Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-09-2024]

Bài kinh văn mới của Sư phụ, “Kinh tỉnh”, đã được đăng trên trang web Minh Huệ vào ngày 6 tháng 6 năm 2024. Tôi đã đọc đi đọc lại kinh văn đó ba lần. Lần đầu tiên đọc, tôi nghĩ Sư phụ viết cho các đệ tử Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc và không liên quan đến các đệ tử ở Trung Quốc Đại lục. Đọc lần thứ hai, tôi cảm thấy nhận định ban đầu của tôi không đúng. Khi đọc lại lần nữa, cuối cùng tôi nhận ra Sư phụ viết bài kinh văn này cho đệ tử Đại Pháp toàn thế giới.

Những lời của Sư phụ đã làm tôi chấn động. Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 27 năm và có thể coi là một đệ tử lâu năm. Vậy mà, tâm từ bi mà tôi tu được trong chừng ấy năm ra sao, bản thân tôi biết rõ hơn ai hết.

Trong cuộc sống thường ngày, tôi có thể thiện ý đối đãi với những người không phải là học viên mà tôi có quan hệ tốt, hoặc với những người lạ, với mục đích là để cứu họ. Nhưng với những người mà tôi không ưa, nhất là những người tôi cho rằng đã làm hại gia đình tôi, tôi không khoan dung chút nào với họ, chứ chưa nói tới thiện ý và yêu thương.

Sáu năm trước, cuộc hôn nhân của con trai tôi đổ vỡ, tôi tin rằng tất cả là do mẹ vợ của cháu, người luôn muốn con gái mình kết hôn với một người đàn ông giàu có bằng bất kỳ giá nào – bà ấy làm mọi cách để con gái và cháu bé rời bỏ con trai tôi, và không cần tiền hỗ trợ nuôi cháu miễn là con gái bà ly hôn với con trai tôi. Khi chúng tôi không đồng ý, bà ấy đã ra sức tranh đấu với chúng tôi và thậm chí còn đến đồn công an để tố cáo rằng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, trong nhà có các sách và tài liệu Pháp Luân Đại Pháp, và rằng tôi dạy cháu trai luyện công. Gia đình tôi và tôi đã ghét và rất hận bà ấy.

Một năm sau, cháu trai tôi nói rằng cháu nhớ nhà và muốn đến thăm chúng tôi. Trước lời khẩn cầu của cháu, bà thông gia đành đưa cháu về thăm gia đình chúng tôi. Chúng tôi đã mua cho cháu quần áo, đồ chơi và chuẩn bị một bữa ăn ngon để tiếp đãi. Chúng tôi còn cho cháu 2.000 Tệ.

Một năm sau, vào ngày mồng hai Tết, bà ấy đưa cháu trai đến chúc Tết chúng tôi. Chúng tôi lại nồng nhiệt tiếp đãi họ, chủ yếu là vì cháu bé. Chúng tôi còn mời họ nghỉ lại qua đêm và mừng tuổi cho cháu trai 2.000 Tệ, đó cũng là một phong tục ở Trung Quốc. Nhưng bà ấy cho rằng khoản tiền đó quá nhỏ nên không vui.

Chúng tôi bắt đầu hiểu ra rằng lý do duy nhất bà ấy đưa cháu trai đến thăm chúng tôi chỉ là để nhận tiền của chúng tôi, nên chúng tôi đã giữ khoảng cách với bà ấy.

Trong kỳ nghỉ hè năm ngoái, bà ấy lại đưa cháu trai đến thăm chúng tôi. Chúng tôi rất vui khi được gặp cháu, mới đó mà cháu đã cao lên rất nhiều. Chúng tôi lại cho cháu tiền và nói nhiều lời có cánh để cảm ơn bà thông gia cũ vì đã chăm sóc cậu bé, mặc dù đó không phải những lời chúng tôi nói ra từ tận đáy lòng.

Trong kỳ nghỉ đông, bà ấy lại đưa cháu trai đến thăm chúng tôi, nhưng lần này, ngay cả khi chúng tôi chưa kịp nói chuyện với cháu, bà ấy đã tuyên bố rằng mình đã gọi taxi và họ chuẩn bị rời đi. Chúng tôi không hiểu bà ấy muốn gì, nên chúng tôi cho cháu trai 500 Tệ và nói lời tạm biệt.

Trong mấy năm qua, bà ấy đã nhiều lần đưa cháu trai đến thăm chúng tôi, và vì cháu, lần nào chúng tôi cũng đối xử rất tốt với họ và thường cho cháu tiền và các thứ khác. Nhưng là một học viên Đại Pháp, tôi đã không từ bi đối đãi với vấn đề này, ngay cả những người nhà không tu luyện của tôi cũng không oán hận bà thông gia nặng như tôi.

Nhận ra rằng tôi phải vứt bỏ tâm oán hận

Từ Pháp mà Sư phụ giảng chúng ta biết rằng cuộc đời của mỗi người đều được Thần an bài theo trình tự cả rồi. Chúng ta không thể kiểm soát được vận mệnh của chính mình, chứ đừng nói đến của người khác. Tôi đã đổ lỗi cho bà thông gia làm tan vỡ hôn nhân của con trai tôi. Nhưng có đúng là như thế không? Bà ấy chỉ là một người thường, và bà ấy không có khả năng thay đổi số phận của bất kỳ ai. Nếu tôi cứ giữ cái suy nghĩ đó, chẳng phải tôi đã có lối tư duy lệch lạc mà đi ngược với Pháp lý sao?

Thế nhưng, tôi vẫn không thể vứt bỏ được sự tức giận và oán hận của mình đối với bà ấy, mặc dù tôi đã nhận ra là mình sai. Tôi cảm thấy hổ thẹn vì đã không làm theo lời Sư phụ dạy về sự từ bi và đã không tu tâm tính của mình.

Tôi cần phải làm gì để xứng đáng với danh hiệu thần thánh “đệ tử Đại Pháp?”. Hiển nhiên là tôi phải vâng theo những gì Sư phụ dạy – là ngọn đèn dẫn dắt chúng ta trên con đường hướng đến Thần và là cơ sở để chúng ta tiến nhập vũ trụ mới. Đó là điều mà tất cả các đệ tử Đại Pháp chân chính đều phải làm được.

Một cá nhân muốn tu luyện và thật sự tu luyện, tất cả là dựa vào chính bản thân người đó. Tôi thực sự nhận ra rằng ngộ được mà không làm được chính là giả tu, ngộ được cần phải làm được mới là chân tu.

Tôi cảm thấy mình chưa thực tu chính mình trong suốt những năm qua, và tôi không xứng đáng với sự cứu độ từ bi của Sư phụ và kỳ vọng của các chúng sinh đang chờ được cứu. Tôi thậm chí còn chưa xứng đáng với danh hiệu thần thánh “đệ tử Đại Pháp”.

Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta có quan hệ nhân duyên với tất cả những ai chúng ta gặp trong đời và chúng ta phải cứu họ. Như thế, chẳng phải bà thông gia cũ của tôi cũng là một chúng sinh có duyên với Pháp Luân Đại Pháp sao, và là người đáng được cứu sao? Chẳng phải tôi nên quan tâm bà ấy bằng sự từ bi và tử tế yêu thương sao? Bà ấy đã và đang chăm sóc tốt cho cháu trai của chúng tôi và đáng được ghi nhận bởi thời gian và công sức của bà. Bà ấy thường đưa cháu trai đến thăm chúng tôi nên cháu vẫn có mối quan hệ với chúng tôi, là ông bà của cháu. Những cuộc viếng thăm của họ cũng đem đến rất nhiều niềm vui và hạnh phúc cho chúng tôi. Cho dù bà ấy là một người thường, bà ấy cũng là đang làm việc thiện. Còn tôi là một người tu luyện, chẳng phải tôi càng phải tu thiện sao?

Sau khi nhận ra những thiếu sót của mình, tôi thầm nói với Sư phụ: Đệ tử cần phải thực tu bản thân. Con quyết tâm vâng theo những gì Ngài dạy.

Tử tế và khoan dung thật sự

Ngày 22 tháng 7 năm nay, bà thông gia cũ đã gọi điện cho tôi, nói rằng hôm sau bà đưa cháu trai đến thăm chúng tôi. Tôi đã mua nhiều thứ để thết đãi họ. Khi họ đến, tôi đã cư xử với họ một cách dễ chịu từ tận đáy lòng.

Cháu trai tôi đã lớn, và giờ cháu cao hơn cả tôi rồi. Khi cháu trai nói chuyện điện thoại với con trai tôi, đang làm việc ở nơi khác, tôi bảo với con trai: “Bà ngoại đã chăm sóc con trai của con rất tốt. Con có muốn nói mấy lời với bà ấy không?” Con trai tôi nói có và đã gọi bà ấy là “mẹ” khi cháu nói chuyện với bà ấy. Bà ấy thực sự rất vui và động viên con trai tôi làm việc chăm chỉ vì gia đình. Mọi người đều vui vẻ.

Lần này, tôi chân thành nói với bà thông gia cũ: “Chúng tôi rất biết ơn bà và con gái bà vì đã chăm sóc tốt cho cháu trai của chúng ta. Cả hai đều đã rất vất vả, nhất là bà. Bao năm qua chúng tôi chẳng làm được gì, nhưng bà vẫn đưa cháu trai đến thăm chúng tôi, để cháu được gặp ông nội, bà nội, và bố của cháu. Tôi không chỉ muốn cảm ơn bà, mà còn rất quý trọng lòng tốt của bà. Tôi rất vui vì cháu trai chúng tôi có một người bà tốt như bà”. Bà ấy vừa mỉm cười vừa lắng nghe.

Sau khi chúng tôi chụp ảnh xong với cháu trai, tôi nói với bà ấy: “Tôi với bà chụp cùng đi.” Thấy bà ấy có chút bối rối, tôi nói: “Cậu bé này là cháu nội của chúng tôi, cũng là cháu ngoại của bà. Hai chúng ta vẫn là chị em tốt mà.” Nghe thấy tôi nói thế bà ấy rất hài lòng, và chúng tôi đã có tấm ảnh đẹp với nhau. Trông bà ấy còn vui hơn cả tôi. Khi nói lời tạm biệt, bà ấy đã mời tôi đến nhà bà chơi.

Thấy sự thay đổi ở tôi, con gái tôi cũng thay đổi quan điểm tiêu cực về mẹ vợ cũ của em trai. Con gái tôi nói: “Bác gái (chỉ bà thông gia cũ) đã có nhiều công sức trong việc chăm sóc cháu trai. Chúng ta nên biết ơn và đối xử tốt với bác ấy. Hôn nhân của em trai con đã từng rất tốt, nhưng khi hết duyên, thì chúng ta nên để nó đi, và chúng ta không nên ôm giữ bất kỳ oán hận nào đối với người ta”.

Sau khi bà thông gia cũ đi rồi, tôi không còn những niệm đầu muộn phiền như trước nữa. Thay vào đó, tôi cảm thấy rất thanh thản. Tôi cảm thấy mình đã bắt đầu thực tu bản thân và hành xử theo các nguyên lý của Pháp. Tôi vứt bỏ các quan niệm và chấp trước người thường trước kia của mình. Đó là một cảm giác thật mỹ diệu. Con xin cảm tạ Sư tôn vì sự dẫn dắt và cứu độ từ bi của Ngài.

Khi luyện công vào sáng hôm sau, tôi cảm thấy rất an hòa, vô cùng thoải mái, như thể là đang ngồi trong vỏ trứng gà mà Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân. Trước đây tôi chưa từng có trải nghiệm này.

Qua sự việc này, tôi nhận ra rằng khi tôi vứt bỏ được các niệm đầu bất thuần, thì thiện niệm sẽ khởi lên, và chỉ có thiện niệm và yêu thương mới có thể thực sự sinh ra tâm từ bi. Để có được thiện niệm, trước tiên chúng ta phải vứt bỏ các quan niệm và các chấp trước con người. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể đạt đến trạng thái tĩnh lặng và trống rỗng, và tâm chúng ta mới tràn đầy từ bi.

Giờ đây tôi có được thể ngộ sâu hơn về những gì Sư phụ viết trong thơ của Ngài:

“Tâm không Thiện niệm khởi”

Diễn nghĩa:

“… Tâm vắng lặng dấy khởi Thiện niệm.”

(Nhập Thánh Cảnh, Hồng Ngâm III)

Bài kinh văn mới của Sư phụ đã thu hẹp khoảng cách dường như không thể khắc phục được giữa bà thông gia cũ với tôi. Với sự từ bi mà Sư phụ đã ban cho, tôi đã có thể biến một kẻ thù thành một người bạn và đã có một bước tấn tới trong tu luyện. Con xin cảm ân Sư phụ vì sự dẫn dắt và cứu độ từ bi của Ngài.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/9/21/482339.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/1/221074.html

Đăng ngày 23-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share