Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại lục
[MINH HUỆ 27-08-2024] Tôi tốt nghiệp trường Sư phạm năm 1988, đến nay đã là giáo viên tiểu học được 30 năm, và đã đưa tiễn được gần 10 lớp tốt nghiệp. Tôi may mắn được là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, sau khi được Đại Pháp tịnh hóa, tôi cảm thấy mình hạnh phúc và vui sướng không gì sánh bằng, có một cảm giác siêu phàm thoát tục. Trong tu luyện, tôi nghiêm khắc yêu cầu bản thân chiểu theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn”, cũng xâu chuỗi lý niệm “Chân-Thiện-Nhẫn” vào quá trình giáo dục và giảng dạy của mình. “Chân-Thiện-Nhẫn” cũng đã bén rễ trong tâm hồn những đứa trẻ mà tôi dạy dỗ.
Đồng thời tu luyện cũng mang lại cho tôi trí huệ, phương pháp giảng dạy độc đáo, giúp học sinh nắm vững phương pháp học tập đúng đắn ngay từ khi còn nhỏ và được hưởng lợi từ đó suốt đời. Phụ huynh học sinh đều biết tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, và họ đều tán thành, tôi yêu quý các em một cách vô tư, đồng nghiệp và phụ huynh cũng thấy rõ điểm này.
‘Cô ơi, đã lâu rồi cô không ôm em vào lòng’
Bản tính tôi thích trẻ em, nhưng khi chưa tu luyện thì không đạt đến mức độ như vậy. Trước khi tu luyện, đôi khi học sinh không nghe lời, thuyết phục hay dạy bảo cũng không nghe, thì tôi sẽ tỏ ra cứng rắn. Kể từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, trẻ em trong mắt tôi trở nên thật dễ thương và giống như con của tôi vậy. Tôi nói năng cũng rất thận trọng vì sợ lời nói của mình sẽ làm tổn thương các em. Trong lớp, tôi chịu khó giải thích những vấn đề mà các em không hiểu tới ba hoặc năm lần.
Tôi nghĩ, thực ra Đại Pháp đã thức tỉnh bản tính đó của tôi, đâu đâu cũng nghĩ cho người khác, không làm tổn thương người khác, đặc biệt là trẻ em, càng không thể tổn thương trẻ dẫu chỉ một chút, đó là tâm từ bi đã xuất lai.
Có một em học sinh ở trường khác học không tốt nên chuyển trường và chuyển đến lớp tôi. Nền tảng học tập của cậu bé kém, trước đây cậu bé có tâm lý nổi loạn mạnh mẽ, và rất phản kháng với giáo viên. Dần dần chán học và thường trốn học. Sau khi cậu bé đến lớp của tôi, tôi không bao giờ phân biệt đối xử với cậu bé, kiên nhẫn dạy dỗ, động viên và khen thưởng cậu ấy. Lúc đó tôi nghĩ, đứa trẻ này ngày nào cũng đeo chiếc cặp to tướng đến trường, cho dù thế nào, cũng phải để cậu bé có chút thu hoạch mỗi ngày. Hàng ngày vào giờ giải lao trên lớp, tôi dạy kèm cho cậu bé một mình, như vậy cậu bé tiến bộ rất nhanh. Phụ huynh rất vui mừng khi nhìn thấy sự thay đổi của con mình. Tôi mang trái cây ở nhà (vào lớp) cho cậu bé ăn, trong một môi trường thoải mái, không có áp lực, cậu bé đã thay đổi, trên gương mặt cũng nở nụ cười, thành tích học tập cũng được cải thiện. Cậu bé đã thuận lợi bước vào cấp 2.
Một học sinh nọ không có bố mẹ bên cạnh, bố cậu bé đang làm việc ở vùng khác không về, mẹ cậu đã ly hôn bố cậu khi cậu còn nhỏ. Trước khi tôi dạy cậu bé, cậu nghiện internet, sau khi hiểu được tình hình, tôi tập trung vào cậu ấy, buổi trưa tôi không nghỉ ngơi mà ở lại lớp để dạy kèm cho cậu và các em khác. Cậu bé không có cơ hội lên mạng. Tôi chăm sóc cậu bé nhiều hơn trong cuộc sống, trẻ em thích ăn hamburger, tôi thường dẫn cậu và các em khác đi ăn hamburger. Trong thời gian tôi dạy cậu, căn bản là cậu không lên mạng. Phụ huynh rất cảm kích tôi sau khi biết chuyện.
Có một cậu bé học lớp hai, bố mẹ cậu ở xa, cậu sống với bà ngoại, bố mẹ cậu muốn tôi chăm sóc cậu nhiều hơn, nên đã tặng tôi một chiếc túi da trị giá gần 2.000 Nhân dân tệ. Tôi đã từ chối món quà ấy hai lần. Tôi nói: “Tôi không nhận quà, gia đình yên tâm, tôi vẫn chăm sóc tốt cho các em.”
Trong xã hội ham muốn vật chất tràn lan ngày nay, việc tặng quà cho thầy cô là chuyện bình thường. Những vật phẩm được tặng ngày càng có giá trị: Tiền bạc, xe hơi, nhà cửa, trang sức vàng bạc, áo khoác lông chồn, túi xách, v.v.. Là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi sẽ dùng tiêu chuẩn của Pháp để yêu cầu bản thân.
Đây là những cảnh tượng thường diễn ra giữa tôi và các học sinh mà tôi từng dạy:
Học sinh đã tốt nghiệp tiểu học và bước vào cấp 2. Trường chúng tôi là kết hợp giữa tiểu học và cấp 2, trong cùng một khuôn viên trường. Buổi sáng đến trường, chỉ cần thấy tôi đến sân chơi, các em từ bốn phía reo lên: “Cô ơi! Cô ơi!”, rồi tất cả chạy lại, vây quanh tôi, reo hò, nắm tay, ôm tôi… Có em học sinh nữ nói: “Cô ơi cô giống như Thiên Nữ vậy.”
Tan học, tôi đưa các em học sinh ra ngoài lớp, các em khác thấy tôi liền lao tới ôm lấy tay tôi, vòng qua cổ tôi, vòng qua eo tôi…
Sau giờ học, các em vây quanh tôi, tôi quay lại nhìn từng em một, trong mắt tôi, các em giống như những thiên thần nhỏ, em nào cũng thật dễ thương. Một số em dựa sát vào tôi; một số em ngồi trên đùi tôi…
Học kỳ mới bắt đầu, có em học sinh lớp 2 ngồi trong vòng tay tôi và nói: “Cô ơi, đã lâu rồi cô không ôm em vào lòng!” Vẫn là em học sinh này, giờ đã lên lớp 3 và được xếp vào một lớp khác. Hôm đó tan học, em ấy đứng ở cửa đợi tôi, như thể em ấy bị ủy khuất gì đó, vừa nhìn thấy tôi, em ấy bất giác chạy đến ôm chầm lấy tôi và khóc ủy khuất…
Có một em học sinh đã lớn và lên lớp khác, không còn học với tôi nữa, khi nhìn thấy tôi, em ấy tự hào nói với bạn khác rằng: Đó là mẹ của tớ, tớ đến gặp mẹ chút nhé…
Trong những tình cảnh như vậy, đôi khi tôi cũng xúc động khi thấy các em làm nũng với tôi, các em đối đãi với tôi như bố mẹ của mình, trong mắt các em, tôi còn thân thiết hơn cả người nhà các em. Một giáo viên thường xuyên ở bên cạnh tôi nói: “Chị đối đãi với các em học sinh còn hơn con cái của chị.”
‘Cô là xứng đáng nhất với vai trò giáo viên’
Trên lớp, trong những lúc chia sẻ thông thường, tôi luôn truyền cho các em học sinh lý niệm “Chân-Thiện-Nhẫn”. Tôi thường nói với các em một câu: “Học tri thức rất quan trọng, nhưng học làm người càng quan trọng hơn!” Học làm người như thế nào? Đó chính là thuận theo đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ, khi đó các em sẽ là một người tốt!
Tôi nói với các em: Các em xem những tham quan hiện nay, họ không có tri thức sao? Không có năng lực sao? Tri thức và năng lực đều có đủ, nhưng điều thiếu chính là đức. Vì vậy mới làm ra những chuyện tham ô hủ bại. Nếu có thể kiên định giữ vững đạo đức, và biết rằng có một số việc không nên làm, nếu không sẽ bị ác báo. Thì họ sẽ không làm, vậy họ có thể phạm sai lầm không?
Tôi cũng thường nói với phụ huynh và các em rằng: Quyết định vận mệnh của một người không phải là những gì thấy mới tin, mà là đức. Bây giờ có bao nhiêu người coi trọng đức?
Tôi giáo dục các em từ những việc nhỏ nhặt. Ví dụ: Có em nào hôm nay nói dối, tôi sẽ nói với em ấy rằng: Chúng ta không thể nói dối, làm người phải nói lời chân. Trong lớp, tôi viết chữ “Chân” này lên bảng đen, dạy các em không nói dối, mà nói lời chân, làm người phải chân thành. Ví dụ có em nào đó không hữu hảo với ai, tôi sẽ viết chữ “Thiện” lên bảng đen, và nói với các em rằng: “Giữa các bạn nhỏ với nhau, chẳng phải nói về thân thiện sao?” Khi các em đánh nhau hoặc xung đột, tôi nói với các em rằng: “Gặp chuyện phải Nhẫn, nhẫn nhẫn một chút sẽ qua thôi, đừng giống như người khác.”
Một hôm, khi dạy trên lớp, tôi nói: Hôm nay cô có một câu hỏi cho các em. Trong cuộc thi đấu thể thao quốc tế, một vận động viên đã đọc sai vạch đích và dừng lại trước khi về đích, mọi người xung quanh anh ấy đang la hét và anh ấy nghĩ họ đang chúc mừng mình. Lúc này vị trí thứ hai đã chạy lên. Tôi hỏi các em: Nếu em là vị trí thứ hai, em sẽ làm gì? Có em nói: Em sẽ nhanh chóng vượt qua, vượt qua anh ấy mới có thể giành quán quân. Tôi hỏi: Còn có ý tưởng nào khác không? Có một nam học sinh nọ đứng dậy nói: Cô ơi, em sẽ nói với anh ấy rằng anh đã chạy không đúng, vẫn chưa đến đích, vẫn phải chạy tiếp. Tôi nói: “Em thật tuyệt vời! Em đã làm được chân.” Các bạn học đều vỗ tay chúc mừng cậu bé. Trong lớp học, tôi thấm nhuần hình thức giáo dục này cho các em mọi lúc, mọi nơi.
“Chân-Thiện-Nhẫn” là chân lý của vũ trụ, người giáo dục nên dạy các em dựa trên ba chữ này, gieo hạt giống “Chân-Thiện-Nhẫn” vào sâu trong tâm các em, để “Chân-Thiện-Nhẫn” bén rễ nơi ấy. Dưới sự dạy bảo của tôi, có em thực sự đã làm rất tốt. Ví như có em nói với tôi: “Cô ơi, ai ức hiếp em, đánh em, em cũng không oán họ.” Một số em nói: “Cô ơi, có bạn đánh em, em không giống như bạn ấy, em bỏ đi.” Có em nói: “Cô ơi, bạn kia đối với em không thân thiện, nhưng em không giống bạn ấy, em nhẫn.” Nếu em nào có hành vi và lời nói không đúng, các em khác có thể phân biệt tốt xấu, còn giám sát lẫn nhau, ai nói dối liền bị bạn nói ngay: “Cô ơi, cô ơi, bạn ấy không chân.” Một số em cũng nói với tôi rằng lần nào đó em ấy không làm tốt, không nhẫn. Tôi thường hỏi các em: Làm người nên chiểu theo những chữ nào? Các em hô lên: “Chân-Thiện-Nhẫn.”
Một cậu học sinh 8, 9 tuổi, ăn nói ngây ngô, trong mắt các giáo viên khác, cậu không thông minh và không phải là đứa trẻ được giáo viên yêu mến. Một hôm tôi nói với các em: Nếu các em đều là những đứa trẻ ngoan, thấy các em đều biết vâng lời, hiểu chuyện, thì liệu giáo viên có nhẫn tâm trách mắng hay đánh các em không? Các em đều gật đầu đồng ý. Bình thường tôi cũng là người như vậy, không hề trách mắng hay đánh các em. Có hôm sau giờ học, cậu bé ấy bước đến trước mặt tôi và bất ngờ nói với tôi rằng: “Cô ơi, cô là xứng đáng nhất với vai trò giáo viên!”.
Ngày nọ, sau khi tôi giảng chân tướng cho các em xong, có một em học sinh lớp 5 nói với tôi: “Cô ơi, em cũng muốn học Pháp Luân Công, em chỉ muốn học Pháp Luân Công.”
‘Học toán! Học toán! Học toán!’
Các phụ huynh đều biết rằng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cũng biết phương pháp giảng dạy của tôi rất độc đáo và có thể đạt được những kết quả ngoài mong đợi. Nhưng họ không biết rằng phương pháp giảng dạy của tôi là kết quả mà tôi được Sư phụ khai trí khai huệ.
Mỗi khi tôi bước vào lớp giảng dạy, thỉnh thoảng linh cảm đến. Ví dụ, khi dạy phép cộng trong phạm vi 20, tôi tóm tắt nó thành bài vè như một, hai, ba, bốn, năm, chín. Ngoài ra còn dùng ngón tay thao tác, hoặc không cần dùng ngón tay thao tác cũng có thể tính toán được. Giúp các em có thể tính toán miệng rất nhanh. Lớp tôi dạy đã đứng nhất trong cuộc thi tính toán miệng hai lần trong học kỳ. Ở lớp toán cấp 2 và cấp 3, tôi chú trọng rèn luyện kỹ năng tư duy và diễn đạt cho học sinh, từ đó rèn luyện cho các em cách đưa ra vấn đề, huấn luyện các em theo hai cách: tư duy thuận và tư duy nghịch, để các em diễn đạt bằng miệng ý tưởng về toán đố, cho phép các em đóng vai giáo viên nhỏ giải thích cho lớp, trao đổi theo cùng bàn hoặc nhóm nhỏ, như vậy, khả năng tư duy và diễn đạt của các em đều được nâng cao.
Sau khi được huấn luyện một thời gian, các em có thể giảng bài khi tôi không có mặt ở lớp. Một lần tôi không đến lớp, lớp trưởng đã dẫn dắt lớp, cậu ấy giảng bài cho các bạn, khi học sinh giảng bài cho nhau thì tư duy của các em gần gũi hơn và tiếp thu tốt hơn. Tôi đào tạo học sinh từ góc độ khả năng và tư duy chứ không đơn thuần vì thành tích. Tôi chú trọng nuôi dưỡng sự hứng thú học tập của học sinh nên các em rất có động lực học tập, ví như không cần tôi bảo, các em (tự) mua sách bài tập và có thể hoàn thành trong khoảng một tháng. Học sinh lớp 3 có thể giải nhanh hơn 60 bài toán đố trong một tiết.
Tôi dạy học sinh và nói với giọng rất nhẹ nhàng. Giáo viên khác nghe tôi giảng bài và nói: “Chưa bao giờ nghe thấy chị la hét trong lớp.” “Nhìn ngữ khí ngữ điệu của cô ấy khi đứng lớp kìa, hãy học theo cô ấy nhé.” Tôi biết, đó là năng lượng của từ bi, là một trường năng lượng đặc biệt có khả năng truyền cảm, và giọng nói cũng tường hòa.
Thiên tính của trẻ em là thích vui chơi, thích tiết thể dục và âm nhạc. Nhưng học sinh lớp tôi dạy, mặt thiên tính này đã thay đổi, đó là các em thích tiết toán tôi dạy. Ví dụ khi sắp đến kỳ thi và tôi cần thêm một số tiết để dạy kèm, một hôm, tôi chuẩn bị chiếm dụng tiết thể dục để dạy toán, tôi bước vào lớp và hỏi các em: Hôm nay cô dạy toán nhé, được không? Các em giơ nắm tay lên đồng thanh nói: “Học toán! Học toán! Học toán!” Tôi nghĩ: Các em học sinh này thật tuyệt vời, bỏ giờ chơi để học tập. Mỗi lần tôi đến, các em đều hô lên: “Học toán! Học toán! Học toán!” Đôi khi giáo viên chủ nhiệm sắp đứng lớp, các em thậm chí còn muốn giáo viên chủ nhiệm đi ra ngoài.
Có một giáo viên dạy lớp 5, sau khi nghe qua một tiết toán lớp 3 tôi dạy, đã nói với tôi rằng: “Năng lực toán của học sinh lớp chị tương đương với năng lực toán lớp 5 của chúng tôi.” “Tư duy logic và năng lực biểu đạt của các em có thể bắt kịp chị.” Sau khi học sinh tôi dạy vào cấp 2, giáo viên cảm thấy dễ dàng kết nối với các em. Có một giáo viên dạy toán đã nói với người khác rằng sẵn sàng tiếp quản những học sinh mà tôi đã dạy. Học sinh lớp này cũng được xếp vào nhóm học sinh giỏi nhất trong kỳ thi tuyển sinh cấp 3.
Trong xã hội ngày nay, khi đạo đức trượt dốc nhanh chóng, tình cảm thực sự giữa người với người không còn nữa, mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên hầu hết chỉ là mối quan hệ dạy – học, thậm chí một số mối quan hệ còn rất căng thẳng. Có lẽ chỉ những giáo viên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mới có thể đạt được khoảng cách cảm xúc bằng không (không còn ranh giới nào) với học sinh của mình, và chỉ sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi mới đạt được đến cảnh giới này, tôi biết đây không phải là cái tình của con người, mà đó là điều vượt xa con người, đó là Thiện, là từ bi.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/8/27/讓真善忍在孩子心裏扎根-448960.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/14/221215.html
Đăng ngày 06-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.