗi không dạy tốt tiết học ấy vì lo lắng cho tôi. Sau khi lãnh đạo sở giáo dục rời đi, họ mới thở phào.
Trưa hôm ấy, một giáo viên đưa cho tôi một chiếc chìa khóa, nói với tôi: “Đây là chìa khóa bàn làm việc của tôi, sau này cô xem xong sách Đại Pháp, thì cứ cất vào ngăn kéo bàn tôi, không ai dám lục ngăn kéo của tôi đâu!” Vì giáo viên này đã nhiều lần nghe tôi giảng chân tướng Đại Pháp, chính nghĩa của anh ấy cũng khích lệ tôi tiếp tục làm tốt.
Tôi thật sự thể hội rằng, chúng ta dùng thiện tâm, tâm yêu thương mà đối đãi với người khác, thì sẽ thật sự làm cảm động người xung quanh, khiến họ được Đại Pháp cứu độ.
3. Sự lý giải và tôn trọng của thế nhân
Thuận theo cảnh giới tu luyện đề cao, mọi thứ xung quanh đều chuyển biến theo hướng tốt.
3.1. Phản hồi của phụ huynh học sinh sau khi tôi giảng chân tướng trên lớp
Là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, giảng chân tướng, cứu độ chúng sinh là sứ mệnh của tôi, huống hồ là các em học sinh có duyên phận lớn với tôi. Tôi biết, chỉ đối xử tốt, dạy các em học tập tốt thôi thì chưa đủ, còn cần phải giảng chân tướng, thực sự cứu độ các em. Tuy nhiên, vì tôi lo ngại đủ điều, dù sao tôi cũng từng bị giam giữ phi pháp nhiều lần, cha mẹ và con tôi đã thống khổ lắm rồi, hơn nữa huyện tôi cũng có mấy vị giáo viên là đồng tu đã bị kết án phi pháp và giam vào trại cải tạo lao động.
Trong tâm tôi rất mâu thuẫn, không giảng thì thấy có lỗi với học sinh, giảng ra thì lại sợ cá biệt có phụ huynh học sinh nào đó tố giác. Tôi liền nhẩm đi nhẩm lại đoạn Pháp này của Sư phụ Lý:
“Tà ác không dám phản đối việc giảng rõ chân tướng và cứu độ chúng sinh, điểm then chốt là ở chỗ tâm thái khi làm công tác không có sơ hở cho chúng dùi vào.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002”, Giảng Pháp các nơi II)
Tôi cuối cùng lấy hết can đảm, mượn cơ hội giảng chân tướng một cách lý trí cho học sinh trong lớp mình tới mấy lần.
Trước khi tu luyện, khi giải quyết vấn đề của học sinh tôi thường gây áp lực, trách mắng. Sau khi tu luyện, tôi nhớ kỹ lời dạy của Sư phụ, khi giải quyết mâu thuẫn giữa các học sinh, tôi đều dùng phương pháp mà Sư phụ dùng để dạy các đệ tử chúng ta – dạy học sinh “hướng nội tìm”: giúp các em đầu tiên là bình tĩnh lại, thở nhẹ, lại giúp học sinh tìm những lỗi sai của mình trong chuyện này, cuối cùng khiến học sinh xin lỗi lẫn nhau, để chúng bắt tay làm hòa với nhau. Như thế, kết quả thật sự rất tốt, học sinh cũng rất thích.
Có lần, hai học sinh xảy ra xung đột, trên lớp khi tôi hỏi đến nguyên nhân, các em lại tiếp tục cãi vã, tôi không can ngăn, mà chỉ kiên nhẫn lắng nghe. Cách làm khác lạ của tôi, khiến học sinh đều thắc mắc: Cô giáo vì sao không nói gì? Tôi thấy thời gian đã chín mùi, liền nói: Cô không ngăn cản hai em, để hai em biện luận, từ đó phân tích ai đúng ai sai, vì cô không muốn ai trong các em bị oan, bị oan rất đau khổ, cô chính là vì tu luyện Pháp Luân Công, làm người tốt mà bị án oan, bị bức hại, mới đến chỗ chúng ta đây. Mọi người có lẽ đều xem thấy trên TV, trong lịch sử có hôn quân và minh quân, hôn quân sẽ tạo ra rất nhiều án oan. Pháp Luân Công là tu luyện Phật Pháp, dạy người ta chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn, làm người tốt, hiệu quả trừ bệnh khỏe người rất tốt. Giang Trạch Dân thấy người luyện Pháp Luân Công quá nhiều, đố kỵ với Sư phụ Đại Pháp, mới hạ lệnh bôi nhọ công kích Pháp Luân Công. Mong là các em học tập cho tốt, tương lai có tiền đồ, làm một vị quan tốt, nỗ lực vì người dân, không tạo ra các án oan, án sai, hai học sinh ấy liền chủ động nhận sai.
Có lần, tôi dạy các học sinh nhất định phải học tập tốt, trân quý đoạn duyên phận này của cô trò chúng ta, nói đến: các em đều khen cô là giáo viên tốt, trong các giáo viên tại trường chúng ta đây thì cô có học lực cao nhất, nhưng lương cô lại thấp nhất, vì sao? Vì cô tu luyện Pháp Luân Công, mấy lần điều chỉnh lương giáo viên cũng không tăng cho cô, dù cô chịu ủy khuất, cô vẫn nghiêm túc dạy dỗ các em như thế, cô không thể vị mình bị oan, bị đả kích, mà làm lỡ tiền đồ của các em. Nhưng các em biết chăng? Cô ở đây dạy dỗ các em, xem các em như con ruột vậy, nhưng con của cô thì không có ai chăm sóc, nó cũng bằng tuổi các em. Thanh âm của tôi hơi nghẹn ngào… bắt đầu kể về những nỗi băn khoăn của mình, càng kể càng xúc động, học sinh đều im lặng lắng nghe, nhìn tôi, có một số em nước mắt lưng tròng, đồng cảm với những gì tôi đã trải qua.
Ngày hôm sau, có vài em học sinh đến bên tôi, một em nói: “Thưa cô, em đã kể câu chuyện của cô cho bố mẹ em. Mẹ em bảo, nếu sau này cô không về nhà, thì có thể ở nhà em.“ Có em khác nói: “Trong sân nhà em nhiều rau xanh, mẹ em đem đến cho cô, em sợ cô không cần, nên muốn hỏi trước.” Những sinh mệnh đáng quý! Nếu tôi không kể, làm sao có thể hoán tỉnh sự thấu hiểu và đồng tình với đệ tử Đại Pháp? Họ làm sao được Đại Pháp cứu độ chứ?
Bà của một học sinh nhất định muốn gặp tôi, tâm sự với tôi. Bà nói: “Cháu gái tôi vốn chưa bao giờ viết nhật ký. Từ sau khi được cô dạy, ngày ngày viết nhật ký, ghi lại cô dạy thế nào, cô làm thế nào, việc học không cần người lớn nhắc nhở nữa, cũng rất nghe lời. Cô đã dạy dỗ các con thế nào vậy? Tôi không biết nên cảm ơn cô thế nào!” Tôi nói: “Thực ra, cháu chính là chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, làm người tốt mà Đại Pháp đã dạy, đối xử tốt với các em, nghiêm túc làm việc, học sinh thích cháu, có hứng thú với việc học, thành tích tự nhiên sẽ tốt, phụ huynh cũng nhận được lợi ích.”
3.2. Phản ánh của giáo viên trung học và cán bộ thôn
Vì trường chúng tôi vốn có thành tích học tập thấp, nền tảng của học sinh kém, các giáo viên trung học đều oán trách: “Học sinh được chuyển đến ngôi trường này không dễ dạy. Sau khi tôi đến, trải qua việc dạy bổ túc cho các lớp sắp tốt nghiệp, học sinh tốt lên rõ rệt, từ đó các giáo viên trung học đều tôn kính tôi, khen ngợi tôi.
Có lần, một vị giáo viên trung học chủ động chào hỏi tôi, còn nói: “Khi học sinh trung học viết văn, thường đều viết về giáo viên đang dạy và cha mẹ, nhưng mấy năm qua, những học sinh tốt nghiệp mà cô dạy đều viết về cô, ấn tượng về cô để lại trong học sinh là quá tốt!”
Lần khác, bí thư thôn đến trường, tìm hiệu trưởng và tôi, nói: “Tôi muốn viết thư biểu dương giáo viên này (chỉ tôi) để gửi lên huyện, nhưng một là lo trình độ còn kém, viết không tốt; hai là sợ hiện vẫn còn hình thế đả kích (Pháp Luân Công), nên không dám viết.” Tôi nói: “Cám ơn ông, ông có tấm lòng này, tôi vô cùng cám ơn, ông biết Đại Pháp tốt, thế là được rồi.”
4. Đột phá muôn vàn khó nạn, cuối cùng được về thành phố
Chớp mắt đã mấy năm trôi qua, nơi đây cũng đã có xe bus lên huyện thành, tôi có thể về nhà hàng ngày. Sự công nhận của thế nhân dành cho tôi cũng càng ngày càng tốt. Về lý mà nói, hoàn cảnh công việc cũng rất tốt. Có vài giáo viên và người dân trong làng liên tục động viên tôi: Cô làm việc ở đây, là phúc phận của chúng tôi, nhưng nơi này quá xa nhà cô, không thể chăm sóc gia đình, hay là tìm người, biếu họ chút quà, tìm cơ hội trở về đi!
Tôi nghĩ: Đây có thể là điểm hóa của Sư phụ, đến lúc tôi nên phản bức hại, về lại thành phố rồi, nơi đó còn có việc tôi phải làm. Tôi liền nói: “Về thì cũng phải về, nhưng tôi quyết không biếu quà, tôi không được phạm sai lầm, chính vì tôi luyện công, làm người tốt, đã bức hại tôi bao nhiêu năm như thế, tôi còn biếu quà cho họ sao?!” Họ đều cảm thấy nếu không biếu xén thì cơ bản không thể trở về.
Kỳ nghỉ hè năm đó, tôi quyết định xin Sở Giáo dục chuyển công tác, nhưng thỉnh thoảng tâm sợ hãi vẫn nổi lên: Nếu họ hỏi tôi còn tu hay không thì sao? Lỡ như họ yêu cầu tôi viết cam kết (từ bỏ tu luyện) thì sao? Vì mấy năm trước đều là do Sở Giáo dục đưa tôi đến lớp tẩy não để bức hại, vừa nghĩ về việc đến Sở Giáo dục, tôi liền thấy lo lắng. Nhưng tâm ý đã định, dù đường khó đến đâu tôi cũng phải đi. Tôi liền học Pháp nhiều hơn, phát chính niệm nhiều hơn, phủ định toàn diện can nhiễu và bức hại của cựu thế lực, chỉ đi theo con đường tu luyện mà Sư phụ đã an bài, không cho phép họ hỏi chuyện tu luyện của tôi nữa, chỉ điều động công việc thôi. Sau vài ngày phát chính niệm, tôi có cảm giác đã thông thuận, nên đã đến Sở Giáo dục.
Chưa kịp lên lầu, tôi đã gặp Bí thư Đảng ủy, thái độ của bí thư với tôi cũng xem là lịch sự. Nhưng thái độ của bà ấy với các đệ tử Đại Pháp vốn là thù hận và coi thường. Không phải mắng chửi, mà là giễu cợt. Có lần, khi tôi bị giam giữ phi pháp tại một lớp tẩy não, bà ấy đã đến đó để “chuyển hóa” tôi, dù bà ấy có la hét trước mặt tôi thế nào, tôi đều yên lặng mỉm cười với bà, bà ta không gầm lên nữa, tôi liền cười nói: “Bí thư X, bà không hiểu tôi, nhưng tôi hiểu bà. Tôi không chuyển hóa, không phải là muốn chống đối bà, nhưng vì Pháp Luân Đại Pháp thực sự rất tốt, tôi tuy tuổi còn trẻ, nhưng toàn thân đầy bệnh, luyện công thời gian chưa lâu, đã hết bệnh thân thể nhẹ nhàng, hơn nữa Pháp Luân Công yêu cầu con người làm người tốt theo Chân-Thiện-Nhẫn, như vậy tốt biết bao. Tục ngữ nói ‘Một ngày là thầy, cả đời là cha’. Tôi không có gì để báo đáp Sư phụ của mình, thì cũng không thể lấy oán báo ân, vứt đá xuống giếng mà phê bình Pháp Luân Công được? Đó không phải là tính cách con người tôi. Hệ thống giáo dục của chúng ta có hàng chục nghìn người, hiện bà là một người trên vạn người, nhưng dù bà có tốt đến đâu, nói không chừng vẫn có người nói xấu sau lưng bà. Nếu bà không làm chuyện gì xấu với tôi, tôi cũng mắng chửi như bà, vậy có đúng không? Có thể làm người như vậy không?” Sau lần đó, lương tâm bà ấy day dứt, không la mắng tôi nữa. Từ đó về sau, thái độ bà ấy đối với tôi đã thay đổi hoàn toàn.
Tôi nói rõ mục đích lần này đến: “Tôi ở dưới kia (ngôi trường nông thôn) đã nhiều năm rồi, thức khuya dậy sớm, tôi muốn trở về.” Bà ấy nói: “Cô ở đó đã làm rất tốt, phản ánh của lãnh đạo và người dân dành cho cô cũng rất tốt, chúng tôi sẽ cân nhắc chuyện này.” Vài ngày sau, tôi lại tìm đến đó, bí thư nói: “Cô không cần đến nữa, chờ thông báo chính thức đi!.” Kết thúc kỳ hè chuẩn bị vào năm học mới, tôi vừa lên lớp, vừa chờ lệnh thuyên chuyển, một tháng trôi qua, vẫn bặt vô âm tín, hy vọng tan biến. Tôi biết mình đã bị lừa rồi.
Trong kỳ nghỉ hè tiếp theo, tôi học Pháp, học thuộc Pháp nhiều hơn, cảm thấy chính niệm mạnh mẽ, không còn lo lắng gì nữa, tôi dùng tâm thái không mong cầu thành công, không bỏ cuộc tiếp tục tìm đến nơi ấy. Tôi đến văn phòng của bí thư, mỉm cười nói: “Năm ngoái, bà đồng ý rồi, nhưng vẫn chưa làm cho tôi, nên hôm nay, tôi lại đến.” Một lần, hai lần, ba lần, bốn lần… không trả lời, tôi bèn ngày nào cũng đến. Tôi yêu cầu được gặp giám đốc nhân sự, nhưng nhiều lần cũng chưa gặp được, vì yêu cầu điều động giáo viên trong kỳ hè quá nhiều, giám đốc nhân sự vốn không làm việc trong văn phòng, nên muốn gặp cũng rất khó.
Một hôm, tôi đến nói với bí thư: “Hôm nay tôi không gặp được giám đốc nhân sự, thì sẽ không rời đi. Tôi sẽ ngồi ở ghế cao bên ngoài phòng bà, nhưng sẽ không làm phiền công việc của bà, nếu có khách, tôi sẽ tránh ra ngoài.” Tôi ngồi trên chiếc ghế cao, liên tục phát chính niệm. Một lúc sau, Bí thư Đảng ủy gọi điện thoại lên cho giám đốc nhân sự nói: “Tốt hơn là anh hãy đến gặp cô ấy (nói tôi) đi, nếu không cô ấy sẽ không đi đâu.” Quả thật, giám đốc nhân sự đã đến gặp tôi.
Giám đốc nhân sự nói: “Công việc của cô dưới ấy chúng tôi đều biết, làm rất tốt, về việc chuyển công tác, đợi chúng tôi thảo luận thêm đã.” Vài ngày sau, tôi lại đến đó, vẫn không có kết quả. Một lần, hai lần, ba lần, lại trôi qua. Có lần, tôi lại đến đó, bí thư Đảng ủy nói: “Giám đốc nhân sự đang đi họp.” Tôi nói: “Họp ở đâu?” Bà ta nói: “Đến trường X chủ trì đại hội nghị rồi. Cô về trước đi.” Bí thư cho rằng, lần này tôi sẽ phải trở về. Tôi chạy xe đạp, đến địa điểm họp, chờ ông ấy. Thời gian nghỉ trưa, tôi đã tìm thấy giám đốc nhân sự, ông ấy thực sự ngạc nhiên: “Cô làm sao đuổi theo được đến tận đây thế?” Tôi nhấn mạnh yêu cầu và quyết tâm của mình. Lần này, ông ấy nói với tôi: “Tuần sau, cô đến sở chúng tôi sẽ trả lời cô.”
Một tuần sau, Sở Giáo dục đồng ý chuyển tôi đến một trường học khác ở nông thôn, cách thị trấn chỉ hơn 10 dặm, khi ấy tôi khá hài lòng. Trên đường về nhà, tình cờ gặp một đồng tu đã rất lâu tôi chưa gặp, cô ấy hỏi tôi đang làm gì? Tôi nói đến Sở Giáo dục để yêu cầu chuyển công tác. Cô ấy hỏi đã thành công rồi chứ? Tôi kể họ chuyển tôi đến một trường học ở nông thôn cách nhà tôi hơn 10 dặm, cô ấy nói: “Phản bức hại chưa triệt để.” Nói xong, cô ấy đạp xe rời đi.
Sau khi về nhà, tôi cứ nghĩ về những gì đồng tu đã nói, a, đây chẳng phải là Sư phụ mượn lời đồng tu điểm hóa tôi hay sao? Thế là, ngày hôm sau, tôi lại đến Sở Giáo dục, bí thư Đảng ủy nói: “Sao cô lại đến nữa?” Tôi nói: “Không được, tuổi tôi càng ngày càng lớn, mấy năm nữa, cũng lại phải tìm đến các vị. Bây giờ làm luôn cho xong, trở về dạy tại trường trong thành phố.” Bà ấy nói: “Muốn về lại thành phố, vậy cô cần tham gia kỳ thi đánh giá!” Tôi kiên định nói: “Tôi sẽ không tham gia kỳ thi!” Bí thư hỏi: “Vì sao?” Tôi nói: “Các vị điều chuyển tôi không phải vì thành tích của tôi bị kém đi, dù tôi thi có tốt hơn nữa, nếu các vị muốn tôi quay lại, phân loại tôi xuống chót, tôi cũng không trở về được. Hơn nữa, dù tôi ở nông thôn, nhưng vẫn thuộc thành phố, đều là thuộc phạm vi quản lý của các vị, đối với các vị mà nói, thì có liên quan gì đâu?”
Vài ngày sau, tôi đi đường đến đoạn rẽ, thì đột nhiên gặp giám đốc nhân sự, đúng là an bài xảo diệu của Sư phụ. Tôi lại nhấn mạnh yêu cầu của mình: “Tôi phải về lại thành phố.” Như thế, dưới sự gia trì liên tục và sự bảo hộ của Sư phụ, sau hai tháng nỗ lực, không tốn một đồng nào, không tham gia kỳ thi, cuối cùng đã được chuyển về một trường học trong thành phố, phủ định bức hại của tà ác với tôi, tham gia hạng mục chứng thực Pháp phù hợp, một mạch ổn định bước đến hôm nay.
Cảm tạ Sư phụ từ bi khổ độ, là Đại Pháp của Sư phụ đã liên tục khai mở cho tôi, điểm hóa cho tôi – chỉ có tu luyện bản thân thật tốt, mới có thể thức tỉnh thiện niệm trong tâm mọi người, cải biến hoàn cảnh xung quanh, cứu độ nhiều chúng sinh hơn. Là Phật Pháp vĩ đại đã khiến tôi từ một người hẹp hòi, nhút nhát rèn luyện thành một Đại Pháp đồ khoáng đạt, vui vẻ, gặp việc không hoảng loạn, tâm thái hòa ái.
Con xin tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/7/484402.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/10/221582.html
Đăng ngày 04-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.