Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-07-2024] Tôi là nữ đệ tử Pháp Luân Đại Pháp sống ở vùng nông thôn, tuổi gần 60. Trong hơn 20 năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã trải qua nhiều gian khổ, nhưng hơn hết là sự mỹ hảo và niềm hạnh phúc mà Đại Pháp đã mang đến cho tôi.

Cuộc sống cực khổ trước khi tu luyện Đại Pháp

Trước khi kết hôn, tôi mong manh và ốm yếu. Cha mẹ tôi vất vả khổ cực nuôi tôi ăn học đến hết cấp ba, nhưng tôi không thể thi vào đại học. Tôi đến đâu tìm việc, người ta cũng đều nói trông tôi không giống một người làm ruộng. Nhưng tôi vẫn cứ một mực sinh sống ở nông thôn. Khi đó tôi cũng hận số mệnh của bản thân không tốt.

Cha mẹ sợ tôi bị ức hiếp, nên đã tìm một người hiền lành, sống nội tâm ở ngay trong thôn để gả tôi cho họ. Anh ấy đã trở thành chồng tôi. Trên anh có một anh trai và một chị gái, cũng là một gia đình nghèo khó.

Bốn tháng sau khi kết hôn, tôi bị lao màng phổi, nhức đầu, mệt đến mức không thể đi lại được nên phải ngồi đó mà nghỉ. Đôi khi, ban ngày hay buổi tối lúc ngủ, trong tâm tôi biết rất rõ thân thể không thể cử động được, cũng không dậy nổi. Không có cách nào khác, tôi đã cúng bài vị phụ thể.

Khoảng một tuần sau khi con trai tôi chào đời, tôi bị sốt cao. Tôi được đưa đến bệnh viện cấp cứu và được chẩn đoán mắc bệnh lao phổi. Bởi vậy, khi tôi còn trong cữ không thể cho con bú. Khi đó bố mẹ chồng ở phòng đối diện với chúng tôi, mẹ chồng tôi nói: thế này còn rước về một cục bệnh. Khi đó trong tâm tôi vô cùng khổ sở, cảm thấy sống thế này thì có ý nghĩa gì chứ? Tuy rằng sau này bố mẹ chồng tôi không sống chung với chúng tôi nữa nhưng cuộc sống về cơ bản không có biến đổi gì lớn. Chồng tôi bị người ta gọi là “kẻ bất lực”, không ai tôn trọng nhà chúng tôi! Hai vợ chồng tôi còn thay nhau ốm, giống như người trong thôn nói về chúng tôi: “năng lực gì cũng không có, chỉ có mắc bệnh là có năng lực”.

Trong vòng 10 năm, cuộc sống của tôi đã trôi qua trong cảnh bần cùng như thế, thật khổ. Trong khốn khổ và khổ đau vô vọng, tôi cứ tự hỏi, tất cả là vì gì chứ?

Vận may như từ trên trời rơi xuống

Tôi nhớ rất rõ: hôm đó là vào tháng 12 năm 1998, tại một hội chợ địa phương. Tôi nghe thấy tiếng nhạc hân hoan. Đi theo âm thanh đó, tôi thấy một đám đông đang tập khí công. Hỏi ra thì biết đó là Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Tôi lập tức muốn luyện, liền cảm thấy từng tế bào trong thân thể đều hưng phấn. Ngay sau khi về nhà, tôi liền đến gặp học viên Pháp Luân Đại Pháp trong làng mình. Và cứ như vậy, tôi đã đắc Pháp! Đó quả thực tựa như vận may từ trên trời rơi xuống vậy!

Sau khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, Sư phụ đã thanh lý hoàn cảnh trong nhà tôi. Đến ngày thứ năm sau khi đắc Pháp, tôi đã đem bài vị phụ thể kia đốt đi để không chiêu mời phiền phức. Sư phụ đã tịnh hóa thân thể cho tôi, tôi quả thực vô bệnh, toàn thân nhẹ nhõm! Kể từ đó, tâm tôi tựa như một cánh cửa sổ được mở ra, ánh mặt trời ùa vào, tôi liền cảm thấy thế giới này trở nên tươi sáng.

Tôi nhớ một lần khi xem ghi hình giảng Pháp của Sư phụ, trong đó Sư phụ có đề cập đến một đệ tử Đại Pháp nói rằng bản thân anh không thể nhìn thấy bất cứ điều gì ở các không gian khác, nhưng anh quyết tâm đi theo Sư phụ và tu luyện đến cùng. Lúc đó, trong tâm tôi cũng tự nhủ: “Con cũng sẽ theo Sư phụ và tu luyện đến cùng!”

Trong hơn 20 năm qua, tôi một mực nghiêm khắc chiểu theo yêu cầu của Sư phụ trong đối nhân xử thế và làm các việc. Mọi người xung quanh cũng thông qua tôi mà thấy được sự mỹ hảo và siêu thường của Đại Pháp.

Thông qua việc tôi chăm sóc mẹ chồng, người thân đã thực sự công nhận Đại Pháp là tốt

Sau khi bố chồng tôi qua đời từ nhiều năm trước, mẹ chồng tôi vẫn luôn sống với con trai cả, anh trai của chồng tôi, hai cháu gái và chắt trai lớn đều do mẹ chồng tôi nuôi nấng. Thế nhưng, đối với gia đình tôi, mẹ chồng tôi không chỉ cay nghiệt mà còn không bao giờ chăm sóc con trai tôi.

Tháng 12 năm 2016, mẹ chồng tôi bị bệnh và phải phẫu thuật nên cần hộ lý. Trong khi nhà anh trai cả còn chưa bàn rõ việc này, tôi nghĩ cha mẹ già lớn tuổi, không thể đều quy hết trách nhiệm cho anh cả, nên tôi đã chủ động phá bỏ quy củ xưa cũ, không so đo trước đây mẹ chồng tôi đối tốt với ai, không tốt với ai, mà bắt đầu luân phiên nhau, mùa đông mẹ chồng sẽ ở nhà tôi, còn mùa hè bà ở nhà anh cả. Năm 2017, sức khỏe mẹ chồng tôi không tốt, sợ lạnh, nên vì để thuận tiện chăm sóc bà, tôi và chồng đã bàn nhau mua một căn hộ chung cư ở gần đó. Việc này kéo dài trong ba năm, cho đến khi mẹ chồng tôi qua đời vào tháng 5 năm 2020 khi bà 85 tuổi.

Từ năm 2017, mẹ chồng tôi đã phải nhập viện bảy lần, mỗi lần như vậy, gia đình anh cả của chồng tôi, gia đình chị gái và gia đình tôi lại thay phiên nhau chăm sóc bà. Nhưng vô luận là đến phiên nhà nào chăm bà, việc ăn uống của mẹ chồng, ngày ba bữa, đều do tôi phụ trách. Tôi rất đặt tâm vào việc chuẩn bị bữa ăn để bà ăn ngon miệng và ăn không bị muộn giờ. Bà muốn ăn gì là tôi mua thứ đó, cũng không so đo giá cả, nào là thứ này thứ kia, tô cũng không động tâm. Tôi nghĩ mình là người tu luyện, Sư phụ yêu cầu như vậy thì cần phải làm như vậy, muốn tu thì cần tu cho tốt.

Trong khoảng thời gian đó, chị dâu tôi cũng từng phải nhập viện. Tôi phải chuẩn bị hai loại cơm. Vì chị ấy bị tiểu đường không thể ăn cơm gạo bình thường, vì vậy tôi phải chuẩn bị đồ ăn riêng cho chị ấy và đồ ăn khác cho mẹ chồng.

Một hôm, trời mưa như trút nước, tôi mặc áo mưa và đi đôi ủng sờn rách rồi đẩy xe đạp cùng một thùng thức ăn đã nấu sẵn có nắp đậy treo trên tay lái. Tôi còn cách bệnh viện gần 2km, và rất khó đi bộ trong cơn giông bão. Sau đó, tôi chợt nhớ ra rằng mẹ chồng tôi nói rằng bà muốn ăn một ít cổ gà. Vậy là, tôi đậu xe đạp dưới mái hiên và nhanh chóng đi mua một ít. Tôi cũng đi mua bánh xèo cho chị dâu, sau đó bỏ vào trong áo khoác, kẹp sát cơ thể để giữ ấm.

Đôi ủng của tôi sũng nước, quần áo của tôi ướt đẫm. Khi đến bệnh viện, tôi thấy mẹ chồng và chị dâu đang đợi tôi ở hành lang. Họ kể bệnh nhân ở phòng bên cạnh bảo họ đừng đợi tôi mang thức ăn đến, họ sẽ cho mượn bếp điện nhỏ của họ để nấu. Bệnh nhân kia nói: “Chỉ cần nấu một ít cháo. Mưa lớn khủng khiếp như vậy, con dâu chị sẽ không đến đâu.” Mẹ chồng tôi đáp: “Chúng tôi không nấu cháo đâu. Đừng nói mưa to thế này, có mưa dao găm thì con dâu đều có thể đến!” Tôi nghe xong chỉ cười một tiếng.

Đương nhiên, cũng có những lúc tôi làm không tốt. Một buổi sáng, sau khi tôi mới tưới xong một nửa nhà kính, cầu dao bị đứt, dây điện bắt đầu bốc khói. Để tưới nốt cây, tôi phải lấy nước từ giếng, làm rất vội vàng. Bởi vì tôi còn vội nấu ăn cho mẹ chồng, rồi đột nhiên tôi bị ngã trên cánh đồng. Quần tôi ướt sũng hoàn toàn. Lúc đó là 10:30 sáng, tôi phải về nhà nấu ăn, nếu không sẽ không kịp.

Hôm đó là ngày thứ hai của tháng hai âm lịch, theo phong tục, tôi nên mua đầu heo. Thế nhưng vừa bước ra khỏi nhà kính, tôi thấy xe đạp đã bị xịt lốp. Tôi liền đẩy xe đến một cửa hàng sửa chữa và bảo họ sửa nhanh nhất có thể. Thợ sửa xe nói cách nhanh nhất là thay săm xe mới. Thay săm thì hơn 10 nhân dân tệ, trong khi nếu vá lốp thì chỉ tốn ba nhân dân tệ. Rất nhanh, tôi quyết định thay săm xe, không ngại tốn tiền, chỉ cần nhanh là được. Sau đó, tôi vội vàng đi mua rau và đầu heo, không làm chậm trễ bữa ăn của mẹ chồng.

Đi được nửa đường, khi tôi đẩy xe lên dốc, tâm tình tôi có chút không được bình thản. Khi đó, tôi mặc một chiếc quần phong phanh, tất thì ướt (vì vội nên tôi chưa kịp thay), hôm đó trời rất lạnh. Vậy là tôi bắt đầu nhẩm Pháp của Sư phụ:

“khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng”. (Bài giảng chín, Chuyển Pháp Luân)

Khi đó, tâm tôi mới dần dần nhẹ đi. Kỳ thực, đối chiếu với Pháp, tôi không nên động tâm.

Tháng 3 năm 2020, mẹ chồng tôi lại phải nhập viện. Nhưng cùng lúc đó, vợ của anh trai tôi bị đột quỵ nên anh phải chăm sóc chị ấy. Mà chồng tôi lại làm theo ca, những việc thế này anh thường lo lắng phát hỏa, có lúc nhịp tim lên tới 100nhịp/phút, anh ấy sẽ khó mà chịu nổi. Chị chồng tôi thì mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao mà đến bệnh viên chăm sóc mẹ già thì sức khỏe cũng chịu không nổi. Vì vậy, chị ấy đã thu xếp cho cháu gái lớn nấu ăn cho mẹ chồng tôi. Mẹ chồng tôi khá kén ăn. Ví dụ như 1 bát cháo phải có hai loại hạt, không loãng, không đặc mà phải vừa phải. Cá thì phải là cá nhỏ, chiên tầm ba đến sáu con, cứng cũng không được mà mềm quá cũng không được; và một món ăn riêng khác phải thật mềm. Cháu gái nghe xong, vốn cháu và mẹ đang giận nhau, lúc này cháu nằm trên giường bật khóc. Vậy là việc này tạm thời gác lại đó, nhưng mẹ chồng tôi bệnh nặng cần người chăm sóc!

Sau khi biết chuyện, tôi nghĩ: là một người tu luyện, tôi cần nghĩ cho người khác, Sư phụ đã dạy chúng ta như vậy. Vì vậy, tôi nói với cháu: con không cần nấu cơm nữa, vẫn cứ để thím làm, con cứ chăm sóc cho mẹ con thật tốt là được rồi, bảo bố con thay thím một tiếng vào mỗi bữa, thím sẽ về nhà nấu ăn. Cứ như vậy, tôi đã gánh vác hết mọi việc, buông bỏ lợi ích cá nhân, hết lòng chăm sóc mẹ chồng.

Việc chăm sóc mẹ chồng, nói thì dễ, nhưng làm được thực sự khó. Về cơ bản, mỗi giờ bà đi tiểu một lần và theo yêu cầu của bác sỹ phải gom nước tiểu lại đổ vào một bình để đong lượng nước tiểu và bác sỹ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn thuốc. Có lúc nước tiểu bị đổ cả ra tay, chân, chỗ nào cũng có. Nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp,chắc chắn tôi sẽ không thể làm nổi việc này. Có những lúc mệt, tôi vừa định chợp mắt khoảng hai phút, thì mẹ chồng lại gọi bảo muốn đi tiểu. Tôi hứng một lúc, nhìn thì không thấy nước tiểu, tôi nói sao mẹ chưa đi? Bà nói không đi được. Tôi bảo bà đừng lo lắng, cứ từ từ rồi đi. Sau một lúc, tôi nhìn lại, vẫn không có nước tiểu. Tôi cũng không cảm thấy khó chịu hay tức giận, mà thông cảm cho bà. Đương nhiên, vậy là tôi cũng không có thời gian để ngủ.

Gia đình tôi kiếm sống bằng nghề trồng cây trong nhà kính. Những người làm nghề này đều biết, đó là công việc khổ cực, không có người chăm sóc là không được. Trong khoảng thời gian đó, tôi không thể chăm sóc nhà kính của mình, vì vậy tôi đã nhờ một đồng tu gần đó giúp đỡ việc vén rèm cửa để lưu thông không khí. Sau đó về kiểm tra, tôi thấy cây giống tiêu cũng đổ xuống, cỏ đã mọc rất cao và nhiều. Lúc đó, điều gì tôi cũng buông xuống, cũng không để ý nổi.

Mỗi bữa ăn, tôi cần chuẩn bị các loại thức ăn khác nhau cho mẹ chồng và chồng. Mỗi bữa, mẹ chồng tôi đều nói với tôi những gì bà muốn ăn, và tôi luôn làm bà hài lòng. Tôi đạp xe từ bệnh viện về nhà, nấu cháo và các món ăn khác, rồi vội vã quay lại để đưa thức ăn cho mẹ chồng. Cứ đều đặn như vậy, tôi thậm chí không có thời gian để ăn, phá bỏ thói quen ăn uống vốn rất nguyên tắc trong nhiều năm của tôi. Tôi cũng chưa bao giờ nói chuyện này với mẹ chồng. Đôi lúc tôi về nhà ăn tạm chút cơm thừa, khi bận quá còn không có thời gian ăn. Cho đến nay tôi đều là tốt khoe xấu che, sợ mẹ chồng nghĩ ngợi. Vì thời gian eo hẹp, vội vội vàng vàng đi đi về về nên quần áo trong của tôi luôn ướt đẫm mồ hôi.

Ở thôn, mẹ chồng tôi nổi tiếng “khôn ngoan”. Không chỉ vậy, mẹ chồng tôi thích con dâu năng nổ tháo vát, nhưng tôi lại mảnh khảnh yếu đuối, không khéo ăn nói, vậy nên tôi luôn khiến bà chướng mắt, dùng lời người khác mà nói thì chính là bị xem thường, coi không bằng nửa con mắt. Tôi nhớ một lần tôi mua xương và hoa quả đưa qua mẹ chồng, đến cửa bệnh viện thì gặp bốn, năm người đang tán gẫu với mẹ chồng, trong đó, một cụ bà thấy tôi, quan tâm hỏi: con à, sao con gầy như vậy? Mẹ chồng tôi lập tức nói hớt lời: hồi cưới đó là tôi không bằng lòng, e cháu gầy quá, nhưng ông nhà (chỉ bố chồng tôi) lại bằng lòng! Tâm lý không chấp nhận tôi bộc lộ rõ qua lời nói của mẹ chồng. Nhưng tôi không mảy may để ý. Còn cụ bà thì sợ tôi và mẹ chồng mâu thuẫn, sợ đến mức muốn đứng dậy bỏ đi, tiếc rằng ngồi dậy cũng không dậy nổi, đến lúc vất vả lắm mới ngồi dậy được thì liền mau chóng bước đi khỏi. Nhìn bóng dáng của cụ bà, tâm tôi rất thản nhiên, không để trong tâm.

Tháng 5 năm 2020, mẹ chồng tôi ra đi thanh thản trong bệnh viện. Mọi việc sau đó đều được giải quyết ổn thỏa đâu vào đó, không nảy sinh bất kỳ xung đột nào. Vợ chồng tôi cũng không so đo về bất kỳ khoản tiền hay quà phúng nào. Mọi việc đều giải quyết tốt đẹp, ai nấy đều hài lòng.

Thông qua việc chăm sóc mẹ chồng, chị chồng và anh chồng đã thay đổi hoàn toàn quan điểm và thái độ của họ đối với tôi. Do cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chị chồng thường coi thường tôi. Anh chồng cũng không đếm xỉa gì đến tôi. Theo lời của anh ấy thì: em trai anh là kẻ bất lực, cưới vợ về mà không biết quản (chỉ việc tôi tu luyện Đại Pháp), nhìn không ra Đại Pháp tốt chỗ nào. Bình thường thì hành xử tốt đẹp của đệ tử Đại Pháp dường như không liên quan gì đến anh ấy. Nhưng việc này liên quan đến lợi ích thiết thân của họ và khi xảy ra với họ một cách hết sức chân thực, họ đã thực sự xúc động. Họ bắt đầu quan tâm tôi, nói với tôi những lời ấm lòng. Tôi biết từ tận đáy lòng họ đã thừa nhận tôi, thực sự hiểu được Pháp Luân Đại Pháp là tốt.

Hai con của anh chồng tôi cũng thay đổi thái độ đối với Đại Pháp. Kỳ thực, vợ của anh cũng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên, sau khi chị ấy đột nhiên bị đột quỵ, các con vốn thừa nhận Đại Pháp tốt đã có những suy nghĩ tiêu cực về Đại Pháp. Cháu gái tôi không thể hiểu tại sao mẹ cháu lại bị bệnh sau hơn 20 năm tu luyện, vì vậy cháu gái tôi không còn tin vào Đại Pháp nữa (đương nhiên, hiện tại chị dâu đã tìm ra nguyên nhân của tự thân, thân thể đang nhanh chóng hồi phục). Thậm chí khi các học viên đến nhà, bọn trẻ còn từ chối không cho vào, rất phản đối. Lần này sau việc mẹ chồng tôi nằm viện, cháu gái tôi chân thành nói: là do mẹ cháu đã không tu luyện tốt, chứ không phải là Đại Pháp không tốt. Nếu được giống như thím thì tốt. Các cháu còn phân ra những người tu luyện với nhau, cảm thấy mỗi người tâm tính khác nhau, nhưng Đại Pháp là tốt.

Trong thôn tôi có một người họ hàng, trước đây cứ mỗi khi tôi nhắc đến Đại Pháp là quay đầu bước đi, nhưng hiện giờ, anh ấy còn chủ động gặp tôi và tỏ thái độ rất thân thiện. Tôi biết anh đã hiểu Đại Pháp là tốt.

Người thân và bạn bè không còn coi thường gia đình tôi nữa. Vào ngày lễ tết, họ bắt đầu chủ động mua những món quà quý cho chúng tôi, đó là biểu hiện sự cảm ân xuất tự nội tâm của sinh mệnh sau khi minh bạch chân tướng. Tất nhiên chúng tôi cũng đáp lễ lại họ, không để họ phải tốn kém.

Mọi người đều biết ơn Đại Pháp và Sư phụ

Trong thời gian mẹ chồng tôi nằm viện, vợ của em trai tôi đã bị giam giữ phi pháp vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Em trai tôi bị hoại tử xương đùi và bố mẹ chồng cô ấy (bố mẹ tôi) đã gần 80 tuổi nên cô ấy trở thành trụ cột của gia đình. Các con thì còn đang học đại học nên cần tiền. Tôi nói với bố mẹ: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt con dâu của bố mẹ vào tù. Chúng ta cần giúp đỡ gia đình cô ấy. Sư phụ sẽ an bài mọi thứ cho chúng ta.” Sau đó, tôi và cha mẹ làm việc nhiều hơn. Nhà em dâu cũng trồng cây trong nhà kính, vậy nên tôi bắt đầu chăm sóc nhà kính của cả hai nhà.

Một lần trong một trận tuyết lớn, tuyết trên nóc nhà kính cần phải được dọn sạch trước khi mặt trời mọc. Tôi nghĩ: Em dâu không có nhà, tôi không muốn nhà kính của em dâu bị hư hại. Vì vậy, tôi thức dậy lúc 3 giờ sáng và dọn dẹp nhà kính của em dâu trước. Năm đó, phép màu đã xảy ra. Cây ngô nhà người khác cuống nhỏ, nhưng thân cây của em dâu tôi trồng lên rất cao, mặc dù không ai tưới nước. Bình thường em dâu ở nhà tu luyện rất tốt nên mẹ tôi rất tin tưởng vào Đại Pháp. Ở ngoài đồng, mẹ tôi đã dập đầu cầu xin Sư phụ ban phước cho họ.

Một ngày mùa đông, mẹ tôi cảm thấy đau nhói ở huyệt nhân trung, và bắt đầu kêu la rất đau đớn. Cha và anh trai tôi giúp bà nằm xuống. Bà tiếp tục niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Sau đó, bà cảm thấy có thứ gì đó di chuyển từ huyệt nhân trung đến thái dương, và cơn đau dần dần biến mất. Khi bà kể lại cho tôi những gì đã xảy ra, tôi thấy một vầng tím cỡ quả trứng chỗ huyệt thái dương. Từ đó trở đi, mẹ tôi càng tin tưởng vào Đại Pháp hơn, và thường dâng hương lên Sư phụ.

Năm đó, nhà em dâu tôi đủ tiền cho con cái đi học, mọi việc trong nhà đều thu xếp ổn thỏa, bình an vô sự, chính là nhờ Sư phụ đã bảo hộ. Tôi nghĩ, quả đúng là: “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân). Tôi chỉ bất quá là bỏ ra chút sức, chịu một chút khổ mà thôi.

Lúc đó, tôi đang chăm sóc mẹ chồng cũng như hai nhà kính. Bởi vì thời gian không mấy dư dả nên tôi chọn trồng các loại rau đơn giản, dễ chăm sóc, cũng không nghĩ cố kiếm được bao nhiêu tiền, nhà đủ tiêu là được, bảo trì tâm bình tĩnh. Thật kỳ diệu, cần tây trong nhà kính của em dâu tôi năm đầu tiên phát triển rất tốt đến nỗi bán được giá cao hơn gần ba lần so với bình thường. Về sau, tôi trồng cả các loại rau khác. Tổng cộng, thu nhập từ nhà kính của chúng tôi còn được nhiều hơn so với khi em dâu tôi ở nhà. Tôi nghĩ, đó hết thảy đều là Sư phụ ban cho!

Nhà kính của em dâu tôi còn xuất hiện một kỳ tích khác. Tấm nhựa trên nhà kính thường mỗi năm phải thay một lần, ngay cả loại chất lượng cao cũng chỉ có thể sử dụng trong hai năm. Vậy mà tấm nhựa của em dâu tôi có tuổi thọ lên tới bốn năm!

Hơn nữa, năm đó có một trận mưa đá, nhà người khác phải thay tấm nhựa mới. Nhưng mưa đá dường như không đập vào tấm nhựa trên nhà kính của em dâu tôi! Ngay cả những cây con mà mẹ tôi trồng trước nhà kính cũng không bị hư hại. Mẹ tôi cảm động trước uy lực vĩ đại của Đại Pháp và thốt lên: “Sư phụ Lý thực sự đã bảo vệ chúng ta!”

Khi em dâu tôi được thả, tôi đem chiếc nhà kính đã được bảo dưỡng tốt giao lại cho cô ấy. Trong thời gian em dâu bị giam giữ, tôi đã gặp cha mẹ cô ấy. Tôi hỏi ra thì biết mẹ cô ấy mắc bệnh nan y, và tôi nghĩ mình nên giúp họ. Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị thức ăn cho mẹ chồng, tôi còn mang thức ăn đến cho bố mẹ em dâu cũng đang ở trong bệnh viện. Tôi thường mua những món ăn mà mẹ cô ấy thích. Nếu món đó tôi nấu không ngon, thì tôi sẽ mua cho họ. Tôi cũng dặn họ niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”

Sau khi mẹ chồng tôi được xuất viện. Một buổi tối trời mưa to, tôi nghĩ đến bố mẹ em dâu vẫn còn trong bệnh viện. Họ không quen thuộc khu vực xung quanh bệnh viện, tôi tự hỏi không biết có biết mua thức ăn ở đâu không. Vậy là tôi vội vã đến bệnh viện và thấy cha cô không thể tự tìm đồ ăn. Tôi lập tức ra ngoài mua một ít cơm, thịt xào rau, móng giò và một chai bia, rồi đưa cho ông. Ông rất biết ơn và luôn nói tôi tốt thế nào.

Thành thực mà nói, tôi chỉ làm những gì một đệ tử Đại Pháp nên làm, không cảm thấy có gì đặc biệt. Nhưng cha mẹ em dâu thì vẫn luôn nhớ mãi không quên, vẫn luôn nói tôi thực sự là một người tốt!

Tất cả dân làng đều nói tôi tu Đại Pháp được phúc báo

Kỳ tích cũng triển hiện với nhà kính của tôi. Do không có thời gian, nên tôi hiếm khi chăm sóc nhà kính của mình. Thế nhưng, cũng trồng cùng một loại ớt giống những người khác, nhưng nhà kính của tôi lại đạt lợi nhuận cao hơn 25% so với người dân trong làng.

Trong hơn 20 năm tu luyện Đại Pháp, chồng tôi dù chưa tu luyện nhưng cũng được thụ ích. Anh ấy rất khỏe mạnh. Đôi khi, anh ấy cũng bắt chước tôi ngồi thiền, đồng thời cũng thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Ở nơi làm việc, chồng tôi là công nhân lớn tuổi nhất và nằm trong danh sách cắt giảm biên chế của công ty. Tuy nhiên, sau khi anh ấy lặng lẽ sửa một lò nung ở đó, công ty đã giữ anh lại và trả lương cao cho anh.

Con trai tôi học ngành khoa học máy tính và được tuyển dụng vào một công ty lớn. Yêu cầu tối thiểu để được nhận vào làm ở đây là phải tốt nghiệp trường đại học hàng đầu. Tuy nhiên, con trai tôi chỉ theo học một trường đại học hạng hai, nhưng cháu vẫn được chọn. Hiện tại, mức lương của cháu khá tốt, cháu không có các thói quen xấu như hút thuốc và uống rượu. Mọi người nghe vậy đều ngạc nhiên. Sau khi biết chuyện, một người đàn ông lớn tuổi đã nói với tôi: “Cô tu luyện Pháp Luân Đại Pháp quả thực là không uổng! Cô được phúc báo đó!”

Tôi trở nên có tiếng trong làng vì hay giúp đỡ người khác. Khi dân làng kêu gọi để mở đường, tôi đã mang một cái xẻng lớn ra và làm một mình. Một lần khác, tôi giúp một người họ hàng thu hoạch ngô mà cũng không bận tâm đến cánh đồng nhà mình. Tôi mua than cho mẹ chồng sống chung với anh cả nhà chồng, trong khi chưa bao giờ mua than cho nhà mình. Để ngăn chặn các cánh đồng của dân làng xung quanh khỏi ngập lụt, tôi đã đào một con mương dài hơn 100 mét, sâu 1,5 mét và rộng gần 2 mét trên cánh đồng của mình. Con mương chiếm hơn nửa mẫu đất và làm giảm thu nhập của tôi tới hơn 1.000 nhân dân tệ mỗi năm. Dân làng nhìn thấy lòng tốt của tôi, họ khen ngợi tôi rất nhiều. Tiếng tăm của tôi vang xa, hễ nhắc đến tôi là ai cũng biết. Thậm chí ngay cả những người theo Thiên Chúa giáo cũng phải thừa nhận: “Tâm như hoa sen khiến người tín phục. Pháp Luân Đại Pháp thật là tốt!”

Kỳ thực, tôi chỉ làm theo lời Sư phụ, thành tâm thành ý đối xử tốt với tất cả mọi người. Hết thảy mọi thứ đều do Sư phụ ban cho. Nếu không có Sư phụ và Đại Pháp thì sẽ không có hết thảy những điều đó.

Cuối cùng, thay mặt cho gia đình mình, con xin khấu đầu cảm tạ Sư phụ đã cứu độ! Hy vọng thế nhân đều minh bạch Pháp Luân Đại Pháp là tốt, bình an vượt qua kiếp nạn!

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/29/454726.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/1/221080.html

Đăng ngày 26-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share