Bài của phóng viên Minh Huệ tại New Zealand

[MINH HUỆ 17-06-2024] Trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới Wellington và Auckland, từ ngày 13 – 16 tháng 6 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức kháng nghị ôn hòa và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong suốt 25 năm qua. Các học viên cũng kêu gọi chính phủ New Zealand lưu ý đến hành vi chà đạp nhân quyền của ĐCSTQ, đồng thời yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại cũng như nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống.

7d20ffafe3f8ee51d5adccbbf164bdb9.jpg

e05d38a7c4eb6dce9e84fbb9b9be3171.jpg

5077a627bede4bbc6a9362c60647b21e.jpg

42a3f0aea8c7b9bd8987b3b9998105e1.jpg

ff25af9aafca8d4bbf41d267cc0af9fb.jpg

000bbe738989fb635a1ee35b2d38d9ee.jpg

Các học viên tổ chức kháng nghị ôn hòa trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới New Zealand từ ngày 13 – 16 tháng 6.

New Zealand nằm ở Nam bán cầu và hiện đang giữa mùa đông lạnh giá. Trong thời gian diễn ra sự kiện, trời gió lạnh và mưa, nhưng các học viên vẫn kháng nghị một cách ôn hòa. Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc đã thuê những người Trung Quốc thân ĐCSTQ ở địa phương đến trên những chiếc xe buýt và cố gắng dùng lá cờ Trung Quốc để che các biểu ngữ của các học viên. Trong số này, một số người xô đẩy các học viên; những người khác đánh cồng, trống bên cạnh các học viên; một số giật lấy những cọc tre dùng để căng biểu ngữ, một số thậm chí còn dùng dao chém rách biểu ngữ. Một số côn đồ tấn công các học viên đã bị cảnh sát New Zealand bắt đi.

Hành vi của những người do ĐCSTQ thuê này đã bị một số cư dân New Zealand địa phương lên án. Có người cho rằng nhóm này thoạt nhìn đã thấy tà ác; trong khi những người khác giơ ngón tay cái lên tán thưởng sự ứng phó bình tĩnh, ôn hòa và lý tính của các học viên trước hành vi của nhóm thân ĐCSTQ.

Một số sinh viên quốc tế và người Trung Quốc không hiểu sự thật đã bị đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc thuê đến để cản trở buổi kháng nghị ôn hòa của các học viên, lúc đầu, họ không biết tại sao họ lại ở đó. Khi các học viên kiên nhẫn giải thích sự thật và khuyên họ không nên dính líu với những kẻ gây rối và không hậu thuẫn cho việc ĐCSTQ làm hại đất nước và người dân, một số người đã rời đi ngay lập tức.

Sự ủng hộ từ người dân địa phương

814e7e1884c8528325a0245452d61c2b.jpg

Anh Arkie de Sozua cùng vợ ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp

Anh Arkie de Sozua và vợ, cô Maria, đến từ Tây Ban Nha hiện đang làm việc tại New Zealand. Khi đi ngang qua địa điểm kháng nghị, họ cho hay họ đã biết đến cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Anh Arkie bày tỏ: “Vì tôi thường xem tin tức về vấn đề này nên tôi phản đối chủ nghĩa cộng sản. Tôi biết rằng những chuyện như thế này sẽ xảy ra ở những quốc gia này. Tôi thích lịch sử và khi nghiên cứu lịch sử, chúng ta sẽ hiểu chuyện gì đang xảy ra ngày nay.”

Anh còn nói: “Các bạn có quyền kháng nghị ở đây. Những người thân cộng này đang cố ngăn cản các bạn kháng nghị. Điều này không nên xảy ra, đặc biệt là tại New Zealand. Và các bạn [các học viên] thật ôn hòa. Tôi hy vọng bạn sẽ tiếp tục làm những gì bạn nên làm. Những việc đó rất ý nghĩa. Các bạn đang đấu tranh cho công lý, cứu giúp và bảo vệ sinh mạng.”

Cô June là một giáo viên trung học, cô khích lệ các học viên: “Tôi nghĩ nhân quyền rất quan trọng. ĐCSTQ đang tước đoạt nhân quyền của người dân, điều này không thể được phép. Các học viên có đức tin và theo đuổi tâm linh thì có hại gì? Tôi rất mong các học viên sẽ tiếp tục đấu tranh kiên cường và thức tỉnh lương tâm của mọi người để mọi người hiểu được sự thật, giống như chúng ta đang làm hôm nay. Thực ra, hiện giờ vẫn có nhiều người chưa biết đến nó và chúng tôi muốn họ lưu tâm.”

Các học viên kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Cô Oksana là người Ukraina hiện sống tại Vịnh Plenty, New Zealand. Cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cách đây ba năm. Cô cho biết: “Khi Thủ tướng Trung Quốc đến thăm New Zealand, tôi muốn cho họ thấy rằng chúng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở New Zealand đây, rằng ở New Zealand chúng tôi có nhân quyền và tự do, nhưng lại bị đàn áp ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc, các học viên bị bức hại và bỏ tù.”

Cô nói tiếp: “Hôm nay tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình: Xin hãy chấm dứt hành vi bức hại Pháp Luân Đại Pháp và chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống. Họ không phải là tội phạm. Họ chân thành, tốt bụng, giàu tình yêu thương và muốn trở thành người tốt hơn. Họ không đáng bị bức hại chỉ vì đức tin của mình.”

Truyền thông đưa tin về buổi kháng nghị và sự xâm nhập của ĐCSTQ

Tất cả các kênh truyền thông lớn của New Zealand đều đưa tin về các cuộc kháng nghị trong chuyến thăm này. Vào ngày đầu tiên trong chuyến thăm của thủ tướng Lý Cường, phương tiện truyền thông chính thống của New Zealand, Stuff, đã phát trực tuyến bộ phim tài liệu điều tra bằng tiếng Anh, “The Long Game” (Tạm dịch: Cuộc chơi dài tập), trong đó phơi bày cách Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện hành vi xâm nhập và can thiệp ác ý vào New Zealand, như các khoản quyên góp chính trị phi pháp, tấn công mạng, âm mưu bắt cóc, gián điệp, v.v..

00fbe3e04ed131137d5930a991314806.jpg

Stuff, phương tiện truyền thông chính thống của New Zealand, đã phát hành trực tuyến bộ phim tài liệu điều tra bằng tiếng Anh, “The Long Game”.

de67da70146c98f26869951102a7af9f.jpg

Bản tin trên Newshub: Bên trái là cuộc kháng nghị của các học viên và bên phải là Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon (Ảnh chụp màn hình do Newshub cung cấp).

Theo Newshub, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tập trung bên ngoài khách sạn nơi thủ tướng Lý Cường lưu trú để bày tỏ lập trường của họ. Sau cuộc gặp với Lý Cường, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon được hỏi liệu ông có thảo luận về sự can thiệp của nước ngoài với ông Lý hay không. Ông Luxon cho hay ông đã bày tỏ với ông Lý rằng sự can thiệp của nước ngoài bởi bất kỳ quốc gia nào đều không được tán thành.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/6/17/478779.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/19/218674.html

Đăng ngày 22-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share