Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Úc

[MINH HUỆ 21-06-2024] Từ ngày 15 – 18 tháng 6 năm 2024, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã có chuyến thăm Úc. Lịch trình của ông bao gồm ghé thăm Adelaide, Canberra và Perth. Bất cứ nơi nào phái đoàn đến, họ đều có thể nhìn thấy cuộc kháng nghị ôn hòa của các học viên và các biểu ngữ bắt mắt kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Vào ngày 17 tháng 6, nhiều nhóm ở Úc đã tập trung quanh Tòa nhà Quốc hội ở Canberra để kêu gọi chính phủ Úc đặt nhân quyền lên trên lợi ích kinh tế và chấm dứt cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hôm đó, như thường lệ, các học viên đã kháng nghị ôn hòa phản đối cuộc bức hại suốt 25 năm qua và yêu cầu chế độ chấm dứt việc giết hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc ngay lập tức.

Các học viên trưng biểu ngữ ở nhiều nơi với thông điệp “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công”, “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn”, “Chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng”,v.v. Họ cũng hô lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công”. Một biễu ngữ “Chân-Thiện-Nhẫn” với màu sắc rực rỡ tung bay trên bầu trời trong thời gian diễn ra cuộc kháng nghị bên ngoài Tòa nhà Quốc hội.

e991dfbb94a22a5ceee86b3cc95a9f22.jpg

Trong cuộc gặp của Thủ tướng Lý Cường và Thủ tướng Úc Minister Anthony Albanese vào ngày 17 tháng 6 năm 2024, nhiều nhóm ở Úc đã tập trung bên ngoài Tòa nhà Quốc hội ở Canberra để phản đối việc chà đạp nhân quyền của chế độ Trung Quốc. Dưới đây là hình ảnh các học viên Pháp Luân Công căng biểu ngữ bên ngoài Tòa nhà Quốc hội.

e77a2d747ecdd3e48226d686c8861d8a.jpg

83cd6c47cf2f8ae0d4f913cf7e0d27ee.jpg

1e4e021d8a728c1ac73946b0cb776550.jpg

2a65632de1788e5f86562e75a6b0c8df.jpg

Các học viên trưng biểu ngữ xung quanh Tòa nhà Quốc hội ở Canberra và trước Đại sứ quán Trung Quốc.

53ea6d2a72b91c136acba587d2635037.jpg

Rất dễ thấy các biểu ngữ Pháp Luân Đại Pháp khi đoàn xe của Thủ tướng Trung Quốc đi qua ngang qua khu vực kháng nghị ở Canberra hôm 16 tháng 6.

b20ff22d3f1b3d5583e0487791ef0394.jpg

Bểu ngữ “Chân-Thiện-Nhẫn” với màu sắc rực rỡ tung bay trên bầu trời trong thời gian diễn ra cuộc kháng nghị bên ngoài Tòa nhà Quốc hội hôm 17 tháng 6.

ddc3dfdab327f66b6e07ba3f417995e8.jpg

Các học viên căng các biểu ngữ dọc theo tuyến đường đoàn xe Thủ tướng Trung Quốc đi ngang qua ở Adelaide hôm 15 tháng 6.

8b51f7b5f87c53c16245222f1ea45082.jpg

Các học viên căng các biểu ngữ dọc theo tuyến đường đoàn xe Thủ tướng Trung Quốc đi ngang qua ở Perth hôm 18 tháng 6.

Video: Đoàn xe của Thủ tưởng Trung Quốc đi ngang qua khu vực kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công ở Canberra hôm 16 tháng 6 năm 2024

Video: Trên đường ra sân bay ở Adelaide, đoàn xe của Thủ tưởng Trung Quốc đi ngang qua khu vực các học viên Pháp Luân Công căngy biểu ngữ, hôm 16 tháng 6 năm 2024

Video: Các học viên căng biểu ngữ dọc tuyến đường đoàn xe của Thủ tướng Trung Quốc đi qua ở Perth hôm 18 tháng 6.

Thủ tướng Lý Cường là Thủ tướng Trung Quốc đầu tiên đến thăm nước Úc trong bảy năm qua. Các kênh truyền thông uy tín của Úc đã tập trung đưa tin về chuyến thăm và hình ảnh về các cuộc kháng nghị ôn hòa và biểu ngữ của các học viên tại ba thành phố xuất hiện trên nhiều bản tin truyền hình và trực tuyến.

Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc: Chúng tôi kêu gọi ĐSCTQ chấm dứt cuộc bức hại

Tiến sỹ Triệu (Lucy Zhao), Chủ tich Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Úc, cho biết: “Chúng tôi đến đây với hy vọng chính phủ Úc sẽ nêu vấn đề chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công với phái đoàn Trung Quốc. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn thể hiện kiến nghị của mình về cuộc bức hại đã kéo dài 25 năm cần phải chấm dứt. Tất cả những học viên đang bị giam giữ phải được thả tự do ngay lập tức, trong đó có những người thân của các học viên tại Úc vẫn đang bị bức hại ở Trung Quốc.“

984bb23e96eea568a1b71ca77e9085ba.jpg

Tiến sỹ Triệu, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc, kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại suốt 25 năm qua.

“Chúng tôi đến đây không phải để phản đối Trung Quốc hoặc những người bạn Trung Quốc của chúng tôi. Mà chúng tôi đến đây để kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại bởi vì chúng tôi tin ĐCSTQ không đại diện cho Trung Quốc hay người dân Trung Quốc. Chúng tôi luôn mong mọi điều tốt lành đến với Trung Quốc và toàn thể người dân Trung Quốc. Lý do chúng tôi đến đây hôm nay là vì chỉ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công chấm dứt, chính phủ Trung Quốc mới tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng. Chỉ khi đó Trung Quốc mới có một tương lai tươi sáng.”

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ do trang Minghui.org tổng hợp, tính đến ngày 19 tháng 6 năm 2024, thông qua các kênh dân sự xác nhận rằng 5.085 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết trong cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Năm 2023, 1.188 học viên bị kết án tù oan, tăng 545 trường hợp so với năm trước. Và cũng trong năm 2023, 209 học viên đã bị tra tấn đến chết, tăng 37 trường hợp so với năm trước đó.

Do sự kiểm quyệt thông tin nghiêm ngặt của ĐCSTQ, những con số này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.

Một người Tây Tạng học các bài công pháp của Pháp Luân Công trong cuộc kháng nghị

a8fcd35614884f75966b0274d9b21b07.jpg

Một người Tây Tạng học đả tọa từ một học viên trong buổi kháng nghị.

Bên ngoài Tòa nhà Quốc hội, bất chấp tiếng ồn của những người ủng hộ Trung Quốc hô khẩu hiệu và đánh trống, ở một góc quảng trường, các học viên vẫn trình diễn các bài công pháp nhẹ nhàng.

Sau khi trình diễn các bài công pháp, một người Tây Tạng đã đến trò chuyện với các học viên và khen ngợi cuộc kháng nghị ôn hòa của họ. Ông cho biết: “Đừng bận tâm đến những người Trung Quốc do ĐCSTQ thuê đến, họ không được giáo dục theo văn hóa truyền thống của Trung Quốc, họ không biết họ ở đây vì điều gì.”

Ông tiếp tục: “Học viên Pháp Luân Công các bạn và người Tây Tạng chúng tôi đều là những người có đức tin, chúng ta biết vì sao chúng ta đến đây.”

Ông cũng cho hay ông thường thấy các học viên luyện công ngoài trời trong công viên và muốn nhân cơ hội này học các bài công pháp. Trước khi hướng dẫn ông luyện công, một học viên đã chỉ cho ông trang web nơi ông có thể tải video hướng dẫn luyện công, sách, và các bài giảng trực truyến.

Ông cảm ơn các học viên và nói rằng ông cảm thấy rất thoải mái sau khi luyện công. Ông dự định sẽ tiếp tục luyện các bài công pháp ở nhà và tìm hiểu thêm về môn tu luyện.

Người Trung Quốc minh bạch chân tướng về cuộc bức hại

Cảnh sát Liên bang Úc đã dựng rào chắn giữa những người ủng hộ Trung Quốc và những người kháng nghị. Tuy nhiên, các học viên vẫn bị những người ủng hộ Trung Quốc chen lấn và cố tình dùng cờ Trung Quốc che khuất biểu ngữ của các học viên. Những người ủng hộ Trung Quốc thậm chí còn nhầm một phóng viên phương Tây từ kênh truyền hình địa phương là học viên Pháp Luân Công và quấy rối anh ấy. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, thái độ công kích của những người ủng hộ Trung Quốc đã bị cảnh sát trấp áp.

Các học viên cho rằng những người ủng hộ Trung Quốc này nên được đối xử như những chúng sinh hữu duyên, vì bị tuyên truyền của ĐCSTQ lừa dối nên họ mới phỉ báng Pháp Luân Công.

Cô Vương, một học viên, cho biết: “Trong cuộc kháng nghị ở Adelaide, các sinh viên Trung Quốc tự nhận mình là người ủng hộ ĐCSTQ đã tiếp cận chúng tôi. Họ thực sự muốn tìm hiểu thông tin về nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ do nhà nước hậu thuẫn. Đáng tiếc là khi thấy họ nói chuyện với chúng tôi, trưởng đoàn đã gọi họ về. Bất cứ khi nào có cơ hội, chúng tôi đều giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho người Trung Quốc mà chúng tôi tiếp xúc.“

“Sau khi đọc các biểu ngữ, một phụ nữ đã trò chuyện với tôi một lúc lâu. Tôi nói với cô ấy những bằng chứng được thu thập về tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ và cô ấy thể hiện sự đồng cảm sâu sắc”, cô Vương cho hay.

Cô cũng cho biết: “Thông thường, chúng tôi không có dịp để tiếp xúc với những người này. Tôi không tranh dành vị trí để căng biểu ngữ với họ, mà tôi tận dụng cơ hội để giảng chân tướng cho họ. Tôi tươi cười chào những người đến gần mình và hỏi họ có muốn thoái Đảng không, và giải thích tầm quan trọng của việc vì sao phải xa rời chế độ này.”

“Điều thú vị là, khi họ yêu cầu tôi đưa ra bằng chứng về nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ, hầu hết họ đều ngoảnh mặt ra đường và tránh nhìn tôi nhưng tôi biết họ đang lắng nghe những điều tôi nói bởi vì đôi lúc họ phản hồi lại. Tôi nói với họ hiện giờ họ đang sống trong một đất nước tự do và họ nên bảo vệ quyền tự do mà chúng tôi đang được hưởng tại Úc.”

Cuối cùng, cô Vương nói: “Hai thanh niên đến từ Trung Quốc đứng cạnh tôi đã lắng nghe khi tôi giảng chân tướng về tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Thái độ của họ thay đổi và họ trở nên tử tế. Một trong số họ thậm chí còn cảnh cáo một người ủng hộ chế độ Trung Quốc đang dùng cán cờ cố đánh vào đầu tôi hòng ngăn tôi giương biểu ngữ. Người thanh niên còn lại ngăn người kia không được hành động hung hãn.“

Tôi hy vọng mọi người có thể tự do tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Anh Andy Thái (Andy Tsai) từ Sydney đã đến để tham gia cuộc kháng nghị ở Canberra.

a86f72d7b580a498435dda472420b5f8.jpg

Anh Thái hy vọng trong tương lai không xa, người Trung Quốc có thể tự do tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Anh Thái cho biết: “Chúng tôi ở đây để bày tỏ nguyện vọng của mình, rằng phải tôn trọng nhân quyền. Ở Trung Quốc hiện giờ có trên 7.000 tù nhân lương tâm… rất nhiều người trong số họ là học viên Pháp Luân Công. Tôi biết họ rất ôn hòa, nhưng họ vẫn phải tiếp tục chịu đựng cuộc bức hại của ĐCSTQ.”

“Đó là lý do vì sao, hiện giờ tôi có ý tưởng là lên tiếng thay cho những người bạn này bởi vì họ không thể lên tiếng khi sống dưới chế độ độc tài ở Trung Quốc.

“Tôi là một người theo đạo Cơ Đốc, nhưng tôi quen nhiều học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi là bạn bè tốt của nhau. Các học viên rất tốt bụng, họ điềm đạm và không kiêu ngạo. Họ hướng nội tìm những thiếu sót của bản thân nếu họ làm sai và sửa đổi chúng.“

“Mọi người có thể thấy qua hành động của họ, nhiều học viên Pháp Luân Công thông qua tu luyện đã nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần. Do vậy, họ đóng góp lại cho xã hội. Tôi rất mừng vì chúng ta có thể động viên nhau và cùng đối mặt với khó khăn. Chúng ta cùng nhau phản đối sự chuyên chế của ĐCSTQ. Tôi tin rằng một ngày nào đó, các học viên ở Trung Quốc có thể tự do tu luyện Pháp Luân Công và được tự do tín ngưỡng.”

Tôi hy vọng tất cả người dân Trung Quốc có thể nghe được sự thật

c22b551cb3bd7cb9c14bdf8dae84ebf8.jpg

Ông Cao Kiện, Chủ tịch Ban Giám sát Liên minh Dân chủ Trung Quốc tại Melbourne, hy vọng có thể bày tỏ nguyện vọng của mình bên ngoài Tòa nhà Quốc hội

Ông Cao Kiện, Chủ tịch Ban Giám sát Liên minh Dân chủ Trung Quốc tại Melbourne, cho biết: “Tôi không nên ở nhà chỉ vì tôi không phải là học viên Pháp Luân Công. Việc tôi không phải người Duy Ngô Nhĩ hay không phải người Tây Tạng không có nghĩa là tôi không nên đến đây. Tôi hy vọng có thể bày tỏ nguyện vọng của mình ở trước Tòa nhà Quốc hội. Tôi biết, với tư cách một cá nhân, sức mạnh của tôi có hạn, tuy nhiên nếu mọi người đều đến đây, sẽ tạo thành sức mạnh to lớn”. Ông bày tỏ sự cảm thông đối với những học viên Pháp Luân Công, những người Duy Ngô Nhĩ và người Tây tạng đang bị bức hại.

e4a5cb5861d764d152477faa458bcc0a.jpg

Cô Dawa Sangmo, nhân viên liên lạc người Trung Quốc của Văn phòng Chính phủ Lưu vong thuộc Chính quyền Trung ương Tây Tạng tại Úc, hy vọng người Trung Quốc có mặt tại cuộc kháng nghị ngày 17 tháng 6 có thể biết được chân tướng.

Cô Dawa Sangmo, nhân viên liên lạc người Trung Quốc của Văn phòng Chính phủ Lưu vong của Chính quyền Trung ương Tây Tạng tại Úc, cho biết: “Hiện nay, dưới sự cai trị của ĐCSTQ, những người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và học viên Pháp Luân Công đã và đang phải chịu đựng sự đàn áp vượt quá sức tưởng tượng của con con người. Chúng tôi hy vọng thông qua các hoạt động kháng nghị ngày hôm nay, chính quyền Trung Quốc có thể nghe được nguyện vọng của chúng ta và những người Trung Quốc có mặt hôm nay cũng sẽ lắng nghe, bởi vì tôi cảm thấy những người Trung Quốc này dường như không biết chân tướng.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/6/21/478904.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/22/218722.html

Đăng ngày 27-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share