Bài viết của Chân Chân, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-03-2024] Từ năm 2020 đến đầu năm 2023, đại dịch Covid ở Trung Quốc bùng phát nghiêm trọng, học sinh phải tham gia các khóa học trực tuyến tại nhà. Do tiếp xúc với điện thoại và máy tính, các em bắt đầu chơi các trò chơi điện tử và xem video, việc này khiến đầu não các em bị rót đầy những thứ không tốt. Rất khó để các em chống lại những cám dỗ này, vì vậy kết quả học tập của nhiều em bị giảm sút. Giáo viên phản ánh với phụ huynh, phụ huynh cũng đau đầu liền ép con học. Con học không vào, họ lại đánh mắng con.
Gia đình tôi mở trường nội trú tại nhà cho học sinh tiểu học. Ngay khi việc phong toả được dỡ bỏ vào năm 2020, mẹ của em Tuyên Tuyên, 10 tuổi, một học sinh của tôi gọi điện đến nói: “Ngày nào Tuyên Tuyên cũng chơi điện thoại di động và em không thể ngăn con bé lại. Bây giờ cháu muốn tự sát, em thấy rất buồn. Xin chị hãy giúp em!” Tôi bảo mẹ cháu hãy đưa cô bé qua.
Tôi từng dạy Tuyên Tuyên mấy năm, và thấy cháu là một đứa trẻ ngoan. Chuyện gì đã xảy ra vậy? Vừa nhìn thấy tôi, cô bé vừa khóc vừa nói: “Cô ơi, con không muốn sống nữa. Con ghét mẹ lắm”. Tôi ôm lấy cháu và hỏi: “Có chuyện gì xảy ra với con vậy?”
“Vì con lướt Internet và chơi điện thoại nên điểm số của con tụt dốc. Ngày nào mẹ cũng đánh và mắng con. Mẹ không cho con ngủ và còn bắt con tiếp tục chơi trên điện thoại. Cuối cùng, con đã chơi điện thoại liên tục trong sáu ngày sáu đêm. Khi bước lên lầu, con gần như ngất xỉu. Mẹ đã dùng cây gậy lớn đánh con. Con không muốn sống nữa, ngày nào con cũng nghĩ cách làm sao chết để không bị mẹ đánh. Như thế, con cũng sẽ không phải đi học nữa, sẽ dễ chịu hơn nhiều“. Cô bé bắt đầu khóc.
Cô bé phàn nàn về cách mẹ đã hành hạ mình. Tôi hỏi mẹ cô bé: “Cô mãn kinh rồi à?” Mẹ cháu trả lời: “Em chưa mãn kinh, nhưng em bị trầm cảm. Em phải uống thuốc trầm cảm hàng ngày”.
Tôi nói với Tuyên Tuyên: “Mẹ con rất thương con. Me chỉ mong con được là học sinh xuất sắc ở trường. Có lẽ vì mẹ con thiếu kiên nhẫn nên đã xử xự với con không đúng. Hay là chúng ta làm theo cách này nhé? Con ở lại đây với cô. Cô sẽ giúp con theo kịp những môn còn kém – con sẽ sớm cải thiện được điểm số của mình thôi. Khi mẹ con thấy vậy, mẹ con sẽ rất vui.” Cô bé đồng ý, và mẹ cô bé càng đồng ý hơn. Vậy là cô bé ở lại với tôi.
Trước kia, tôi đã giảng chân tướng cho Tuyên Tuyên. Cô bé đã quyết định thoái xuất khỏi Đội Thiếu niên Tiền phong, một trong những tổ chức thanh thiếu niên của ĐCSTQ. Tôi nói với cô bé: “Mẹ con rất đáng thương. Để con được thành công, mẹ con đã phải chịu đựng và phải dùng thuốc. Con không những không trân trọng mà còn ghét mẹ. Vậy chẳng phải mẹ con là người đáng thương sao!” Tuyên Tuyên hỏi tôi: “Cô ơi, sao cô lại khác mẹ con nhiều vậy? Lúc nào cô cũng vui vẻ thế ạ.”
“Con đã sai rồi”
Tôi nói với Tuyên Tuyên: “Bởi vì cô tu luyện Đại Pháp, cô có thể tuân theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Sư phụ của Đại Pháp dạy các học viên không được tức giận, ghét bỏ người khác hoặc oán giận bất kỳ ai, luôn nghĩ cho người khác trước khi làm mọi việc. Đó là lý do tại sao cô luôn vui vẻ! Con có muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp với cô không?” Cô bé đồng ý ngay lập tức.
Hàng ngày, chúng tôi học một bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, và mấy bài thơ trong Hồng Ngâm. Tôi cũng hướng dẫn cô bé luyện công. Thấy tôi không hạ chân xuống khi đả tọa, cháu cũng giữ nguyên tư thế trong một giờ mặc dù rất đau. Trước khi đi ngủ, cháu nghe các bài phát thanh về văn hóa truyền thống Trung Quốc, cũng như các bài tâm đắc thể hội của các tiểu đệ tử. Tôi cũng nói với cháu cần trân trọng mọi người, biết cảm ơn và hiếu kính cha mẹ. Dần dần, cô bé bắt đầu buông bỏ sự oán giận đối với mẹ mình.
Sau khi học Pháp được hai tuần, tôi phát hiện ra ngộ tính của cô bé rất tốt. Tôi liền đọc cho cháu nghe Pháp của Sư phụ về việc tự tử và an tử. Cháu hiểu được rằng tự tử là có tội. Hơn nữa, linh hồn của những người đó sẽ rơi vào tình cảnh khốn khổ, nghĩa là, họ sẽ không có gì để ăn, không có gì để uống, không có nơi nào để đi và rất cô đơn. Cô bé nói: “Con sẽ không bao giờ nghĩ đến việc tự tử nữa. Con đã sai rồi”.
Tôi nói: “Con cần phải vui vẻ lên, chăm chỉ học tập, học Pháp, làm một người con ngoan, sau này biết hiếu kính mẹ và cứu mẹ nữa. Khi gặp mâu thuẫn, con nên tìm lỗi sai của mình, thay vì tìm khuyết điểm của người khác”.
Dần dần, cô bé học được cách tự đo lường và ước thúc bản thân theo tiêu chuẩn của Đại Pháp. Cô bé trở nên vui vẻ và điểm kiểm tra của cô bé cũng dần tăng lên. Điểm của ba môn trong kỳ thi cuối kỳ của cô bé đều trên 95. Khi trở về nhà, cô bé cũng quan tâm và biết nghĩ cho mẹ.
Khi mẹ Tuyên Tuyên thấy những thay đổi tích cực ở con mình, cô ấy rất vui và nói với tôi: “Con em đã có cải biến quá lớn. Từ nay về sau em có thể để cháu ở lại với chị được không? Chị có thể dẫn dắt cháu đến khi cháu đỗ đại học không? Em thực sự trân trọng những gì chị đã làm cho chúng em.” Tôi nói: “Vậy thì cô nên cảm ơn Sư phụ Lý thay vì cảm ơn tôi? Chính Sư phụ đã cứu con bé. Hãy cảm ơn Ngài và Đại Pháp.”
“Con có còn hy vọng không cô?”
Hạm Hạm là một cô bé tám tuổi. Trong thời gian đại dịch, cháu chơi game trên điện thoại di động, xem video, xem phim và hẹn hò trực tuyến với hơn 20 người. Cháu không quan tâm đến việc học và không chịu đến lớp. Khi bị mẹ ngăn cản không cho chơi điện thoại, cháu dọa sẽ tự tử bằng cách uống thuốc quá liều. Hai lần, khi cháu mở lọ thuốc và định uống những viên thuốc đó, bà ngoại đã nhìn thấy và giật mất. Mẹ cháu đau lòng đến nỗi bệnh tim của cô bị tái phát. Thấy việc đánh đập, mắng mỏ không có tác dụng gì, mẹ cô bé quyết định gửi con đến chỗ tôi.
Tôi thấy Hạm Hạm không làm bài tập về nhà. Mỗi khi tôi ra bài kiểm tra, tôi thấy cháu không làm được bài nào cả. Tôi muốn giúp cô bé thay đổi suy nghĩ. Tôi đối xử tốt với cháu, trò chuyện với cháu khi có thời gian rảnh rỗi. Khi chúng tôi nói đến chủ đề xem video, cô bé kể cho tôi nghe về việc xem phim lãng mạn và cách cháu hẹn hò trực tuyến. Khi nhắc đến chuyện nam nữ, cô bé tỏ ra rất hứng thú. Những gì cháu nói ra không có chút gì tích cực trong đó. Khi cô bé nói với tôi rằng cháu sẽ tự tử, tôi đã bị sốc! Cô bé thật đáng thương – và cháu chỉ mới tám tuổi!
Tôi cảm thấy đau lòng và biết mình cần phải giúp cháu! Trước tiên tôi nói với cháu về tác hại của việc chơi điện thoại di động, rằng khi sử dụng điện thoại, máy tính và TV, các vật chất tiêu cực sẽ điều khiển cháu. Chúng gây ra những nguy hại lớn cho con người. Tôi nói với cháu về sự trượt dốc nghiêm trọng về đạo đức của con người.
Hạm Hạm hỏi tôi: “Con có còn hy vọng không cô?” Tôi trả lời: “Có chứ!” Sau đó, tôi nói với cô bé về vẻ đẹp của Đại Pháp, và sự thật rằng Sư phụ đã đến để cứu người. Đại Pháp đã mang lại ánh sáng cho nhân loại bằng cách dạy mọi người tuân theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành người tốt. Khi tu luyện Đại Pháp, các học viên có thể tự ước thúc bản thân mà không cần sự giám sát của người khác. Thông qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mọi người còn có thể đề cao, trở về thiên quốc.
Cháu hỏi tôi: “Liệu con còn có thể tu luyện không cô? Con là một đứa trẻ hư, liệu Sư phụ có muốn con không?“ Tôi trả lời: “Sư phụ của Đại Pháp rất từ bi, chỉ cần con thật lòng muốn thay đổi, Ngài sẽ giúp con”. Vậy là cô bé vui mừng bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Khi chúng tôi đọc đến đoạn Pháp nói về sát sinh và tự sát, chúng tôi liền trao đổi về hậu quả đáng sợ của việc tự tử. Khi hiểu ra rồi, cô bé không còn muốn làm điều đó nữa.
Một tháng sau, mẹ Hạm Hạm đưa cô bé về nhà. Ngày hôm sau, cô ấy gọi điện cho tôi và vui mừng nói: “Chị ơi, con bé đã thay đổi hoàn toàn! Ngay khi về nhà, con đã xin lỗi em rồi. Con còn chăm sóc ông nội và thậm chí còn nấu cơm cho ông. Con cũng tự giặt quần áo của mình.”
“Hạm Hạm không chỉ không chơi điện thoại di động nữa mà còn bảo em đừng chơi điện thoại. Con nói rằng điện thoại di động bị ma quỷ điều khiển. Con cũng ngừng xem TV. Bây giờ, con biết giúp làm việc nhà và còn chịu khó học bài. Điều gì đã tạo nên những thay đổi tích cực này vậy chị?”
Tôi nói với cô ấy rằng con gái của cô đã thay đổi vì cháu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cháu đã biết cách trở thành một người tốt bằng cách tuân theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi nói: “Nếu cô cũng tu luyện Đại Pháp, cô sẽ biết cách nuôi dạy con cái và làm được như tôi vậy”.
Hôm đó, mẹ của cô bé đã mang một cuốn Chuyển Pháp Luân về nhà và cũng thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức thanh thiếu niên của nó. Cô ấy đã học Pháp cùng Hạm Hạm. Pháp Luân Đại Pháp đã cứu gia đình này!
“Cô ơi, sao cô lại tốt với con thế ạ!”
Nhắc đến đứa trẻ khó dạy nhất thì đó chính là Mặc Mặc, một học sinh lớp 5. Mẹ em là một bà mẹ đơn thân. Trong thời gian đại dịch, cháu học trực tuyến ở nhà. Mặc Mặc đóng cửa và không cho bất kỳ ai vào phòng. Cháu chơi iPad, chơi điện thoại di động và không chịu làm bài tập. Cháu dùng tiền để mua lời giải của các bạn cùng lớp. Điểm số của cháu tụt dốc nhanh chóng và giáo viên thường phản ánh với mẹ của cháu.
Mặc Mặc rất nóng tính. Cô bé không muốn bị chỉ trích và ngày nào cũng cãi nhau với mẹ. Mẹ cháu bé rất buồn. Mặc Mặc đã từng hỏi mẹ: “Nếu con chết, mẹ sẽ làm gì?” Mẹ cháu bé nghĩ rằng cháu đang dọa, bèn nói: “Ai chết thì mẹ vẫn phải sống. Mẹ còn phải chăm sóc ông bà chứ”. Nói xong, mẹ cô bé đã không suy nghĩ gì thêm.
Mặc Mặc đã nhiều lần cố tự tử. Cháu viết thư cho chính mình trên WeChat, hỏi khi nào mình có thể chết và thậm chí còn đăng một bức thư tuyệt mệnh. Cô bé càng ngày càng trở nên bất ổn. Cháu không chấp nhận bất kỳ lời chỉ trích nào và có những cơn giận dữ kéo dài. Mẹ cô bé buồn bã đến nỗi cô ấy thường xuyên khóc.
Mẹ cháu đã khóc khi gọi cho tôi: “Xin chị hãy giúp em dạy bảo đứa trẻ này. Quả thực em không dạy được nó nữa rồi.” Tôi nghĩ: “Chỉ có Đại Pháp mới có thể cứu được cháu.” Vậy nên, tôi nói, “Được rồi, cô cứ đưa cháu đến chỗ tôi đi.”
Sự xuất hiện của cô bé đã mang đến cho chúng tôi rất nhiều rắc rối. Cháu không chỉ không học mà còn lén lút xem phim khiêu dâm hoặc chơi game. Cháu gây gổ với mọi người và cố gắng làm phiền họ. Cô bé còn lấy trộm đồ ăn của người già. Không có gì là cháu không dám làm. Mặc Mặc cãi lại bất kỳ ai mắng mình. Cháu còn muốn tự tử bằng cách nhảy lầu hoặc uống thuốc của những bạn khác.
Từ khi cháu đến, nhà tôi trở nên xáo trộn! Chồng tôi tức giận đến mức không muốn tôi giữ cháu lại. Anh ấy sợ nếu có chuyện gì xảy ra, chúng tôi sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả. Tôi có thể thấy Mặc Mặc bị thứ gì đó khống chế. Cô bé thật đáng thương, nhưng cháu cũng đến vì Đại Pháp. Là một học viên, nếu tôi không cứu cháu, chẳng phải tương lai cô bé sẽ kết thúc sao? Mẹ cháu chỉ mới ngoài 40, làm sao cô ấy có thể tiếp tục sống quãng đời còn lại? Việc tôi giúp cháu dường như rất khó, nhưng mặc dù vậy, vẫn có một con đường mà tôi có thể đi.
Sư phụ giảng:
“Từ bi năng dung thiên địa Xuân
Chính niệm khả cứu thế trung nhân”
(Pháp Chính Càn Khôn, Hồng Ngâm II)
Tôi nghĩ: Có Sư phụ ở đây, có Pháp ở đây, mình còn sợ điều chi nữa? Tôi gợi ý Mặc Mặc đọc sách Đại Pháp cùng tôi. Khi học Pháp, cháu không chịu ngồi yên và liên tục can nhiễu tôi. Cháu học một cách miễn cưỡng cho xong nhiệm vụ. Tôi biết đó chính là nghiệp lực tư tưởng đang can nhiễu cháu đắc Pháp.
Tôi đã cho Mặc Mặc nghe những câu chuyện về văn hóa truyền thống Trung Hoa. Tôi nói rằng một cô gái nên tôn trọng bản thân mình. Sau đó, tôi đọc cho cháu nghe các đoạn Pháp liên quan đến việc sát sinh và tự sát; tôi nói với cháu cách giao tiếp với người khác, cũng như cần tôn trọng và khoan dung với mọi người.
Tôi cùng cháu đọc Hồng Ngâm. Mỗi ngày, chúng tôi đọc 10 bài thơ và một bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Vào những buổi học, cháu luyện công vào thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ Nhật. Còn trong thời gian nghỉ, cháu luyện công hai giờ mỗi ngày.
Trong vòng sáu tháng sau khi bắt đầu học Pháp, tôi đã có thể giải thích mọi chuyện với cháu. Mặc Mặc liên tục nói “Cảm ơn cô!” Đến tháng thứ chín, cô bé đã có thể ngồi yên trong khi học Pháp. Tôi cũng nhận ra rằng cháu đã có thể tự biết đo lường bản thân theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Cháu hiểu được rằng đánh nhau với người khác sẽ cấp đức cho họ, và việc bắt nạt, chửi bới và đánh đập người khác cũng sẽ như thế. Cháu bắt đầu biết giúp đỡ các bạn cùng lớp trong việc học.
Từ khi Mặc Mặc trở về nhà, cháu đã biết cách cư xử. Mẹ và ông bà của cô bé bắt đầu khen ngợi cháu là một đứa trẻ ngoan. Vì sự thay đổi của Mặc Mặc, mẹ cháu cũng bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Ông bà của cô bé thậm chí đã làm tam thoái.
Một ngày nọ, cô bé đột nhiên áp má vào má tôi và nói, “Cô ơi, tại sao cô lại tốt với con thế ạ? Con làm cô buồn như vậy, mà cô vẫn chăm sóc cho con. Trước kia, con rất ghét cô. Bây giờ con hiểu rằng cô thực sự tốt với con. Tại sao cô lại tốt với con như vậy?”
Cô bé hỏi tôi điều tương tự thêm vài lần nữa. Tôi nói với cháu: “Cô là một người tu luyện. Trước khi chúng ta đến thế gian, tất cả chúng ta đều nguyện sẽ cứu người và thức tỉnh lẫn nhau.” Nghe vậy, cô bé ôm lấy tôi và khóc. Mặc Mặc đã thay đổi từ một đứa trẻ hay sinh sự thành một cô bé đáng yêu và hiểu chuyện. Cô bé đã thay đổi từ một đứa trẻ muốn kết thúc cuộc đời thành một em nhỏ vui vẻ. Pháp Luân Đại Pháp đã cứu thêm một đứa trẻ và một gia đình nữa!
Cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn Pháp Luân Đại Pháp!
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/12/470107.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/18/218660.html
Đăng ngày 02-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.