Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 29-12-2023] Nhân dịp 25 năm từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình một danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại nhằm yêu cầu chính phủ cấm thủ phạm cùng người thân của họ nhập cảnh, đồng thời đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ theo luật định.

Trong số những thủ phạm bị nêu tên có Vương Lập Quốc và Hàn Diên Vỹ, nguyên và quản giáo hiện tại của Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang.

Thông tin về thủ phạm

Họ và tên: Vương Lập Quốc (王立国)

Giới tính: Nam

Quốc tịch: Trung Quốc

2024-8-29-203433-0.jpg

Họ và tên: Hàn Diên Vỹ (韩延伟)

Giới tính: Nam

Quốc tịch: Trung Quốc

2024-8-29-203433-1.jpg

Chức danh, chức vụ

Vương Lập Quốc

Trước tháng 8 năm 2021: Bí thư kiêm Giám đốc Trung tâm Cai nghiện Ma túy Cưỡng chế Cách ly Hắc Long Giang

Tháng 8 năm 2021 – Tháng 8 năm 2022: Quản giáo Nhà tù Nữ Hắc Long Giang

Hàn Diên Vỹ

Trước tháng 9 năm 2022: Quản giáo Nhà tù Hoa Sơn, tỉnh Hắc Long Giang

Tháng 9 năm 2022 – hiện nay: Quản giáo Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang

Những tội ác chính

Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang là nhà tù nữ duy nhất ở tỉnh Hắc Long Giang. Số học viên bị giam giữ trong nhà tù này là cao nhất cả nước (Trung Quốc), có ít nhất 1.000 học viên đã bị giam giữ tại đây.

Tính đến tháng 9 năm 2023, ít nhất 40 học viên đã chết vì bị tra tấn trong tù. Trong số những học viên từng bị giam giữ ở đó, ít nhất 90% đã bị tàn tật vĩnh viễn và tiếp tục phải chịu những tác động lâu dài sau khi được thả.

Trong nhiệm kỳ của mình, Vương Lập Quốc và Hàn Diên Vỹ đã tăng cường thực thi các chính sách bức hại Pháp Luân Công. Họ xúi giục lính canh và tù nhân tra tấn dã man các học viên, nhằm buộc họ từ bỏ đức tin của mình.

ffbf59952db383350d3aad1b3ddb3a08.jpg

Những bức ảnh thể hiện một số thủ đoạn tra tấn được sử dụng trong nhà tù, bao gồm ghế cọp, đánh đập dã man, giường tử thần (hoặc giường kéo căng), sốc điện, còng tay treo lơ lửng trên không, bức thực và tiêm những loại thuốc không xác định chủng loại.

Một số trường hợp bị bức hại đến chết

Trường hợp 1: Giáo viên 75 tuổi đã nghỉ hưu qua đời trong Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang

Bà Mâu Vĩnh Hà, một giáo viên đã nghỉ hưu 75 tuổi, đã qua đời vào ngày 13 tháng 7 năm 2023 vì liên tục bị ngược đãi trong Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang. Lính canh đã hỏa táng thi thể bà Mâu rồi mới thông báo cho gia đình bà rằng bà đã chết.

Bà Mâu bị bắt vào tháng 9 năm 2019 và bị Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ tuyên án sáu năm tù vào tháng 5 năm 2020. Lính canh tại Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang đã xúi giục các tù nhân đánh đập và lăng mạ bà. Nhiều năm bị tra tấn và ngược đãi đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bà và bà hầu như không thể cử động được.

Sau khi bà Mâu bị chứng đại tiện không tự chủ vào tháng 8 năm 2022, một tù nhân đã đánh và đổ nước lạnh lên người bà. Sau đó, mặc dù bà bị rối loạn tâm thần nhưng lính canh và các tù nhân khác vẫn thường xuyên đánh đập bà.

Cuối tháng 12 năm 2022, một tù nhân phàn nàn rằng bà Mâu đi quá chậm và đẩy bà từ phía sau một cách thô bạo. Bà ngã xuống đất khiến mặt mày bị bầm tím. Đêm đó, bà bị chứng đi tiểu dắt và trong nhiều đêm sau đó, bà phải thức 10 lần mỗi đêm. Chính vì điều này, các tù nhân được chỉ định trông chừng bà thường chửi bới và đánh đập bà.

Bà Mâu thường bị đánh thức vào lúc nửa đêm và la hét vì bị tra tấn. Tiếng la hét lớn đến nỗi các tù nhân ở phòng giam khác cũng có thể nghe thấy. Bà bị lẫn đến nỗi không thể nhận ra các học viên Pháp Luân Công khác đang ở cùng phòng giam với mình.

Con trai bà đã đề nghị nhà tù cho bà được bảo lãnh tại ngoại để chữa bệnh nhưng yêu cầu của anh liên tục bị bác bỏ.

Trường hợp 2: Người phụ nữ 77 tuổi qua đời trong khi đang thụ bản án 13 năm tù giam

Bà Phí Thục Cần ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đã chết trong Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 16 tháng 2 năm 2023 ở tuổi 77 khi đang thụ bản án 13 năm tù giam.

Theo gia đình bà Phí, ngay sau khi bị giam giữ, bà xuất hiện u xơ tử cung, huyết áp cao và bệnh tim, nhưng nhà tù liên tục từ chối đơn xin bảo lãnh cho bà tại ngoại để điều trị bệnh. Gia đình đã không được phép gặp bà kể từ năm 2019.

Khi bà Phí cảm thấy chán ăn và liên tục buồn ngủ, bà được đưa đến bệnh viện nhà tù vào ngày 13 tháng 1 năm 2023. Bác sĩ phát hiện bà đã nhiều lần bị nhồi máu ổ khuyết, teo não và bệnh phổi nghiêm trọng. Bất chấp tình trạng của bà, nhà tù vẫn từ chối yêu cầu thăm nom của gia đình bà và từ chối thả bà.

Vào khoảng 1 giờ chiều ngày 16 tháng 2, nhà tù thông báo với gia đình bà Phí rằng họ sẽ chuyển bà đến một bệnh viện khác. Nhưng chỉ một giờ sau, nhà tù lại gọi điện và nói rằng bà vừa mới qua đời. Gia đình bà nghi ngờ rằng có thể bà đã chết khi nhà tù gọi điện cho gia đình trước đó.

Ban đầu, nhà tù cấm gia đình bà Phí xem thi thể bà. Nhưng vì gia đinh kiên quyết nên nên lính canh đã phải nhượng bộ sau khi được giám thị chấp thuận. Gia đình bà Phí cho biết bà trông gầy hom hem và đầu bà đã bị cạo trọc.

Bà Phí, người làm việc trong ngành thực phẩm đã nghỉ hưu, bị bắt vào ngày 29 tháng 3 năm 2013 vì treo biểu ngữ có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” dọc theo một xa lộ lớn. Tòa án huyện Y Lan đã tuyên án bà 13 năm tù giam.

Trường hợp 3: Bà Đằng Thục Lệ qua đời khi đang thụ bản án 7 năm tù giam

Bà Đằng Thục Lệ ở thành phố Kê Tây , tỉnh Hắc Long Giang, qua đời vào ngày 10 tháng 1 năm 2023, khi đang thụ án 7 năm tù giam, ở tuổi 53.

Bà Đằng bị bắt cóc vào ngày 12 tháng 10 năm 2020 và bị kết án 7 năm tù, đồng thời bị phạt 80.000 nhân dân tệ vào ngày 2 tháng 6 năm 2021. Năm 2021, sau khi bị đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang, hàng ngày bà bị buộc phải xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công. Bà còn bị cấm ngủ và buộc phải ngồi trên một chiếc ghế nhỏ trong nhiều giờ mà không được cử động.

Sự dày vò về cả thể chất lẫn tinh thần đã ảnh hưởng đến sức khỏe của bà. Bà ăn uống rất ít và trở nên gầy gò ốm yếu. Bà cũng được chuẩn đoán có một khối u ở bụng, khiến bà bị chảy máu nghiêm trọng mỗi khi đi đại tiện.

Bà Đằng yếu đến mức phải nằm liệt giường. Bà không thể ngồi dậy ngay cả khi lính canh tới buồng giam để kiểm tra. Các tù nhân cùng buồng giam lo sợ rằng bà có thể chết bất kỳ lúc nào. Sau đó, bà được chuẩn đoán bị ung thư gan và trực tràng giai đoạn cuối.

Chồng của bà Đằng đã không được vào thăm bà mặc dù ông đã nhiều lần yêu cầu. Nhà tù cũng bác bỏ yêu cầu bảo lãnh cho bà được tại ngoại để điều trị bệnh ngay cả khi bà đang nguy kịch.

Trường hợp 4: Người phụ nữ 74 tuổi qua đời trong khi đang thụ án 4 năm tù giam

Bà Lý Ngọc Trân, ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt vào ngày 10 tháng 6 năm 2021 trong một vụ bắt bớ tập thể, sau đó bị kết án 4 năm và bị phạt 10.000 nhân dân tệ. Bà bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 7 tháng 1 năm 2022 sau khi đơn kháng cáo của bà bị bác bỏ.

Trong khu giam giữ số 8 của nhà tù, hai chiếc giường tầng được đẩy vào nhau dọc theo chiều dài của bức tường và hầu hết các học viên mới vào phải ngủ giữa hai người khác, mỗi người phải ngủ ở một giường tầng. Những ai không có giường để ngủ thì phải ngủ ở hành lang. Bà Lý bị đau chân nhưng vẫn bị phân ngủ ở giường tầng trên. Tuy nhiên, các tù nhân khẳng định rằng họ đã đối xử tốt với bà.

Tù nhân Viên Thanh Phương, đang thụ án chung thân, được lính canh chỉ định làm đội trưởng vì cô ta tích cực tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Bà Lý được đưa đến bệnh viện vào đầu tháng 1 năm 2024, nơi bà qua đời một tuần sau đó, ở tuổi 74. Hiện chưa rõ bà bị bệnh nan y hay chết do bị tra tấn trong tù.

Trường hợp 5: Người phụ nữ Hắc Long Giang bị tra tấn trong tù

Bà Tỉnh Ngọc Hoa, một công nhân công ty sưởi ấm 64 tuổi đã nghỉ hưu ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt vào ngày 31 tháng 8 năm 2020 và bị kết án 3,5 năm tù sau khi hầu tòa vào ngày 28 tháng 12 năm 2020. Bà bị đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 12 tháng 8 năm 2021.

Vì bà Tỉnh từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, lính canh nhà tù đã ra lệnh cho các tù nhân theo dõi bà suốt ngày đêm. Các tù nhân này bắt bà ngồi trên một chiếc ghế nhỏ từ 4 giờ sáng đến 10 giờ tối mỗi ngày. Chỉ cần một cử động nhỏ nhất cũng khiến bà bị đánh đập và lăng mạ. Sau thời gian dài bị tra tấn ngồi như vậy, phần mông của bà Tỉnh đã bị nhiễm trùng.

Do liên tục bị đánh nên bà Tỉnh bị bầm tím khắp người, răng bị đánh gãy chỉ còn lại duy nhất một chiếc. Việc ăn uống khó khăn đã khiến bà bị suy dinh dưỡng và gầy yếu. Tôn Học Hoa, một kẻ giết người bị kết án, đã từng tát vào mặt bà mạnh đến nỗi khiến bà bị điếc một bên tai. Nhà tù cũng giới hạn chi tiêu hàng tháng từ tài khoản ủy quyền của bà ở mức 100 nhân dân tệ. Với giá cả tăng cao trong tù, bà Tỉnh hầu như không thể mua bất kỳ nhu yếu phẩm hàng ngày nào.

Trường hợp 6: Người phụ nữ trẻ mắc bệnh tim trong tù, vẫn bị bắt lao động khổ sai

Trong thời gian thụ án ba năm tù giam, cô Lưu Khải Hân, khoảng 31 tuổi, bị bệnh tim do bị ngược đãi, nhưng cô vẫn bị bắt lao động khổ sai không công.

Cô Lưu, người gốc ở huyện Đại Hưng An Lĩnh, tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt cóc vào ngày 5 tháng 9 năm 2021. Tòa án quận Đông Lăng đã tuyên án cô 3 năm tù và cô bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang (nằm ở thủ phủ Cáp Nhĩ Tân) vào ngày 16 tháng 6 năm 2022.

Để đạt được tỷ lệ “chuyển hóa” cao, Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang đặc biệt chọn những tù nhân máu lạnh để bức hại các học viên. Những tù nhân này được chỉ định làm tù nhân đứng đầu hoặc đội trưởng phụ trách sản xuất hoặc các nhiệm vụ khác. Họ được tự do ngược đãi các học viên Pháp Luân Công và không có gì bị coi là nghiêm trọng miễn là có thể khiến các học viên từ bỏ đức tin của mình. Các lính canh thường nhắm mắt làm ngơ khi những tù nhân này tra tấn các học viên. Để đảm bảo liên tục bức hại các học viên, lính canh đã treo phần thưởng khác nhau cho những tù nhân này, bao gồm các đặc quyền có thể qua lại trong các phòng giam, giảm án tù, cho thêm thức ăn và nhu yếu phẩm hàng ngày, và được liên lạc nhiều hơn với gia đình.

Một số tù nhân thậm chí còn được phép thưởng phạt những tù nhân khác không phải là học viên mà không cần xin phép lính canh. Mục đích của cai ngục là tăng lòng trung thành của tù nhân trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Từ khi vào tù, cô Lưu đã phải chịu nhiều hình thức ngược đãi khác nhau từ những tù nhân này. Trong mấy tháng đầu tiên, cô bị giam trong khu giam dành cho người mới đến. Tù nhân đứng đầu Vương Mẫn đã bắt cô ngồi bất động trên một chiếc ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài, đồng thời bắt cô xem những video phỉ báng Pháp Luân Công. Cô Lưu đã bị bệnh tim, hiện không rõ cô có được chăm sóc y tế hay không.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/30/481375.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/7/219857.html

Đăng ngày 08-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share