Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục
[MINH HUỆ 08-11-2024]
Con xin kính chào Sư phụ tôn kính!
Kính chào các đồng tu!
Sắp đến Pháp hội Đại lục trên Minh Huệ Net, đệ tử cảm ân từ bi hồng đại của Sư tôn. Tuy tôi cách rất xa so với các đồng tu tinh tấn, nhưng tôi có thể cảm nhận sâu sắc rằng, Sư tôn từ bi đã bỏ rất nhiều tâm huyết và vất vả vì tôi. Tôi muốn viết ra thể hội về buông bỏ tự ngã, kiến chứng uy đức của Đại Pháp, như bài làm cho kỳ thi dâng lên hồi báo Sư tôn và giao lưu cùng các đồng tu.
1. Nhổ bỏ cái gốc của “tự ngã”
Tôi năm nay 62 tuổi. Vì đi học mười mấy năm, bị văn hóa Đảng đầu độc thâm sâu, nên tôi đã dưỡng thành thói quen tự cho mình là đúng, hướng ngoại nhìn, tu cái xấu của người khác, lại còn cho rằng đang “giúp” đồng tu. Thật ra là đang dùng “tự ngã” mạnh mẽ để áp đặt lên người khác, tạo thành tổn thương cho đồng tu, lại còn khiến bản thân bỏ lỡ rất nhiều cơ hội đề cao.
Sư phụ giảng:
“Chúng ta là có tính nhắm thẳng, thật sự chỉ thẳng vào cái tâm ấy, vứt bỏ cái tâm ấy; như vậy tu được mau lẹ phi thường.” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)
Khi tôi lĩnh ngộ thâm sâu hơn về đoạn Pháp này, tôi cảm thấy mình như được khai khiếu, dường như biết tu rồi. Khi lại gặp phải vấn đề, tôi chỉ cần có thể ý thức được, rồi lại hướng nội tìm, quan nạn liền qua đi, cảnh giới cũng được đề cao, thật đúng là Đại đạo chí giản chí dị!
Đây là thể ngộ tại một tầng thứ của tôi, nhưng tôi lại lấy nhận thức này của mình làm công thức để áp đặt cho đồng tu, đặc biệt là đối với đồng tu đang vượt quan. Tỷ dụ như, trước đây đồng tu Y và đồng tu mẹ của bà ấy lần lượt bị giả tướng nghiệp bệnh nghiêm trọng, tôi tự cho rằng mình hiểu rõ trong tâm họ có nút thắt ở đâu, liền giao lưu với họ Pháp lý rằng tu luyện Đại Pháp là trực chỉ nhân tâm, chấp trước muốn giúp họ hướng nội tìm, còn đọc cho họ nghe từng đoạn từng đoạn Pháp của Sư tôn để giúp họ đối chiếu với Pháp mà nhận ra chấp trước của mình. Kết quả đồng tu lại vô cùng phản cảm, thậm chí giữa chúng tôi còn xuất hiện gián cách. Tôi không cân nhắc đến việc đồng tu khi ấy cần nhất là sự an ủi và động viên, tôi làm thế là áp đặt lên người khác, mang đến cho đồng tu áp lực và tổn thương.
Còn có một đồng tu H khi đang vượt quan nghiệp bệnh, tôi cũng ứng xử với bà ấy như thế. Một đồng tu khác nói với tôi: “Chị à, chị nói không có sai, nhưng luôn cảm thấy đằng sau đó có mang theo gì đó.” Tôi hỏi bà ấy: “Thứ gì?” Bà ấy để tôi tự ngộ. Một lúc sau, bà ấy nhắm thẳng vào trạng thái của đồng tu H nói với tôi: “Thiên mục của người ta nhìn thấy rồi, chị vẫn ở đó nói. Chị xem chị đi, có phải giống chú hề ngốc đang biểu diễn không?” Nghe bà ấy nói thế, tôi vẫn không tỉnh ngộ, ngược lại cảm thấy bà ấy quá buồn cười!
Tôi nói, Sư phụ giảng rồi:
“Ai ở pháp môn khác cũng không được thấy; các đệ tử đồng môn đều không được thấy; ai nói cũng không trúng” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Tôi lại nói: “Tôi giúp họ đối chiếu bản thân với Pháp, sao lại là sai chứ? Đây không phải là dĩ Pháp vi Sư sao?” Tôi vẫn một mực hướng ngoại nhìn, dùng Pháp của Sư phụ tu người khác, nhưng không suy nghĩ cẩn thận, rốt cuộc là bản thân mình có chỗ nào không đúng.
Sau đó, Sư phụ an bài cho tôi được dung nhập vào một chỉnh thể nhỏ mới. Mọi người vô cùng coi trọng việc học Pháp tốt, tu tốt bản thân. Chúng tôi từ việc học Pháp lượng lớn, đến cùng động viên nhau học thuộc Pháp, đến sau đó học thuộc Pháp tập thể. Trong quá trình tỉ học tỉ tu, tâm tính mọi người được đề cao rất nhanh, cùng phối hợp bước ra giảng chân tướng cứu người. Nhất là sau khi dịch bệnh Trung Cộng bùng phát, mọi người đều cảm nhận thời gian cấp bách, cứu người vô cùng gấp rút, sức lực mỗi ngày của chúng tôi đều dùng vào làm tốt ba việc, viên dung với điều mà Sư tôn muốn.
Học thuộc Pháp càng dễ đạt được học Pháp nhập tâm, càng dễ phát hiện chỗ thiếu sót của mình, Sư phụ cũng điểm hóa. Có một hôm, tôi đột nhiên nhớ đến câu nói ấy của đồng tu “giống chú hề ngốc đang biểu diễn”, hai, ba ngày sau đó, tôi cứ nghĩ mãi về câu nói này. Đồng tu nói tôi “đằng sau có mang theo gì đó”, rốt cuộc là thứ gì nhỉ? Tôi hồi tưởng lại biểu hiện của mình khi giao lưu với đồng tu H, tôi bỗng nhìn ra là “tự ngã”! “Chú hề ngốc đang biểu diễn ấy chẳng phải là “tự ngã” sao? Là cái “giả ngã” kia mang theo tâm chứng thực bản thân đang biểu diễn.
Trong lòng tôi chợt thấy khó chịu, xấu hổ không biết giấu mặt vào đâu. Tôi sao lại có thể bị thứ này khống chế cơ chứ? Tu luyện chính là nhắm thẳng vào cái tâm này mà tu, tôi lại dùng để nhắm vào người khác, tu người khác, vì thế mới sinh ra mâu thuẫn mà còn không biết phản tỉnh. Tôi làm sao đề cao được đây? Thật đúng là nhân tâm cản đường mà!
Hướng nội tìm, tôi còn phát hiện ngoài tự ngã, áp đặt lên người khác, còn có tâm tranh đấu, tâm hiển thị, tâm hoan hỷ, v.v; còn có nghị luận sau lưng người khác, nghe những lời nhắc nhở thiện ý lại có thói quen giải thích. Tra đến gốc rễ, lại phát hiện, tất cả những chấp trước bất hảo, thói quen xấu, nguồn cơn của quan niệm đều là từ văn hóa của tà đảng, mục đích là để chứng thực bản thân “nhất quán – vĩ đại – quang minh – chính trực”. Người Trung Quốc từ khi mới sinh ra đã ở trong hoàn cảnh như thế, bị bức ép tiếp thụ những thứ nhồi nhét, huấn luyện một cách có hệ thống, mà hình thành các loại quan niệm dị dạng, cử chỉ ngôn hành đều như tên hề xấu đang biểu diễn, căn bản không biết còn có bản thân chân chính của mình nữa.
Tôi không ngừng bài trừ những thứ không tốt này, thông qua xem các video “Cửu Bình”, nghe audio “cửu bình”, đọc nguyên văn “cửu bình” và “Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản”, tà linh, độc hại, và những quan niệm biến dị này đã được thanh trừ từ căn bản, khiến cho ý niệm, ngôn hành của bản thân đều phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn, đồng hóa Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi cần phải tu luyện một cách lý trí, nghiêm túc, rõ ràng minh bạch, quay về với chân ngã.
2. Đại Pháp hiển uy đức
Thuận theo việc không ngừng buông bỏ tự ngã và các loại quan niệm, tôi dần dần đã hiểu làm sao để hiểu người khác, tôn trọng người khác, gặp sự việc gì cũng nghĩ cho người khác. Tôi cảm nhận được biểu hiện của từ bi tại cảnh giới của mình, cũng kiến chứng được uy đức của Pháp Luân Đại Pháp triển hiện ra trong hoàn cảnh tu luyện của mình.
2.1 Dĩ Pháp vi Sư, đồng tu vượt qua quan nghiệp bệnh đã dày vò ba năm
Tôi ngộ ra rằng, trong tu luyện nếu gặp quan khó chưa vượt qua được, thông thường đều là vì bị nhân tâm quan niệm nào đó chắn đường, không thấy được Pháp trên tầng thứ cao; ngược lại, cũng là vì không đứng trong Pháp để xem xét vấn đề, mà dùng quan niệm con người xem xét vấn đề tạo thành. Chỉ có dĩ Pháp vi Sư, tìm ra nhân tâm, quan niệm, trừ bỏ nó, chiểu theo yêu cầu của Pháp mà làm, thì quan nạn này tự nhiên sẽ không còn nữa. Nhưng ở đây còn có một khảo nghiệm, chính là xem bản thân có thể tín Sư tín Pháp một cách vô điều kiện hay không, có dám buông bỏ nhân tâm hay không.
Cuối năm 2023, tôi quen một vị đồng tu là C, hơn 70 tuổi, đã bị giả tướng nghiệp bệnh can nhiễu suốt ba năm. Trong khi giao lưu cảm thấy căn cơ của bà ấy rất tốt, quá khứ cũng rất tinh tấn, nhưng ba năm trước đột nhiên bị giả tướng nghiệp bệnh, bà ấy vì có một niệm bất chính nên đã đến bệnh viện, nghe và tin lời bác sỹ, kết quả tạo thành ma nạn suốt ba năm ròng.
Nghe điều này, tôi không động tâm. Tôi nói với bà ấy: “Bác à, chúng ta cùng nhau học Pháp luyện công là được rồi.” Bác ấy nói: “Tôi học không nổi, cổ tôi mềm quá không ngồi dậy được, tay cũng không cầm sách được. Ba năm qua chỉ có thể nghe Pháp, cũng không luyện công nổi.” Trong phòng, bà để rất nhiều thuốc, còn nói bản thân vẫn luôn uống thuốc, “Bệnh” nặng thế nào thế nào. Tôi không động tâm, nói với bà ấy: “Bác à, những điều bác nói, tôi không thấy vậy chút nào, tôi thấy bác hiện giờ rất tốt!” Bà ấy đã mỉm cười.
Tôi dùng máy tính bảng mang theo, mở bộ phim “Trở lại thành Thần” cho đồng tu C xem, sau đó chỉ cho bà ấy cách sử dụng, giúp bà có thể tự xem. Lần sau khi tôi đến thăm bà ấy, bà nói: “Trước khi có “bệnh”, tôi làm rất nhiều việc chứng thực Pháp, khi ấy tôi thật là Thần! Giờ lại trở thành bộ dạng này…” Bà đột nhiên nói tiếp: “Tôi cần phải trở lại thành Thần!” Tôi động viên bà ấy: “Bác à, bác hãy mau Thần trở lại nhé!”
Chúng tôi cùng nhau học “Hồng Ngâm VI”. Đồng tu C mua cuốn sổ rất đẹp, viết hết hai cuốn, cho đồng tu em gái một cuốn. Thần kỳ làm sao, bà ấy cầm sách đọc Pháp, chép Pháp đều không có trở ngại gì, chữ cũng viết rất ngay ngắn. Thỉnh thoảng, có thời gian rảnh, tôi lại đến học “Chuyển Pháp Luân” cùng đồng tu C. Tôi dem ba bài kinh văn mới mà Sư phụ công bố trong năm 2023 cho bà ấy, bà ấy nói: “Làm sao tôi không có mấy kinh văn này vậy? Sao mà các đồng tu không đưa cho tôi chứ? Tôi cũng đâu có nói là không tu nữa đâu!” Sau khi học xong kinh văn mới, bà ấy nói: “Trước đây, tôi có oán đồng tu một chút, học hết toàn bộ kinh văn mới thì không còn oán nữa, đều là do mình mà ra, lần này tôi đã hiểu rõ cả rồi. Sư phụ đã giảng rất rõ ràng trong kinh văn mới, nếu xem được những kinh văn này, tôi sớm đã khỏe rồi.” Bà ấy còn chép kinh văn mới thành hai bản.
Sư phụ giảng:
“Bởi vì bất kể tâm nào của chư vị đều có thể trở thành một chủng chấp trước, đều có thể bị tà ác lợi dụng. Ngay lúc niệm đầu của chư vị xuất lai, tà ác liền có thể vì chư vị mà diễn hoá xuất ra những [hiện] tượng giả, khi ấy sẽ tạo thành một thứ can nhiễu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2001], Đạo Hàng)
Tôi đọc cho đồng tu C nghe đoạn Pháp này của Sư phụ, gợi mở cho bà ấy xem có phải ba năm trước có tâm chấp trước nào chưa buông xuống mà bị tà ác lợi dụng để tạo ra giả tướng nghiệp bệnh cho bà ấy hay không? Bà ấy nhớ lại, nói: “Có, là tâm oán hận. Vì chồng can nhiễu tôi tu luyện, tôi sinh ra tâm oán hận với ông ấy”. Tôi nói: “Cái tâm oán hận này không phải bà, bà không cần nó, tiêu diệt nó đi thôi.” Tôi luyện động công bài 1, bài 3, bài 4 với bà ấy, bà cũng kiên trì dù mệt đến lấm tấm mồ hôi. Tôi động viên bà ấy: “Bà thật giỏi!” Bà ấy nói: “Bà luyện cùng tôi, mà tôi còn không kiên trì nữa sao?”
Nửa tháng sau, đồng tu C không uống thuốc nữa; 20 ngày sau, cơ bản bà ấy đã khôi phục như bình thường. Sư phụ còn điểm hóa cho bà ấy đi giúp những đồng tu khác đang bị giả tướng nghiệp bệnh can nhiễu. Cứ như thế, giả tướng nghiệp bệnh đã dạy vò đồng tu C suốt ba năm, không đến một tháng đã biến mất rồi.
Tôi thể hội rằng, trước đây tôi muốn làm sao để “giúp” đồng tu vượt quan, cơ điểm là muốn đồng tu nhanh chóng thoát khỏi ma nạn, bèn lấy kinh nghiệm của bản thân hoặc kinh nghiệm vượt quan của các đồng tu khác mà áp đặt lên đồng tu ấy, khiến cho đồng tu bước đi con đường của người khác, nên đi không ra được. Đồng tu phải đi trên con đường tu luyện của bản thân mình, phải đối chiếu với Pháp để tìm ra tâm chấp trước nào của bản thân đang cản đường? Buông bỏ nhân tâm, kiên định tiến trên con đường Sư phụ đã an bài, thì quan này sẽ qua đi, đây là quá trình đồng tu đề cao thăng hoa dựa trên Pháp. Những đồng tu khác có liên quan cần xếp đặt cho đúng vị trí của chính mình, giữ vững tâm tính bản thân, yêu cầu bản thân chỉ khởi tác dụng chính diện tích cực với đồng tu, đạt đến cộng đồng đề cao.
2.2. Học “Hồng Ngâm VI”, đồng tu đang trong mê lạc đã thức tỉnh
Sau khi đồng tu mẹ của đồng tu Y qua đời, bố cô ấy kịch liệt ngăn cản cô tu luyện, còn ép cô ấy mang hết sách Đại Pháp ra khỏi nhà, cũng không cho cô ấy về nhà. Đồng tu Y mất đi hoàn cảnh tu luyện, chính niệm không đủ. Tôi mấy lần khuyên cô ấy không nên buông bỏ tu luyện, cô ấy đều thoái thác, tôi chép tài liệu Đại Pháp vào thẻ nhớ đưa cho cô ấy, cô ấy cũng không học.
Đầu tháng Sáu năm nay, Sư phụ công bố hai kinh văn mới là “Pháp nạn” và “Kinh tỉnh”. Không lâu sau, đồng tu Y đến nhà tôi, tôi cho cô ấy xem hai bài kinh văn này, cô ấy có chút chấn động. Tôi nói: “Hai chúng ta cùng học “Hồng Ngâm VI” của Sư phụ nhé?” Cô ấy nói: “Tôi không có thời gian, tôi phải về luôn đây.” Tôi nói: “Vậy học một bài thôi?” Tôi liền mở ra bài cuối cùng trong “Hồng Ngâm VI” là “Pháp Tại Nhân Gian”, đọc cho cô ấy nghe. Nhìn thấy cô ấy lộ vẻ xúc động, tôi lại đọc cho cô ấy nghe bài “Vạn Cổ Cơ Duyên Chỉ Vị Giá Nhất Thứ” và “Nhân Tâm Lan”, cô ấy đã rơi nước mắt.
Tôi nói với đồng tu Y: “Tôi tặng cô một máy tính bảng, cô đồng ý chứ? Tôi đã tải hết các bản điện tử của sách Đại Pháp, nhạc luyện công, băng tiếng băng hình giảng Pháp của Sư phụ vào thẻ nhớ rồi, cô có thể dùng nó để học Pháp luyện công. Máy tính bảng còn có bộ phim “Trở lại thành Thần” cùng các video chân tướng.” Cô ấy nói: “Chị không dùng sao?” Tôi nói: “Tôi vẫn còn một cái”. Lần này cô ấy đã đón nhận. Sau khi trở về, cô ấy thật sự đã bắt đầu học Pháp. Tôi thật sự mừng cho cô ấy!
Lần này, tôi không có nói “Cô không nên thế này, nên thế kia” nữa. Hết thảy đều có Sư phụ an bài, tôi chỉ là cố hết sức đối đãi thiện ý mà thôi.
2.3. Sư phụ công bố “Vì sao có nhân loại”, người hữu duyên lần lượt đắc Pháp tu luyện
Có một ví dụ. Bố tôi hơn 80 tuổi, đã xem sách và kinh văn Đại Pháp không ít, “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” mỗi ngày niệm vài trăm lượt, kiến chứng được rất nhiều thần tích. Đài Truyền hình NTD phát sóng kinh văn “Vì sao có nhân loại”, sau khi bố tôi xem qua vô số lần, cảm khái nói: “Sư phụ chính là Sáng Thế Chủ, nếu không, Sư phụ làm sao lại biết nhiều đến vậy?!”
Bố tôi có duyên phận lớn như thế, nhưng vì không hiểu nổi “trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới”, “Có khí công sư giảng: trong lỗ chân lông có thành phố, trong đó có xe lửa, xe hơi đang chạy.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân), nên cứ đứng chân trong chân ngoài cánh cửa hơn 20 năm, tôi nhiều lần khơi gợi cho ông, đều không có tác dụng.
Tháng Sáu năm nay, sau khi học hai kinh văn “Pháp nạn” và “Kinh tỉnh” của Sư phụ, tôi thể hội được năng lượng của từ bi. Tôi lấy một ví dụ cho bố: “Giống như bố đi học, gặp một đề bài khó, liền bỏ học sao, bố có thể học đến khi tốt nghiệp trung học không? Đề khó không làm được thì để đó, học đến khi biết rồi lại làm sau. Nhưng dù tiểu học, trung học, hay đại học, đều có những đề bài khó không biết làm. Chúng ta học là Đại Pháp vũ trụ, làm sao có thể chỉ học vài lần liền hiểu hết được? Hiểu bao nhiêu đắc bấy nhiêu, cái gì không biết tạm để đấy. Học tiếp nữa, nói không chừng ngày nào đó liền hiểu rõ. Sách Đại Pháp vẫn còn vài chục cuốn, đều có thể giúp chúng ta học hiểu ‘Chuyển Pháp Luân’.”
Bố tôi ngẫm nghĩ, cuối cùng đã đồng ý bước vào tu luyện Đại Pháp. Sau khi học xong năm bài công pháp, lần đầu luyện công đã xếp bằng được một giờ, chân rất đau cũng không buông xuống. Từ đó, mỗi ngày bố tôi luyện năm bài công pháp, bão luân nửa giờ, đả tọa một giờ, chân dù đau thế nào cũng kiên trì luyện hết.
Dù bề mặt có là nguyên nhân gì, thật ra đều là cơ duyên đã đến, họ đều là những sinh mệnh mà Sư phụ muốn độ. Chúng ta là những Pháp đồ đang trợ Sư, chỉ có làm tốt việc mình nên làm, không mang theo bất kỳ quan niệm nào, thì từ bi trong cảnh giới tu luyện sẽ làm chủ đạo, sẽ thuận theo an bài của Sư phụ.
Lời kết
Sau khi học xong kinh văn mới “Pháp nạn” và “Kinh tỉnh”, tôi cảm thấy bản thân khi giảng chân tướng có mang theo một trường năng lượng từ bi, đây là ân huệ của Sư phụ. Có một hôm, tôi giảng chân tướng cực kỳ thuận lợi, đi đến đâu cũng như có người đang ở đó chờ đợi tôi vậy, có người dường như chạy đến chỗ tôi. Ngày hôm ấy, tôi khuyên thoái được 23 người, tâm tình tôi vô cùng vui vẻ. Tôi biết là Sư phụ đang gia trì cho tôi, trải sẵn đường cho tôi.
Trước kia, tôi mang theo “tự ngã” mạnh mẽ, dùng Pháp để đo lường người khác, thậm chí dùng quan niệm nhận định người khác, khác xa so với yêu cầu của Đại Pháp. Buông bỏ tự ngã, buông bỏ quan niệm, mới có thể chân chính thể hội được việc dung nhập vào Pháp, trở thành lạp tử Chính Giác Chính Pháp trong Pháp; khi thực hiện sứ mệnh, mới có thể triển hiện uy đức của Đại Pháp. Tôi phải không ngừng tăng cường thực tu, chân chính làm được càng về cuối càng tinh tấn, thẳng đến viên mãn theo Sư phụ trở về.
Trên đây là một chút thể hội cá nhân, nếu có chỗ nào không phù hợp với Pháp, mong từ bi chỉ chính.
Cảm tạ Sư tôn từ bi khổ độ!
Cảm ơn các đồng tu vô tư giúp đỡ!
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/8/484445.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/9/221566.html
Đăng ngày 21-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.