Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-02-2024] Tôi đắc Pháp vào năm 1996. Ngay lần đầu tiên đọc sách Đại Pháp, Sư phụ đã tịnh hóa thân thể cho tôi. Trước kia tôi từng xem qua kinh thư Phật giáo, nếu để so sánh thì trong tâm tôi cảm thấy chỉ có Đại Pháp là tốt, là Pháp chân chính nhất, cũng chính là Pháp mà tôi hằng tìm kiếm. Lúc đó tâm tình tôi kích động đến mức không thể diễn tả thành lời, tôi hạ quyết tâm phải tu đến cùng. Cũng kể từ đó, tôi bắt đầu bước vào học Pháp luyện công.

Thông qua tu luyện, tôi đã thay đổi và trở thành một con người hoàn toàn mới, tìm lại được chân ngã thực sự của mình, và thể nghiệm được sự mỹ diệu của một thân thể nhẹ nhàng. Tu luyện được nửa năm, bệnh thấp khớp nghiêm trọng mà y học vô phương cứu chữa của tôi đã không cánh mà bay. Kể từ khi đắc Pháp tu luyện, tôi chưa hề uống một viên thuốc nào, cũng không phải tiêm một mũi tiêm nào nữa. Đại Pháp không chỉ giúp tôi có một thân thể kiện khang, tâm tình cởi mở, mà còn khiến tôi minh bạch được ý nghĩa và mục đích của con người đến thế gian là để phản bổn quy chân. Tôi cảm thấy mình là sinh mệnh hạnh phúc nhất. Dưới đây tôi xin được viết ra một số trải nghiệm trong quá trình tu luyện của mình, để hướng đến Sư tôn hồi báo, và chia sẻ cùng các đồng tu.

Xem nhẹ lợi ích

Tôi làm việc trong một bệnh viện, phụ trách công tác hậu cần. Công việc của tôi là ủi phẳng những bộ đồng phục trắng của nhân viên y tế. Trong quá trình làm việc, tôi rất nghiêm túc hoàn thành công việc của mình và không bao giờ làm bừa, làm ẩu. Tôi luôn ghi nhớ lời dạy của Sư phụ, chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn để làm một người tốt. Tôi thường tìm thấy tiền bỏ quên trong khi là ủi quần áo. Nếu đó là một số tiền nhỏ, thì sau khi là quần áo xong, tôi đặt lại tiền vào trong túi và khâu miệng túi lại. Khi người chủ nhận lại bộ quần áo, anh ấy sẽ mở đường khâu ra và tìm thấy tiền bên trong.

Còn nếu là một số tiền lớn hơn, ví như 20 hoặc 50 nhân dân tệ, tôi sẽ chuyển lại chính xác số tiền đó cho cấp trên của mình và mô tả rõ ràng nó thuộc về bộ quần áo nào. Đồng nghiệp của tôi khi phát hiện ra tiền bỏ quên thì thường lấy chúng đi để mua những thứ như đồ ăn vặt, nhưng tôi luôn từ chối khi họ muốn chia sẻ chúng với tôi. Trong dòng chảy đạo đức xã hội đang trượt dốc này, tôi không muốn đổ thêm dầu vào lửa, không muốn trượt ngã xuống theo nó. Tôi có Đại Pháp chỉ dẫn và tôi biết mình phải làm gì để trở thành một người tốt.

Gia đình tôi có 3 sào đất, hàng năm tôi đều cho thuê để làm ruộng. Một mùa xuân nọ, chị dâu thứ hai của tôi xin thuê đất và tôi đã đồng ý. Trước đây theo thỏa thuận thì người thuê thường trả tiền trước cho chủ nhà. Nhưng vì chị dâu là người trong nhà nên chị ấy không đưa tiền trước, tôi cũng không vội đòi. Sau này khi tôi ra ruộng xem chị ấy trồng cây gì thì thấy đất vẫn cằn cỗi và bỏ không. Chị dâu không nói với tôi rằng chị ấy không còn quan tâm đến việc thuê đất của chúng tôi nữa. Trong lòng tôi do dự không biết có nên yêu cầu chị ấy trả tiền không. Tôi đã âm thầm tìm những người nông dân khác để cho thuê đất vì tôi không biết nhiều kiến thức về trồng trọt, nhưng họ nói rằng đã quá muộn để trồng bất cứ thứ gì.

Lúc đó tôi tự nhủ: Đất thuê xong rồi thì trồng hay không trồng cây cũng phải trả tiền cho mình, nếu không trồng cây thì đáng lẽ phải thông báo cho mình sớm để mình còn cho người khác thuê. Hành động vô trách nhiệm của chị dâu đã khiến gia đình chúng tôi phải chịu tổn thất về tài chính. Sau này tôi có phàn nàn chuyện này với em gái chồng mình, và không lâu sau, hai em chồng tôi đã đến thăm tôi và nói: “Chị dâu, hãy để chúng em thuê lại đất của chị, chúng em sẽ trả tiền thuê đất cho chị”.

Tôi biết các em đang nghĩ gì. Chồng tôi qua đời cách đây vài năm, tôi sống một mình với các con và gặp khó khăn về kinh tế. Tôi biết các em làm điều này vì hiểu hoàn cảnh của tôi và muốn giúp đỡ. Tuy nhiên tôi nghĩ mình là một người tu luyện, cần phải suy nghĩ cho người khác, làm sao tôi có thể nhận tiền của các em được? Họ trả tôi tiền thuê đất, nhưng đất này không trồng trọt được nữa, vậy chẳng phải tôi sẽ chuyển tổn thất từ mình sang họ sao? Vì vậy tôi nói: “Chị xin nhận tấm lòng của các em, nhưng trồng cây gì trên đất này cũng muộn rồi nên năm nay chị không cho thuê đất nữa, chị sẽ chấp nhận tổn thất”.

Từ đó trở đi, tôi không còn nghĩ đến chuyện này nữa, như thể nó chưa từng xảy ra. Tôi ngộ ra rằng sự việc này được an bài là để tôi buông bỏ tâm lợi ích của mình.

Người tu luyện không phải chỉ nói rằng không chiếm hữu tiện nghi của người khác, và thế là tu, mà ngay cả khi bị người khác chiếm hữu tiền vật, làm tổn thất lợi ích, thì trong tâm bạn có phóng hạ được không hay vẫn muốn tranh đấu với người ta? Điều này chẳng phải liên quan đến vấn đề được mất sao? Tôi chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp và phóng hạ cái tâm này xuống. Tôi không còn đổ lỗi cho chị dâu thứ hai của mình, và tôi cũng không nói với chị ấy về những tổn thất của mình. Mặc dù tôi bị mất tiền thuê đất trong một năm, nhưng tôi đã tu khứ được tâm lợi ích, tâm oán trách, tâm tranh đấu, và điều thu hoạch được là một cảnh giới cao hơn. Cũng có thể đây là món nợ mà tôi nợ chị dâu từ đời trước và tôi cần hoàn trả, còn nếu không phải vậy, thì tôi cũng đắc được phần đức tương ứng. Sau khi đã minh bạch Pháp lý, tôi nhận ra rằng kỳ thực tôi chẳng tổn thất một chút nào.

Bất động tâm khi đối diện với những khó khăn từ cấp trên

Có lần ổ khóa trên cửa văn phòng chúng tôi bị hỏng. Theo quy định, tất cả việc sửa chữa phải được báo cáo với người giám sát, để ông ấy sắp xếp cho một bên nhà thầu đến sửa, sau đó lập hóa đơn để thanh toán chi phí. Trách nhiệm của chúng tôi là báo cáo vấn đề với người giám sát. Nhưng khi tôi báo cáo vấn đề này với người giám sát của mình, ông ấy bỗng nổi giận và nói: “Khóa cửa bị hỏng mà cô không biết gọi người đến sửa à? Điều này cũng phải nói với tôi sao!” Trước thái độ đột ngột, ngạo mạn và vô lý đó, tôi vẫn bình tĩnh, không bị động tâm. Sau đó, những người đồng nghiệp có mặt đã lên tiếng giúp tôi: “Việc thu xếp sửa ổ khóa bị hỏng là việc của lãnh đạo, chúng tôi không có thẩm quyền”.

Đôi khi ngoài công việc được giao, người giám sát thường yêu cầu tôi làm thêm việc này việc khác, tôi đều tuân thủ mà không phàn nàn. Khi một người đồng nghiệp không dọn dẹp sạch sẽ căn phòng được chỉ định cho cô ấy, người giám sát đã bảo tôi dọn chúng. Căn phòng nơi chúng tôi ủi quần áo khá nóng bức, nên chúng tôi cần tắm vào cuối ca làm việc. Một ngày nọ, khi tôi vừa rời khỏi khu vực tắm, người giám sát đã chặn tôi lại và hỏi: “Ai cho cô đi tắm sớm thế?” Tôi nói rằng tôi là người tắm sau cùng và những người khác đã tắm xong rồi, ông ấy không nói gì nữa.

Lần khác, chúng tôi đang giặt ủng đi mưa của công nhân làm việc ngoài trời. Người đồng nghiệp của tôi chải lần thứ nhất, nên khi những đôi ủng được chuyển đến cho tôi để chải lần thứ hai thì chúng đã tương đối sạch. Tôi chỉ cần chải thêm một chút nữa là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên người giám sát của chúng tôi nhìn một cái và bắt đầu hét lên: “Chúng không hề sạch!” Tôi biết ông ấy đang soi mói công việc của tôi nhưng tôi không động tâm. Sự việc này là vì tôi tu luyện rồi nên mới xuất hiện. Đây chẳng phải nhất cử tứ đắc, là hảo sự sao? Ông ấy đang giúp tôi tiêu trừ nghiệp lực, ngoài ra còn cấp đức cho tôi, tâm tính của tôi được đề cao lên và công lực cũng tăng trưởng.

Hầu hết các quan tâm tính tôi gặp phải đều xảy ra ở nơi làm việc. Cấp trên thường gây khó dễ cho tôi, còn đồng nghiệp thì tức giận với tôi vô cớ vì tôi quá thành thật. Nếu tôi không tu luyện Đại Pháp và gặp phải vấn đề như vậy, tôi sẽ không nhẫn chịu mà tranh đấu lại với những người đã bắt nạt tôi, hoặc viết đơn xin thuyên chuyển công tác, tránh xa khỏi người giám sát đã khiến cuộc sống của tôi trở nên khó khăn.

Là ngọn hải đăng Chân-Thiện-Nhẫn đã thắp sáng con đường phía trước cho tôi. Quá trình tôi hoàn nghiệp, tiêu nghiệp và đề cao tâm tính đều thấm đẫm biết bao tâm huyết của Sư phụ! Tôi trong đời đời kiếp kiếp đã tạo không ít nghiệp lực, Sư phụ đã vì tôi mà gánh chịu hầu hết, chỉ lưu cấp lại một chút để tôi có thể chịu đựng được! Tôi biết Sư phụ đang giúp đỡ tôi, bảo hộ tôi, không ai có thể động đến được. Những ma nạn mà tôi gặp phải, đều là những bước để tôi đề cao lên, tiêu trừ nghiệp lực và chuyển hóa thành đức.

Tôi coi mình là người tu luyện, khi xảy ra ma nạn, dưới sự chỉ dẫn của Đại Pháp tôi đã có thể tu khứ tâm tranh đấu, khi bị người giám sát đối xử khác biệt, tôi có thể buông bỏ tâm bất bình, tâm tật đố, khi bị gây khó khăn, tôi có thể nhẫn chịu, tâm bình khí hòa, vì mục tiêu của tôi là to lớn. Đó là phản bổn quy chân, tôi phải chịu đựng được cái khổ trong những cái khổ, làm được nan Nhẫn năng Nhẫn.

Sau khi chứng kiến sự đối xử bất công của cấp trên đối với tôi, các đồng nghiệp của tôi bắt đầu lên tiếng phản đối. Tôi đã giảng chân tướng Đại Pháp cho những người hữu duyên này. Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, một số đồng nghiệp nói: “Chị à, chị nói thật đúng. Đây chẳng phải là đại nạn lớn xảy đến rồi sao?”

Giảng chân tướng cứu người

Tôi thường tùy theo hoàn cảnh của mình để giảng chân tướng, ví dụ như thực hiện các cuộc gọi giảng chân tướng, dán nhãn giảng chân tướng ở những khu vực công cộng, phát tờ rơi cũng như giảng chân tướng trực diện.

Tôi từng gặp một người phụ nữ bị cắt bỏ một bên phổi, bên còn lại thì bị ứ nước nghiêm trọng. Các bác sĩ cho phép cô ấy được về nhà đón Tết nhưng nửa đêm hôm đó cô đã phải quay lại nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Trước khi cô ấy về nhà, tôi đã giảng cho cô ấy nghe chân tướng vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn. Sau khi biết tình trạng của cô ấy ngày càng xấu đi, tôi đã mang một cuốn Chuyển Pháp Luân đến phòng bệnh và đọc cho cô ấy nghe. Từ đó trở đi, cô ấy bắt đầu đọc sách trong bệnh viện và minh bạch rằng Đại Pháp không chỉ giúp chữa bệnh khỏe người, mà còn có thể cải biến căn bản vận mệnh của con người, là cao đức Đại Pháp cứu độ con người.

Vài ngày sau, cô ấy vui vẻ gọi tôi: “Chị ơi, em đã bình phục rồi!” Trước khi cô ấy xuất viện, cô ấy nói với tôi: “Chị à, em thực sự muốn viết một bài viết về sự cải thiện bệnh tật nhanh chóng nhờ xem sách Đại Pháp, để những người khác cũng được biết và được hưởng lợi”. Tôi lại một lần nữa khuyên cô làm tam thoái, cô ấy lập tức đồng ý thoái xuất khỏi tổ chức của tà đảng. Tôi cảm thấy rất vui mừng cho cô ấy.

Có một lần tôi ra ngoài giảng chân tướng trực diện. Tôi đang giảng chân tướng cho một bà lão thì con trai bà ấy xuất hiện và hỏi tôi đang nói về điều gì. Tôi nói với cậu ấy: “Tôi đang nói với mẹ cậu một chuyện tốt đẹp”. Cậu ấy hỏi: “Có phải là Pháp Luân Đại Pháp không? Tôi sẽ báo cáo chị nếu chị còn tiếp tục!” Cậu ấy lấy điện thoại ra và định bấm số, lúc đó tâm lý tôi rất bình ổn, không hề sợ hãi. Tôi nói: “Tôi nói với mẹ cậu điều này vì muốn điều tốt cho bà ấy. Nếu cậu báo cáo tôi, điều đó sẽ không tốt cho cậu”. Sau đó cậu ấy đặt điện thoại xuống và nói: “Chị đi đi”.

Quá trình giảng chân tướng và cứu người, nó thực sự giống như vân du trong xã hội, gặp phải đủ loại người. Tôi biết rằng, mỗi một thứ tôi gặp phải trong tu luyện đều thể hiện ra nhân tâm mà tôi cần tu bỏ, đều có phương diện mà tôi cần đề cao lên. Chỉ có vững tu theo Đại Pháp, không bao giờ quên mình là một người tu luyện, thì mới có thể bước đi cho chính trên con đường Sư phụ an bài, từ trong Pháp mới có thể tu chính bản thân và cứu độ chúng sinh, đây là mong đợi của Sư phụ, là kỳ vọng của chúng sinh, đó cũng là thệ ước của tôi. Trong thời gian tu luyện chính Pháp hữu hạn này, tôi quyết tâm làm tốt ba việc, hoàn thành sứ mệnh, đoái hiện thệ ước thần thánh và viên mãn theo Sư phụ trở về nhà.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/11/468927.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/4/216081.html

Đăng ngày 04-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share