Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Liêu Ninh, Đại lục

[MINH HUỆ 16-10-2024] Trong kinh văn mới “Vì sao xã hội nhân loại là mê?”, Sư phụ đã chỉ ra rằng:

“Mục đích căn bản Sáng Thế Chủ tạo ra Tam giới là để giúp chúng sinh tiêu trừ tội nghiệp trong khổ nạn, nâng cao đạo đức tự thân, không tội nghiệp mới có thể được cứu về thiên quốc. Pháp lý của thiên thể vũ trụ quyết định rằng tạo nghiệp rồi phải hoàn nghiệp.”

Trong tầng thứ sở tại của bản thân, tôi ngộ rằng: Mỗi đệ tử Đại Pháp chúng ta đến thế gian khổ nhất và thấp tầng nhất trong tam giới, là để tu luyện trong hoàn cảnh xã hội mê này, thông qua tiêu nghiệp, trong chịu khổ mà hoàn trả nợ, đề cao cảnh giới, đạt đến tiêu chuẩn yêu cầu của Đại Pháp, mới có thể theo Sư phụ hồi thiên.

Nói đến chịu khổ, bản thân tôi từ nhỏ đã ốm yếu bệnh tật, luôn sống trong sự chăm sóc ấm áp của mọi người, đã dưỡng thành thói quen yếu mềm suốt mấy mươi năm. Nhìn lại quá trình đã trải qua trong tu luyện Đại Pháp, bản thân cũng không coi việc tiêu nghiệp chịu khổ là hảo sự. Tôi đã tu luyện Đại Pháp 27 năm, mặc dù đã đoạn tuyệt với thuốc, không hề uống một viên nào, nhưng khi tiêu nghiệp thống khổ không chịu nổi, tôi lại luôn bài xích việc chịu khổ này. Do đó, mỗi lần vượt quan nghiệp bệnh đều rất khó khăn, khó khăn như từ cõi chết trở về vậy.

Trước đây, khi tôi tiêu nghiệp bệnh thường là trong mùa nông nhàn rỗi nên không chậm trễ việc đồng áng. Từ năm ngoái, tôi lại tiêu nghiệp trong vụ thu hoạch mùa thu bận rộn, tôi không thể ra đồng làm việc trong suốt mùa thu ấy, thậm chí còn không thể nấu cơm cho người nhà. Tôi vô cùng thống khổ, thân thể khó chịu, trong tâm càng khó chịu hơn, hối hận bản thân không cố gắng, không tu tốt, mới không có sức khỏe và phải chịu đựng nghiệp bệnh khổ sở. Tôi còn không khỏe mạnh bằng người nhà là người thường, nếu không muốn nói là kém xa, điều này đã bôi nhọ Đại Pháp. Sự tự ti, bi quan và chán nản liên tục tấn công tôi như những cơn gió lạnh ập đến, tôi hoang mang đến mức cảm thấy không sao sống nổi. Với sự đề xuất của một đồng tu, tôi bắt đầu học thuộc quyển “Chuyển Pháp Luân”, thông qua học thuộc Pháp, thân thể tôi đã hồi phục bình thường sau nửa tháng.

Đến vụ mùa năm nay, tôi vừa làm việc ngoài đồng vừa nghe thu âm “Giảng Pháp ở Quảng Châu” của Sư phụ, nghe Sư phụ giảng Pháp về tu luyện và chịu khổ, trong tâm tôi cảm thấy chấn động. Sau khi về nhà, tôi tiếp tục kiên trì nghe thu âm giảng Pháp của Sư phụ, và đọc “Chuyển Pháp Luân”, đồng thời nghe phát thanh chuyên đề “Hồi ức về Sư phụ”.

Đặc biệt khi nghe xong “Hồi ức về Sư phụ”, có một sức mạnh thần kỳ chế ngự tôi học Pháp, dẫu chỉ học hơn 10 phút, tôi cũng không lãng phí, tôi dùng thời gian rảnh rỗi để học Pháp. Sức mạnh thần kỳ đó là gì? Đó là sự từ bi vô lượng mà Sư phụ đã để lại trong hàng chục lớp giảng Pháp ở Trung Quốc Đại lục vào những năm ấy! Sau khi nghe chuyên đề thứ 130 “Hồi ức về Sư phụ”, tôi cảm thấy rất tốt. Mặc dù tôi không tham gia lớp học do đích thân Sư phụ dạy, nhưng những đồng tu tham gia lớp học năm ấy đã truyền lại cho tôi phúc âm về lớp truyền Pháp của Sư phụ, tôi cảm thấy hạnh phúc như thể tôi đang thực sự ở đó và tham gia lớp học của Sư phụ, hình tượng, cảnh giới, và phong cách vĩ đại của Sư phụ đã âm thầm cải biến tôi lúc nào không hay, khiến tôi có thể từ góc độ lý tính mà nhận thức được sự vĩ đại của Pháp Luân Đại Pháp.

Nội hàm tinh thâm của Đại Pháp đã khích lệ tôi chuyển biến quan niệm, khiến tôi bước ra khỏi (vỏ bọc) con người. Cuối cùng minh bạch được tu luyện Đại Pháp là gì. Vì sao thân thể không thoải mái, tôi coi đó là hảo sự, một là rèn luyện ý chí tu luyện của tôi, mặt khác là khảo nghiệm tôi, quan trọng hơn là nghiệm chứng mức độ tín Sư tín Pháp của tôi.

Nhà tôi có 20 mẫu ruộng, chồng thấy tình trạng sức khỏe của tôi không tốt, nên một mình ông ấy ra đồng làm việc, ông ấy làm việc chăm chỉ không phàn nàn, chồng cũng gần 70 tuổi rồi, nhiệt tình và cần cù, sau khi ra đồng về mồ hôi đầm đìa, mệt lả, tôi nhìn thấy chồng mệt đến mức ấy thì trong tâm buồn không tả xiết và lặng lẽ rơi nước mắt. Tôi là người tu luyện Đại Pháp, không thể coi trạng thái khó chịu này là bệnh, tôi nên đồng cam cộng khổ với chồng, ra đồng làm việc, có thể làm được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu.

Từ bi thúc đẩy tôi có chính niệm, mấy lần đi ra đồng làm việc, sau khi trở về còn có thể nấu cơm, chỉ là hen suyễn và ho vào ban đêm nên ngủ không ngon, khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn. Theo lý của người thường thì đó là do làm việc mệt, tôi chiểu theo Pháp lý và ngộ rằng thực chất không phải, ấy là Sư phụ thấy tôi chiểu theo Pháp mà làm, nên để tôi hoàn trả nhanh nhất có thể – tất cả những nợ nghiệp mà bản thân đã nợ trong dòng sông dài lịch sử, Sư phụ cũng đang giúp tôi tiêu nghiệp và rửa sạch tội.

Mặc dù tôi không ngủ được trong nhiều đêm, bị hành hạ bởi những cơn ho và hen suyễn, nhưng trong tâm tôi cảm thấy nhẹ nhàng và hạnh phúc. Vì tôi đang chịu khổ và tiêu tội nghiệp. Tôi đã thiện giải với chủ nợ nhiều lần, và đã đọc đoạn Pháp thiện giải của Sư phụ với chủ nợ không biết bao nhiêu lần, sau khi đọc thuộc liên tiếp mấy lần, tôi lại nấc cụt liên tục, cảm giác khó chịu cũng giảm đi rất nhiều, trong tình huống có thể chịu đựng được, tôi luyện công, học Pháp và phát chính niệm. Trong một lần thống khổ cực độ, Pháp của Sư phụ giảng trong “Giảng Pháp ở Quảng Châu” lập tức ‘đả nhập’ vào tai tôi, khiến tâm tôi xúc động sâu sắc: “Nợ thì phải hoàn [trả]” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân). Người thường còn giảng: Giết người hoàn mệnh, mắc nợ phải trả. Huống chi là người tu luyện chúng ta? Chúng ta là người siêu thường, chúng ta càng nên hoàn trả cho người ta.

Trong quá trình tu hành của Phật Milarepa, ông đã chịu biết bao nhiêu khổ. Vì sao Sư phụ của ông bảo ông vác đá lên núi, dùng đá ấy để xây nhà, xây xong rồi dỡ, dỡ rồi lại xây, dỡ bỏ nhiều lần, xây lại nhiều lần. Lưng của ông vì vác đá mà bị cọ xát đến chảy cả máu mủ, nhưng Sư phụ của ông vẫn yêu cầu ông tiếp tục vác đá. Vì sao Sư phụ của ông lại nghiêm khắc với ông như vậy? Nhìn bề ngoài dường như tổn hại ông, nhưng thực chất là độ ông thành Thần, để ông hoàn trả tội nghiệp trong khổ, bước trên con đường trở về. Chịu khổ chính là hoàn trả nghiệp, chỉ có chịu khổ mới có thể tiêu tội. Mục đích của Sư phụ ông là muốn ông tu đắc đạo và viên mãn. Cuối cùng thì Milarepa cũng tu thành Phật.

Chúng ta tu luyện trong Đại Pháp, phải tiêu bỏ nghiệp lực lưu lại từ đời đời kiếp kiếp, trong quá trình tiêu nghiệp, căn bản là Sư phụ đã tiêu bỏ cho chúng ta rất nhiều nghiệp lực rồi, chỉ để lại một phần nghiệp tại các tầng tu luyện khác nhau để chúng ta tự tiêu và đề cao lên, nếu chúng ta chẳng chịu đựng chút nào thì cũng không phù hợp với lý của vũ trụ. Vì vậy khi chúng ta chịu đựng thống khổ mà bài xích thì sai rồi.

Tôi đã phạm sai lầm này trong suốt 27 năm tu luyện, mỗi lần quan nghiệp bệnh đến, tôi lại bài xích thống khổ, tôi thỉnh cầu Sư phụ giúp tôi vượt qua. Sư phụ từ bi không bao giờ bỏ rơi tôi, luôn mở ra (cho tôi một cơ hội) giúp tôi vượt qua rất nhiều quan nạn. Vô hình trung tôi đã tăng thêm biết bao nghiệp lực cho Sư phụ? Sư phụ độ một đệ tử như tôi thật không dễ dàng gì! Tôi cảm thấy xấu hổ với Sư phụ, tôi đã nợ Sư phụ quá nhiều. Tôi cũng sâu sắc nhận ra rằng, muốn theo Sư phụ viên mãn trở về, chắc chắn phải hoàn trả sạch tội nghiệp. Trong quá trình tiêu nghiệp, cho dù khó chịu đến đâu, thống khổ đến đâu, đó đều là cái khổ mà bản thân nên chịu, nhất định phải chịu, nghiệp nên tiêu thì nhất định phải tiêu. Vậy mới nói, tiêu nghiệp chịu khổ là hảo sự.

Sư phụ đã chỉ ra chỗ mê cho tôi, cuối cùng tôi đã hiểu rõ mục đích của tu luyện Đại Pháp. Tôi như vừa tỉnh dậy sau một giấc mơ dài. Tôi đã có thể thản nhiên đối diện với thống khổ, và biết rằng tiêu nghiệp chịu khổ là hảo sự. Đệ tử từ tận đáy lòng cảm tạ Sư phụ đã từ bi khổ độ đệ tử!

Viết ra bài này, với một chút nhận thức nông cạn, có lẽ cũng giúp được phần nào đối với các đồng tu đang trong nghiệp bệnh. Nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ chính.

(Phụ trách biên tập: Lý Minh)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/10/16/我終於明白了消業吃苦是好事-483843.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/26/221374.html

Đăng ngày 05-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share