Bài của Trung Dương

[MINH HUỆ 23-03-2012] Chu Vĩnh Khang là quan chức ĐCSTQ cấp cao nhất dưới Giang Trạch Dân đã tích cực thực thi bức hại Pháp Luân Công. Sau khi Giang Trạch Dân miễn nhiệm, ông ta tiếp tục dùng hệ thống Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ đẩy mạnh bức hại. Chu Vĩnh Khang, cũng giống như Bạc Hy Lai, đã làm điều này vì ông ta biết rằng khi cuộc bức hại chấm dứt, đó là ngày ông ta sẽ bị đưa ra trước công lý.

Lương Thế Tân, Trưởng ban An ninh Quốc nội và Trưởng Phòng 610 của quận Giang Bắc, Thành phố Trùng Khánh, đích thân nói với các học viên Pháp Luân Công là họ theo đúng mệnh lệnh từ Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang. Lương đã ra lệnh Phòng 610 của ông ta bắt giam, tra tấn và kết án các đệ tử Pháp Luân Công. Ông ta cũng đã bắt họ vào các trại lao động và trung tâm tẩy não. Một số học viên bị giết hại, một số bị thương tật, và một số đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Chúng ta thấy những người vô tội gánh chịu đau khổ, gia đình thì tan nát. Đây là kết quả của mệnh lệnh từ Chu chỉ ở một huyện, trong số 2.862 đơn vị hành chính cấp huyện trên toàn quốc.

Chu Vĩnh Khang đến đâu, tội ác đến đó

Chu Vĩnh Khang đến nơi nào, thì nơi đó sự bức hại gia tăng. Ông ta đã đi khắp nước trong hai năm qua, đích thân đẩy mạnh cuộc bức hại. Một ví dụ là vai trò của ông ta trong việc bắt giam học viên Lý Húc Bằng tại tỉnh Sơn Tây. Ngay sau khi Chu rời khỏi thành phố Tây An, Phòng công an an ninh và các nhân viên Phòng 610 từ Tây An đến thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông để bắt ông Lý. Hơn một chục công an vũ trang đột nhập vào căn nhà thuê của ông và lục soát căn nhà này.

Từ cuối năm 2009 đến đầu năm 2010, Chu ra chỉ thị cho hệ thống toà án rằng tất cả các trường hợp Pháp Luân Công phải được xử lý cứng rắn và nhanh chóng. Ông ta đến Thượng Hải từ 14 tháng 04 đến 15 tháng 04 năm 2010. Những học viên Pháp Luân Công sống tại vùng ngoại ô Thượng Hải liền bị sách nhiễu bởi Ủy ban Chính trị và Pháp Luật ĐCSTQ, một số bị bắt bớ. Những người không bị bắt thì không được phép rời nhà trong thời gian tổ chức Hội chợ Thế giới.

Vào tháng 04 năm 2010, 376 dân làng tại huyện Thanh Quân, thành phố Phúc Kiến, tỉnh Liêu Ninh ký một bản thỉnh nguyện đại diện cho học viên Pháp Luân Công, ông Từ Đại Vi, người đã bị tra tấn đến chết tại nhà tù Đông Linh. Chu Vĩnh Khang ra lệnh điều tra cuộc thỉnh nguyện này, với mong muốn tìm ra ai là người khởi xướng vụ thỉnh nguyện và đe doạ dân làng không được dính líu vào việc phản đối việc bức hại Pháp Luân Công.

Từ cuối tháng 07 đến đầu tháng 08 năm 2010, Phòng 610 đã tổ chức cuộc họp cấp quốc gia tại thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc để bàn về việc bức hại. Chu Vĩnh Khang lại lặp lại mệnh lệnh của Giang Trạch Dân “nhổ tận gốc Pháp Luân Công trong ba tháng”. Ông ta phân bổ tài chính cho từng vùng để tiến hành bức hại.

Vào tháng Tám 2010, Chu đến thăm Nhà máy 505 tại thành phố Mai Sơn tỉnh Tứ Xuyên, nơi có một trung tâm tẩy não đặt tại đó.

Vào tháng 09 năm 2010, Chu đến thành phố Hoài Hoa tỉnh Hồ Nam, nơi mà cuộc bức hại đột nhiên leo thang. Phòng 610 tại mỗi tầng cấp chính quyền sách nhiễu học viên bằng cách đến tận nhà hay qua điện thoại. Họ đe doạ gia đình các học viên và ép các học viên ký tuyên bố. Họ cũng bắt hơn một chục học viên và đưa vào trung tâm tẩy não. Những học viên này là từ những huyện hoặc thị xã nhỏ trong vùng Hoài Hoa, cũng như từ khu tự trị Hương Tây.

Vào ngày 15 tháng 11 năm 2010, Chu Vĩnh Khang đến quận Vạn Chu, thành phố Trùng Khánh, và tới quận Châu Thàng vào ngày 16 tháng 11. Bạc Hy Lai, Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh, hy vọng sẽ là người kế vị Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp Lý ĐCSTQ vào năm 2012. Để nịnh bợ, Bạc Hy Lai đã ra lệnh bắt giam mấy chục học viên vào ngày 16 tháng 11 năm 2010.

Vào ngày 23 tháng 11 năm 2010, Chu đi từ thành phố Tế Nam đến thành phố Tế Ninh thuộc tỉnh Sơn Đông. Vào tối ngày 12 tháng 11 năm 2010, gần mười học viên bị bắt tại thành phố Tế Nam, và nhà cửa của họ bị lục soát. Vào ngày 07 tháng 12 năm 2010, nhân viên Phòng 610 tỉnh Sơn Đông đến thành phố Tế Ninh và yêu cầu các học viên tham gia buổi họp tại Khách sạn Hoàng Hoài, nơi mà họ ép buộc các học viên ký vào giấy tuyên bố bất luyện.

Vào tháng 11 năm 2010, những học viên tại đó đã thành công trong việc chèn vào sóng phát thanh của Đài truyền thanh Giao thông Đại Liên và phát thanh sự thật về Pháp Luân Công. Chu đến Đại Liên và đích thân tổ chức bắt giam các học viên này, huy động cả lực lượng công an và bộ đội thực hiện việc này.

Vào đầu tháng 04 năm 2011, Chu Vĩnh Khang đến thành phố Vũ Hán, dẫn đến một đợt bắt bớ quy mô lớn vào ngày 20 tháng 04 tại khu vực Vũ Xương. Có ít nhất 16 học viên bị bắt chỉ trong vòng ba ngày, và ít nhất có 45 học viên bị bắt vào gần cuối tháng 05. Công an thành phố theo đúng mệnh lệnh của Chu, lập ra một lực lượng hỗn hợp để theo dõi hoạt động và điện thoại của các học viên và để tiếp tục bắt bớ. Sau đợt bắt bớ này, trung tâm tẩy não Dương Viên, thành phố Vũ Hán đã giam giữ ít nhất 18 học viên, trung tâm tẩy não Bản Kiều tỉnh Hồ Bắc giam giữ ít nhất 9 học viên, trung tâm tẩy não Ngạch Đầu Loan tại quận Qiaokou giam ít nhất 7 học viên, trung tâm tẩy não Kham Gia Ky tại quận Giang Ngạn giam ít nhất 6 học viên, và trung tâm tẩy não Nhị Đạo Bằng tại quận Giang Hán giam ít nhất 11 học viên. Sau khi Chu Vĩnh Khang đến tỉnh Vân Nam vào tháng 05 năm 2011, những Phòng 610 tại đó tiến hành nhiều đợt bắt bớ trong tháng 05 và tháng 06 theo mệnh lệnh của ông ta. Vào ngày 11 tháng 05 năm 2011, Phòng 610 và Phòng công an thành phố Côn Minh bắt nhiều học viên trong vòng một ngày, bao gồm bà Trần Hoán Lệ, bà Trương Tiểu Hoa, bà Trương Hiểu Vân, bà Đổng Bích Vi, bà Cố Lệ Thanh, bà Đinh Quế Anh, bà Bành Chính Lan, và bà Quách Mỗ Mỗ.

Chế độ Giang Trạch Dân đã dùng một khoản tiền rất lớn để bức hại Pháp Luân Công

Tờ báo Wall Street Journal bản Hoa ngữ đã đưa tin vào ngày 06 tháng 03 năm 2012 chi tiêu ngân sách cho an ninh nội địa của Trung Quốc sẽ cao hơn chi tiêu cho quân sự trong ba năm liền. Vào ngày 05 tháng 03 năm 2012, theo thông tin từ Quốc hội, trong ngân sách của năm 2012 chi tiêu cho công an, cảnh vệ, toà án, nhà tù và những phương thức đảm bảo an ninh công cộng khác đã gia tăng 11,5 %, khoảng 70 tỉ Nhân dân tệ Trung Quốc (khoảng 11 tỉ đô la Mỹ). Trong khi đó, ngân sách cho quốc phòng là 67 tỉ Nhân dân tệ Trung Quốc, tăng khoảng 11,2 %. Pháp Luân Công bị ĐCSTQ xem là mục tiêu đàn áp số một kể từ năm 1999.

Một viên chức trong Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiết lộ rằng để bức hại Pháp Luân Công, chế độ Giang Trạch Dân đã dùng một khoản tiền khổng lồ trong ngân quỹ nhà nước. Nhiều viên chức cao cấp đồi bại cũng đã tung ra những số tiền rất lớn cho những nhà trí thức và truyền thông tại hải ngoại để họ hợp tác với ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công. Có người dùng chính sách bức hại này để làm tiền một cách bí mật bằng nhiều mánh lới khác nhau.

Một cựu quan chức cao cấp trong Phòng Công lý của tỉnh Liêu Ninh nói công khai trong một cuộc họp tại trại lao động Mã Tam Gia vào năm 2004 rằng “Chi phí cho việc bức hại Pháp Luân Công đã vượt quá chi phí cho một cuộc chiến tranh.”

Kéo người dân thường vào cuộc bức hại

Chế độ Giang Trạch Dân đã sử dụng những thủ thuật từ thời Cách mạng Văn hoá để ép người vô tội tham gia vào cuộc bức hại, như là “bảo đảm cả nhóm” đăng ký hộ khẩu, người theo dõi trong hàng xóm, và phiên mạ lỵ công khai. Vào đầu năm 2012, Chu nghe tin rằng có nhiều biểu ngữ về Pháp Luân Công được treo lên ở một số đường phố tại những huyện thuộc tỉnh Sơn Đông. Ông ta ra lệnh cho Phòng 610 thành phố Thanh Đảo tổ chức những một cuộc họp bí mật cho tất cả các bí thư ĐCSTQ và lãnh đạo các huyện, thị xã. Ông ta ra lệnh cho họ tố cáo các học viên Pháp Luân Công đã phân phát tài liệu và những trung tâm in tài liệu của họ.

Từ tháng 06 đến tháng 08 năm 2011, dưới sự chỉ đạo của Chu Vĩnh Khang, Ủy ban Pháp luật và Chính trị ĐCSTQ và Phòng 610 huyện Tề Giang đã tổ chức những lớp tẩy não tại khách sạn trường Đảng. Họ vận động nhân viên từ công an, công tố viên, hệ thống toà án, cũng như giới lãnh đạo tại các nhà máy, cơ quan chính phủ, và lãnh đạo cộng đồng. Những người này bị ép phải hỗ trợ trong việc bắt bớ các học viên.

Vào tháng 11 năm 2011, Chu Vĩnh Khang đi từ tỉnh Sơn Tây cho đến vùng tự trị Tân Cương và tổ chức một sự kiện tại Nhà Triển lãm Khoa học để mạ lỵ Pháp Luân Công. Ông ta tổ chức một cuộc họp vào ngày 25 tháng 11 năm 2011. Ngay sau cuộc họp, các cơ quan ĐCSTQ đã bắt buộc mọi người phải ký vào “thẻ cam kết” chống lại các học viên Pháp Luân Công, những người sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Chu đến tỉnh Qúy Châu vào tháng 12 năm 2011 và ra lệnh các trường tiểu học cơ sở, trung học phát thanh tuyên truyền mạ lỵ Pháp Luân Công, và bắt buộc học sinh phải viết bài tấn công Pháp Luân Công. Chu cũng ra lệnh công an và ủy ban dân phố phải chụp hình từng học viên và nhà của họ. Họ cũng bị bắt buộc phải đăng ký những người trong gia đình họ tại các đơn vị làm việc là “gia đình học viên Pháp Luân Công” như là một chiến thuật để đe doạ. Người ta nói rằng, lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt’. Sớm hay muộn, Chu Vĩnh Khang cũng sẽ bị đưa ra trước công lý về những tội ác của ông ta.

______________________

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/3/23/罪证昭彰-法办周永康是必然-254624.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/4/11/132649.html#.T4UzKHL0rMY

Đăng ngày 27-4-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share