Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 06-08-2024] Trước đây, tôi thường ước ao có được môi trường tu luyện thoải mái của các học viên bên ngoài Trung Quốc, nghĩ rằng nếu chúng tôi đi ra nước ngoài, con đường tu luyện của chúng tôi sẽ thuận buồm xuôi gió bởi các học viên lúc nào cũng có thể trợ giúp và khích lệ nhau. Nhưng về sau tôi nhận ra rằng suy nghĩ ban đầu đó của tôi là trên cơ sở quan niệm con người, đứng ở góc độ con người mà nhìn nhận tu luyện. Giờ đây tôi đã hiểu được tính nghiêm túc của tu luyện chính Pháp và tầm quan trọng của việc thực tu. Cho dù hoàn cảnh tu luyện có tốt thế nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải dựa vào chính mình chân tu, thực tu, bởi vì không ai có thể tu thay cho chúng ta.
Tu luyện đòi hỏi phải chịu khổ. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tu trong nhân thế. Thậm chí đối với người thường, nếu muốn đạt được thứ gì đó lớn lao, thì họ cũng phải chịu đựng gian khổ và vượt qua khó khăn. Nếu một cá nhân thân mang đầy nghiệp lực và dục vọng có mong muốn trở thành Thần, nhưng lại cũng muốn vui vẻ hạnh phúc, an nhàn thoải mái, hưởng thụ tiện nghi, việc gì cũng muốn lấy mình làm trung tâm, người khác phải thuận theo ý mình, thì người đó chính là đang vọng tưởng.
Cộng đồng các đệ tử Đại Pháp chúng ta là một thực thể tu luyện, không phải là một câu lạc bộ tìm kiếm niềm vui và hưởng lạc nông cạn của người thường. Tu luyện nghĩa là khi gặp mâu thuẫn, xung đột tâm tính và các chủng ma nạn, chúng ta có thể nhớ mình là người tu luyện, luôn kiên định chính tín vào Sư phụ và Đại Pháp, không ngừng đối chiếu với Pháp hướng nội tìm, không ngừng trừ bỏ các dục vọng, chấp trước, không ngừng đề cao, không ngừng thăng hoa, chỉ như vậy cuối cùng chúng ta mới có thể tu thành.
Mặc dù hoàn cảnh ở hải ngoại tương đối tự do và thoải mái, không có tình trạng bắt bớ, giam giữ, cầm tù phi pháp hay bức hại tàn khốc, nhưng khảo nghiệm và tiêu chuẩn trong tu luyện đối với các đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp đều vô cùng nghiêm ngặt như nhau, và trong một số trường hợp, trong hoàn cảnh thoải mái thì yêu cầu thậm chí còn nghiêm khắc hơn. Và không ai có thể ngoại lệ.
Tất cả những ai thiếu chính tín trong một thời gian dài và không thực tu tâm tính, kết cục có thể trở thành “cát” mà bị cựu thế lực đào thải. Đối với những ai nhân tâm quá nặng không thể phóng hạ, bị tà ác khống chế đi về phía phản diện đến mức tham gia vào việc phỉ báng Đại Pháp, hủy hoại chúng sinh, thì số phận của họ có thể sẽ thảm khốc đến mức nào, quả thực không thể hình dung nổi.
Trong những năm qua, các nhà tù và trại cưỡng bức lao động ở Trung Quốc rất coi trọng việc dùng những người có ‘trình độ học vấn cao’, ‘chuyên gia’ để cố gắng chuyển hóa các học viên. Nhiều học viên đã bị những ngụy biện của họ mê hoặc, bởi vì, sau khi bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tẩy não, người dân Trung Quốc, trong đó có nhiều học viên, đã hiểu lầm câu ngạn ngữ: “Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” (Mọi thứ đều tầm thường, chỉ có đọc sách mới là cao quý), hâm mộ những ‘tài tử giai nhân’, ‘tinh anh trí thức’, cho rằng chỉ những ai đọc sách nhiều, có trình độ học vấn cao mới có thể “làm rạng rỡ tổ tông” và mới là những kẻ “thức thời”.
Những quan niệm và cái tình con người này đã bị tà ác dùi vào sơ hở. Trong những người bị cựu thế lực khống chế đến mức thực hiện các hành vi phá hoại, tà ngộ, chủ động chuyển hóa, hay bị trại lao động lợi dụng để chuyển hóa các học viên, có rất nhiều “tinh anh”. Ở không gian khác, họ đều bị tà ác “tùy bệnh bốc thuốc”.
Tuy nhiên, đối với các đệ tử Đại Pháp đã vượt qua hơn 20 năm bức hại tàn bạo ấy, đặc biệt là những đệ tử thông qua thực tu đã thiết lập chính tín bất phá vào Sư phụ và Đại Pháp mà nói, thì tất cả những phỉ báng đó thật lố bịch, đáng buồn và cũng đáng thương. Những thứ thấp kém xuất phát từ nhân tâm, nhân tình đó không cách nào có thể can nhiễu những đệ tử Đại Pháp này.
Tại sao vẫn luôn xuất hiện những kẻ làm loạn Pháp, tuôn ra những lời bất mãn, oán hận và gây những chuyện rắc rối để phá hoại Pháp? Cựu thế lực đang khống chế những người này hòng đạt được điều gì? Bản thân tôi cho rằng chúng cố nhắm vào những ai không thực sự tin vào Đại Pháp, không chân tu, không thực tu trong một thời gian dài.
Có lần tôi nghe một đồng tu từng ra nước ngoài nhiều lần kể rằng cô biết trong hạng mục truyền thông do các học viên Đại Pháp điều hành ở một nước, có nhiều học viên trẻ trường kỳ không học Pháp, không luyện công, không có khái niệm về tu luyện và hiếm khi vào trang Minh Huệ. Đồng tu ấy nói rằng đó không phải là một hiện tượng cá biệt, thậm chí một số không thể thoát ra khỏi mâu thuẫn suốt một thời gian dài, và khi gặp các khảo nghiệm và ma nạn lớn, thay vì hướng nội và tu chính bản thân, họ lại bắt đầu nghi ngờ và oán hận Sư phụ.
Nếu trường kỳ không học Pháp, không luyện công và không biết phải tu như thế nào, họ sẽ không thể nhìn nhận những mâu thuẫn và ma nạn trên cơ điểm tu luyện, lại càng không thể hướng nội tìm. Theo đó, họ sẽ dùng nhân tình, nhân tâm, nhân niệm để đối đãi với sự việc và những người xung quanh. Khi các tâm như tật đố, oán hận, hay phàn nàn nổi lên trong các mâu thuẫn, họ căn bản không ý thức được những thứ đó không phải là bản thân mình, không ý thức được chúng thực ra là cơ hội tốt để họ hướng nội, tu khứ các chấp trước, và đề cao trong tu luyện.
Nếu họ coi những “thống khổ” đó là bất công đối với mình, thì họ sẽ rớt xuống và lần lượt bỏ lỡ các cơ hội quý giá để cải biến chính mình. Đồng thời, nghiệp của họ cũng không được tiêu trừ, và các chấp trước của họ vào tật đố, oán hận có thể bị tà ác gia cường phóng đại. Việc tự kiểm soát bản thân đối với họ sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Tu luyện là vô cùng nghiêm túc và không chờ đợi một ai. Khi một cá nhân bước vào tu luyện, Sư phụ đã thay đổi và an bài lại đường đời của người đó. Nếu họ không vượt qua được một khảo nghiệm trong tu luyện, thì khảo nghiệm khác lại đến. Nếu họ cứ trượt mãi và không tự tu bản thân một cách kiên định theo Pháp, các quan nạn và nghiệp lực tiếp tục tích tụ ngày một lớn hơn, thì sẽ rất khó mà vượt qua được. Cuối cùng, họ có thể từ bỏ tu luyện và hoàn toàn rớt xuống. Trường hợp như vậy có rất nhiều.
Khi những người này tiếp xúc với những kẻ phá hoại Pháp và những người tà ngộ, họ rất dễ bị dụ hoặc và hoàn toàn đi đến chống lại Đại Pháp và làm đủ thứ chuyện phá hoại Pháp và hủy hoại chúng sinh. Trong nhiều năm qua chúng ta đã thấy, cựu thế lực và tà ác vì mục đích hủy diệt chúng sinh đã dùng trăm phương ngàn kế để khiến những người loại này tiếp xúc với nhau.
Khi họ phạm những tội ác này, họ sẽ đánh mất cơ duyên vạn cổ được Đại Pháp cứu độ. Nếu một ngày nào đó họ nhận ra những gì họ đã làm và phải đối mặt với vô lượng chúng sinh mà họ đã hủy, vô số tội ác mà họ đã phạm, cũng như thệ ước mà họ đã lập bằng cả sinh mệnh của mình, hãy tưởng tượng xem họ sẽ ở trong sự đau đớn và cùng cực lớn đến thế nào, trong hoàn cảnh đáng thương biết bao!
Nếu không thực tu bản thân thì thực sự quá nguy hiểm. Chúng ta, các đệ tử Đại Pháp ở cả Trung Quốc và nước ngoài cần nhắc nhở lẫn nhau: Đừng bao giờ coi làm các việc là tu luyện. Trong chứng thực Pháp và giảng chân tướng, chúng ta phải tĩnh tâm học Pháp và học Pháp thật nhiều. Dù bận rộn đến đâu, chúng ta vẫn cần học Pháp, học thuộc Pháp, để lúc nào trong tâm cũng có Pháp. Chúng ta phải lấy Pháp làm kim chỉ nam trong đối đãi với mọi người, mọi việc mà chúng ta gặp, và thực sự chú trọng tu luyện tâm tính. Chúng ta cũng cần phải tống khứ tất cả các chủng loại nhân tâm, như tật đố và oán hận. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể tránh được con đường hủy diệt mà cựu thế lực an bài.
Nếu chúng ta không tống khứ được các nhân tâm bất hảo này, oán trách đồng tu, oán trách người thường, thì sớm muộn gì cựu thế lực tà ác sẽ lèo lái, dần dà kiểm soát chúng ta và khiến chúng ta oán trách Sư phụ và Đại Pháp. Chẳng phải khi đó chúng ta đang đi đến hủy diệt sao?
Tôi đề xuất rằng tất cả các đệ tử Đại Pháp, cả ở Trung Quốc và nước ngoài, không hiếu kỳ xem hay nghe tất cả những thứ mà những kẻ phá hoại Pháp và những người tà ngộ tạo ra. Bởi vì nếu chúng ta theo dõi chúng, ở tầng thứ con người mà nói, chúng ta sẽ làm tăng mức nhấp chuột vào các bài của họ. Còn ở tầng thứ cao hơn, thì chính là cấp thêm năng lượng cho tà ác, khiến chúng càng hăng hái mà làm việc xấu. Đồng thời, chúng ta cũng đang tự làm ô nhiễm bản thân. Vậy nên, chúng ta không được cấp cho chúng bất kỳ thị trường nào cả, ngoài ra, chúng ta phải phát chính niệm để thanh trừ tất cả tà ác đang khống chế họ làm điều xấu một cách không lý trí.
Trên đây chỉ là một chút thể ngộ cá nhân của tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất kỳ điều gì không phù hợp.
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/6/480556.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/8/219430.html
Đăng ngày 25-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.