[MINH HUỆ 27-02-2008] Từ khi Hội đồng Thế Vận Hội ban cho Trung Cộng danh dự tổ chức Thế Vận Hội 2008 trong năm 2001, thế giới đã chờ đợi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện lời hứa của nó là thăng tiến nhân quyền. Bảy năm đã qua, và ĐCSTQ đã cố tỏ ra thái bình trên bề mặt, nhưng kỳ thật nó che dấu sự bức hại nhân quyền để gạt cộng đồng quốc tế. Không có dấu hiệu gì của sự thăng tiến nhân quyền tại Trung Quốc. Trái lại, ĐCSTQ đang leo thang sự tiêu trừ quyền nói, tin, cả quyền căn bản nhất là sống của người dân Trung Quốc, dùng lý do là tổ chức Thế Vận Hội. Vô lượng dân chúng Trung Quốc đã bị bắt, giam cầm, nhà cửa của họ bị cướp đi, hoặc bị giết chết, nhất là trong sự bức hại Pháp Luân Công. Thế Vận Hội Bắc Kinh đang trở thành “Thế Vận Hội đẫm máu.”

Sự bức hại dưới cờ hiệu Thế Vận Hội bắt đầu từ ba năm trước

Năm 2005, Phó Bộ trưởng Công an Liu Jing nhận được một lệnh tiêu trừ Pháp Luân Công trước Thế Vận Hội, và phát hành một lệnh cho toàn hệ thống cảnh sát thi hành lệnh này. Vào tháng ba 2007, Bộ trưởng Công an trước đây Zhou Yongkang phát hành một lệnh khác, yêu cầu một đợt thứ hai bức hại nghiêm trọng chống Pháp Luân Công. Không bao lâu sau đó, nhiều cuộc bắt bớ đại qui mô các học viên Pháp Luân Công được thực hiện tại nhiều vùng. Một số học viên bị bắt hoặc kết án tù, một số bị mất tích, và một số bị tra tấn đến chết. Cảnh sát đã lên tiếng công khai rằng họ sẽ ‘giết chết một đám trước Thế Vận Hội’ như thế nào.

Bắc Kinh tràn ngập sự khủng hoảng trong khi Thế Vận Hội tiến tới gần

Khi Thế Vận Hội 2008 tiến tới gần, cảnh sát lục soát túi của dân chúng tại quảng trường Thiên An Môn, các ngã tư đường chính, và xe cộ ra khỏi xa lộ hướng về Bắc Kinh. Những người mà đi vào Bắc Kinh bằng đường xe lửa bây giờ phải đưa giấy tờ làm việc của họ, cùng với vé xe lửa. Cách này thường được dùng một hoặc hai tuần lễ trước khi Đại hội ĐCSTQ, nhưng bây giờ nó bắt đầu tám tháng tròn trước khi Thế Vận Hội bắt đầu. Ngày 24/01/2008, cảnh sát tại các vùng Chaoyang, Chongwen, và Shunyi xông vào nhà hoặc đơn vị làm việc của các học viên Pháp Luân Công để lục soát và bắt bớ bất hợp pháp. Ngày 25/01/2008, cảnh sát trên toàn Bắc Kinh ngưng xe cộ và kiểm soát thẻ căn cước của hành khách. Các nguồn tin nói rằng số tiền tài trợ cho sự bức hại Pháp Luân Công cũng gia tăng.

Mười học viên tại Bắc Kinh bị bắt trong tháng mười hai 2007, với nhiều người hơn nữa bị bắt vào tháng giêng 2008. Hơn hai mươi người bị bắt các ngày 23-25 tháng giêng 2008, kể cả một số người nhà và bạn đồng sở của các học viên, cũng bị bắt và bị giam.

Hàng loạt học viên bị bắt này bị đánh đập tàn nhẫn sau khi bị bắt. Họ bị bắt tại nhà hoặc nơi sở làm, và nhiều người sau đó bị kết án đến tám tháng hoặc hơn trong trại lao động cưỡng bức, mà đi cho đến cuối Thế Vận Hội. Các trại lao động cưỡng bức tại Bắc Kinh chật người, vì vậy các hành chính trại đang chuyển các học viên ra ngoại thành.

Xem như hoà bình trên bề mặt – các trường hợp khủng bố gia tăng

1. Cảnh sát tại Thành phố Đại Khánh bắt mười học viên

Bảy học viên Pháp Luân Đại Pháp tại thành phố Đại Khánh chết vì kết quả của sự bức hại trong năm 2007. Họ bao gồm có ông Zhang Hongquan, ông Zhou Shuhai, cô Jiang Pai, cô Liu Sheng, cô Ma Bing, cô Zhang Baoying, và ông Ni Wenkui. Trong năm 2007, hàng chục đợt bắt người xảy ra nhắm vào các học viên Pháp Luân Công và gia đình của họ. Ví dụ, sáng ngày 25/04/2007, cảnh sát từ sở vùng Dong’an bắt học viên cô Lu Guilan và con trai của cô là Yan Jiaohui, người không phải là học viên.


Cô Jiang Pai

Học viên cô Jiang Pai, 30 tuổi, có một bằng Tiến sĩ và trước đây làm việc tại Xưởng Lực Sưởi của hãng Dầu hoả Đại Khánh tại tỉnh Hắc Long Giang. Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 26/04/2007, cô Jiang bị cảnh sát từ sở vùng Wolitun bắt trong khi họ đứng chờ trước cửa sở làm. Cảnh sát giữ cô tại Nhà tù thành phố Đại Khánh, nơi đây cô bị tra tấn đến độ ói, bất tỉnh, và ho ra máu, và cô sau đó trở nên ốm nhom. Cô không thể bước đi và phải bị đặt dưới sự cấp cứu tại y viện trong hơn mười ngày. Cô chết sau giữa đêm ngày 28/06/2007, vì kết quả của sự tra tấn. Cô vẫn còn mang còng chân khi cô bị chết.


Một cô Liu Sheng khoẻ mạnh


Cô Liu Sheng trước khi chết

Học viên cô Liu Sheng, 53, về hưu từ Sở Cung cấp Nước dưới Văn phòng Điều khiển Dầu hoả Đại Khánh. Cô bị bắt nhiều lần, và gia đình cô bị chia cách. Cô chết vào tháng chín 2007 vì kết quả của sự tra tấn. Cô ốm như một bộ xương người, chỉ cân nặng có 70 pounds (chưa đến 32kg).

2. Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia dùng chiếc ‘giường chết’ để tra tấn

Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia được nổi tiếng là nhốt các học viên Pháp Luân Đại Pháp nữ trong phòng giam đàn ông. Ngày 22/02/2008, giám đốc Wang ra lệnh cho nhiều ‘giường chết người’ được chở đến Mã Tam Gia, ra lệnh cho các tù nhân tra tấn những học viên Pháp Luân Đại Pháp mà tuyệt thực trong Đội Nam số Một.

Bốn học viên bị giam trong Đội số Hai, bao gồm Ông Chen Kaiqu, ông Liu Qing, ông Gao Yuling, và ông Han Ximin. Họ bị đánh đập đến mức dị hình. Ông Zheng Haitao (trong Đội số Ba) và cô Chen Yan (trong Đội số Một) bị cột trên chiếc ‘giường chết người’, bốn tay chân giang thẳng ra, với cái cây kềm răng ngựa nhét vào miệng họ. Điều này để cho các lính canh dễ dàng tra tấn các học viên bằng cách ép ăn tàn bạo.

Học viên ông Zhao Jian đến từ tỉnh Hà Bắc. Ông bị chuyển đến từ Trại Phân phối Tuanhe tại Bắc Kinh đến Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia vào tháng chín 2007, và bị giam tại Đội số Ba của Nhánh số Một. Ngày 14/02/2008, ông kêu lớn lên trong phòng ăn, “Pháp Luân Đại Pháp vĩ đại!” và đòi chấm dứt sự bức hại Pháp Luân Công. Vì điều đó ông bị đánh đập tàn bạo bởi các lính canh trong hai ngày. Một số các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị giam mà đang bị giữ trong các Đội số Một, Hai và Ba tuyệt thực để phản đối sự bức hại. Ngày 18/02/2008, cai ngục số Hai Pan Honzhou đích thân đánh ông Gao Yuling. Để ngưng sự tàn bạo hơn nữa, ngày 18/02/2008, càng có nhiều học viên hơn tham gia tuyệt thực, và tất cả các học viên bị giam trong Đội số Hai đều tuyệt thực. Gần như hết thảy các học viên bị giam trong Nhánh thứ Nhất bây giờ đang tuyệt thực.

Học viên cô Feng Guofu, bị giam trong Đội số Sáu, được mau chở đến y viện để cấp cứu, vì cô bị trong tình trạng nguy hiểm. Gia đình của các học viên bị giam cũng chịu rất nhiều áp lực. Mẹ của cô Chen Yan bị đứng tim và đang được chữa trị tại bệnh viện.

Có mười hai nam học viên bị giam trong ba đội tại nhánh số Một nam, và hơn một chục người trong Nhánh số Hai Nam. Ô. Feng Guofu nơi đó đang tuyệt thực. Có nhiều học viên bị giam trong các Nhánh Nữ, và 3-4 học viên trong các Nhánh thiếu nhi.

3. Nhiều vết thương và trường hợp chết

Nhiều học viên mà đã bị bắt tại sở làm hoặc nhà của họ sẽ bị xem như bị mất tích, và các viên chức bắt họ từ chối nói cho gia đình họ biết tin tức của họ, không cho phép họ được viếng thăm, hoặc cả dấu sự kiện là họ đã bắt các học viên này. Các nhân chứng tại cả hai Huyện Xinjin, tỉnh Tứ Xuyên, và Huyện Rong tại Quảng Tây Zhuan Vùng tự trị tiết lộ rằng cảnh sát bịt mặt các học viên khi họ bắt những người này. Năm 2007, con số những người bị chết được xác nhận là 123 học viên. Vào tháng giêng 2008, có thêm tám người bị chết được xác nhận.

Ông Wu Jiuping bị đánh và liệng khỏi tầng lầu thứ tư bởi các viên chức cảnh sát tại tỉnh An Huy

Ông Wu Jiuping, vào khoảng 30 tuổi, sống tại thành phố Tianchang, tỉnh An Huy, tốt nghiệp Trường Y tá Bengbu, và được nhận làm việc tại Sở Nghiên cứu của Y viện nhân dân thành phố Tianchang. Ông bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 1996. Ông bị ‘kết án bất hợp pháp’ hai năm lao động cưỡng bức năm 2001, và ba năm tù năm 2003, với hai năm quản chế.

Vào khoảng 4 giờ chiều ngày 22/11/2007, Xia Wenshi, giám đốc của văn phòng an ninh bệnh viện, cùng với giám đốc đội an ninh Nội địa Chong Sicao (cũng là giám đốc của Phòng 610 thành phố Tianchang) của Sở cảnh sát thành phố Tianchang, và hai viên chức cảnh sát đi đến nhà ông Wu Jiuping, một phòng ốc mới ở tầng lầu thứ tư. Người láng giềng của ông Wu ở tầng lầu một nghe một tiếng động lớn, nghĩ rằng có cái gì đó đã rớt xuống lầu, và nhìn thấy ông Wu trên mặt đất. Người láng giềng kêu cứu và nhìn thấy bốn tên cướp rời đi mau lẹ, bất kể sự kiện là ông Wu bị thương vẫn còn cử động trên mặt đất.

Một người làm việc mang ông Wu đi cấp cứu bằng xe cứu thương và mang ông đến Y viện Nhân dân thành phố Tianchang, nơi mà ông Wu làm việc. Không bao lâu sau, hơn một chục viên chức cảnh sát đến để tịch thu nhà của ông Wu. Ông Wu chết trong bệnh viện vào khoảng 8 giờ tối cùng ngày.

Thể theo một chứng nhân, ông Wu vẫn còn cử động sau khi ông rớt xuống. Ông đang mặc chiếc áo trắng phòng thí nghiệm của ông, đầy máu. Nguồn tin nói rằng ông Wu còn nói nửa mê nửa tỉnh sau khi đi đến bệnh viện. Phía trái của mặt ông bị sưng trầm trọng, và mắt trái của ông gần bị mù. Toàn lưng và nửa người dưới của ông đầy những vết bầm, xương chậu phía trái của ông bị nát, và chân trái của ông bị gãy. Tối ngày 22/11/2007, bệnh viện bị cảnh sát ngăn chặn. Cảnh sát nói với dân chúng rằng Ông Wu nhảy lầu tự tử, trong khi sự điều tra cho thấy rằng ông Wu bị ném ra khỏi tầng lầu thứ tư sau khi bị đánh đập trầm trọng.

Cảnh sát đá thầy giáo về hưu Ô. Lei Zhengxia, làm xương sườn bị gãy và lá gan bị thủng

Học viên ông Lei Zhengxia, 62 tuổi, là một thầy giáo về hưu từ Trường chuyên nghiệp Cao học Xiaolongkan tại thành phố Trùng Khánh. Vào lúc 2 giờ chiều ngày 14/01/2008, giám đốc Phòng 610 vùng Shapingba Li Hong dẫn đầu một nhóm lính đi đánh ô. Lei tại nhà của ông tại vùng Fengmingshan. Họ bắt ông và giam ông tại Nhà tù Baiheling cùng ngày hôm đó. Sáng ngày 27/01/2008, ông Lei bất tỉnh và được mang đến bệnh viện Mụn nhọc thành phố Trùng Khánh phòng cấp cứu. Hai xương sườn trên phía trái của ông bị gãy do bị cảnh sát đã đá ông. Điều này làm đâm thủng lá gan và làm bị thương các nội tạng khác.


Ông Lei Zhengxia trong bệnh viện

Hãy hành động để ngưng sự bức hại ngay tức khắc

Pháp Luân Công được dạy cho dân chúng bắt đầu tháng năm 1992 bởi vị sáng lập nó Ông Lý Hồng Chí. Trong bảy năm sau đó, môn tập luyện này đã giúp cho hơn một trăm triệu học viên trở nên khoẻ mạnh tinh thần và điều chỉnh đạo đức của họ qua sự tu luyện Chân Thiện Nhẫn. Môn tập luyện này mang đến lợi ích vĩ đại cho đất nước và xã hội. Chủ tịch trước đây của Hội đồng Nhân dân Ông Qiao Shi và những người khác đã kết luận sau một cuộc điều tra rằng Pháp Luân Công có nhiều lợi ích và không gây hại cho đất nước hoặc dân chúng. Pháp Luân Công bây giờ được truyền trên hơn tám mươi quốc gia và vùng, và mọi người có thể học Pháp Luân Công miễn phí. Pháp Luân Công đã giành gần ba ngàn giải thưởng và tuyên bố ủng hộ từ các chính phủ và tổ chức phi chính phủ khắp thế giới.

Vì ích kỷ và ghen tức, chủ tịch ĐCSTQ trước đây Giang trạch Dân đã phát khởi và ra lệnh một cuộc bức hại toàn diện các học viên Pháp Luân Công chín năm trước đây. Sư bức hại đã mang đến kết quả hàng chục triệu học viên bị mất công ăn việc làm, bị đuổi khỏi trường học, và bị buộc rời nhà của họ. Các gia đình bị đổ vỡ, và các học viên bị tra tấn đến mức tàn tật, hoặc sắp chết, và các nội tạng còn bị cắt lấy từ những học viên còn sống vì lợi lộc.

Trong chín năm bức hại qua, ĐCSTQ đã lừa gạt cộng đồng quốc tế dùng những sự giả dối và lợi lộc kinh tế, và tạo cho dân chúng Trung Quốc, qua bạo lực và dối gạt, đi theo sự bức hại, họăc trực tiếp hoặc gián tiếp.

Bài học từ lịch sử bằng chống lại Thế Vận Hội Bắc Kinh

Lịch sử đã để lại cho chúng ta một bài học đau thương. Trong lúc Thế Vận Hội Béc Lin 1936, Hitler đang bức hại người dân Do Thái, tạo cho Thế Vận Hội Béc Lin bị gọi là ‘Thế Vận Hội đẫm máu’. Sau Thế chiến Thứ Hai, nhiều người trong cộng đồng quốc tế đã thề rằng, “Sẽ không bao giờ lặp lại.”

Sự bức hại toàn diện Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã đi vào năm thứ tám. ĐCSTQ đang cắt lấy nội tạng của các học viên còn sống vì lợi lộc, và sau đó thiêu huỷ cơ thể của họ để tiêu huỷ các chứng cớ. Thay vì thăng tiến nhân quyền như nó đã hứa, ĐCSTQ đã giết hại càng nhiều dân chúng vô tội hơn. Chúng ta hãy nhớ lời thề “Không bao giờ lặp lại” và hãy làm việc cùng nhau để ngưng sự bức hại.

Ghi chú:
(1) Giường Chết Người – Tất cả bốn chân tay của người học viên bị kéo giãn ra và cột vào bốn góc của một chiếc giường sắt lạnh. Người học viên không thể cử động một chút nào. Họ không được phép ngồi dậy để ăn, uống hoặc đi vệ sinh. Sự tra tấn này thường kéo dài từ nhiều giờ đến hơn mười ngày. Người ta có thể tưởng tượng, loại tra tấn tàn nhẫn này tạo nên thiệt hại trên đầu óc và thể chất của người học viên. Xin xem hình ảnh của hình thức tra tấn này tại https://en.minghui.org/html/articles/2004/12/15/55600.html.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/2/27/173204.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/2/28/94884.html

Đăng ngày 19-03-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share